Đa dạng thành phần loài sinh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học vùng biển ven bờ thái thụy thái bình và những áp lực từ kinh tế xã hội để có các hoạt động bảo tồn​ (Trang 54)

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.Đa dạng thành phần loài sinh vật

3.2.2.1. Th c vật nổi

Kết quả điều tra, phân tích của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2011) đã xác định đƣợc ở vùng nƣớc ven bờ Thái Thụy có 101 loài thực vật nổi, thuộc 50 chi, 29 họ, 17 bộ, 9 lớp thuộc 5 ngành: tảo Silic, tảo Lục, tảo Giáp, tảo Mắt và ngành vi khuẩn Lam với ƣu thế là ngành tảo Silic (trình bày chi tiết tại Phụ lục 1)

Trong tổng số 101 loài tảo và Vi khuẩn lam đƣợc tìm thấy trong khu vực nghiên cứu thì ngành tảo Silic ( acillariophyta là ngành ƣu thế với 82 loài (chiếm 81%) thuộc 36 chi, 17 họ, 8 bộ, 2 lớp. Tiếp đó là ngành Tảo lục (Chlorophyta) với 9 loài (chiếm 9%) thuộc 7 chi, 7 họ, 5 bộ, 4 lớp. Ngành Vi khuẩn lam đứng thứ 3 với 5 loài (chiếm 5%), thuộc 5 chi, 3 họ, 2 bộ, 1 lớp. Ngành Tảo hai rãnh và Tảo mắt ít gặp. Mỗi ngành chỉ có 2 đến 3 loài thuộc 1 chi.

Có nhiều loài thực vật nổi phân bố rộng và thƣờng gặp ở cả môi trƣờng nƣớc lợ và nƣớc mặn nhƣ Lauderia borealis, Skeletonema costatum, Bacteriastrumvarians, Chaetoceroscompresus, Dithiliumsol, Eucampiazoodiacus, Pleurosigma naviculaceum, Nitzschia seriata. Chúng đều là những loài thuộc ngành Tảo silic, trong đó chủ yếu là các loài thuộc lớp tảo silic trung tâm.

3.2.2.2. Th c vật bậc cao

a) Đa dạng thành phần loài

Tập hợp các kết quả điều tra trƣớc đây với kết quả khảo sát tại tháng 1 và tháng 2 2016, đã ghi nhận tại vùng đất ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình có 447 loài thực vật bậc cao có mạch (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia vào rừng ngập mặn, các loài từ nội địa di cƣ đến và thích nghi đƣợc với điều tại khu vực, các loài cây thuộc hệ sinh thái nông nghiệp hoặc khu dân cƣ trong vùng), thuộc 323 chi, 114 họ, 4 ngành thực vật. Trong đó, ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có nhiều loài nhất, 428 loài, 308 chi, 102 họ. Trong ngành này, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 324 loài, thuộc 237 chi, 114 họ; lớp Hành (Liliopsida) có 104 loài thuộc 71 chi, 21 họ thực vật.

Bảng 3.8. C u trúc các taxon thực vật bậc cao có mạch ở v ng đ t ven biển Thái Thụy

Stt Tên taxon Số họ Số chi Số loài

1. Equisetophyta 1 1 1

2. Polypodiophyta 9 11 15

3. Pinophyta 2 3 3

4. Magnoliophyta 102 308 428

Tổng 114 323 447

Mặc dù tổng số loài thực vật trong khu vực nghiên cứu cao nhƣng có đến 136 loài là loài cây trồng, chiếm 30,5% tổng số loài. Các loài cây trồng là những loài phân bố chủ yếu trong các kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu dân cƣ ở phía trong đê.

Tại khu vực khảo sát chính là vùng ĐNN ngoài đê quốc gia, đã ghi nhận có 70 loài thực vật bậc cao, trong đó có các loài chính, trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là: Sú (Aegiceras corniculata (L.) Blanco), Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.), Trang (Kandelia candel (L. Druce , Đƣớc (Rhizophora stylosa Griff.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam.), Mắm (Avicennia marina

(Forsk) Veirh), Xu ổi (Xylocarpus granatum Koenig), Ô rô (Acanthus illcifolius

L.), Ô rô (Acanthus ebracteatus Vahl). Bên cạnh đó, c n có một số loài tham gia ngập mặn tiêu biểu nhƣ: Tra làm chiếu (Hibicus tiliaceus L.), Tra lâm vồ (Thespesia populnea (L.) Soland ex Correa), Giá mủ (Excoecaria agallocha L.)... Đây là các loài thực vật chính tạo nên kiểu thảm thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập ven biển Thái Thụy. Cùng với rừng Phi lao, rừng ngập có vai trò vô cùng quan trọng trong phòng hộ ven biển.

Tại vùng chuyển tiếp giữa rừng ngập mặn và cồn cát vùng triều bên ngoài, hoặc ven các bờ đê ở bên trong, có các loài thực vật đặc trƣng và phổ biến đó là: Ráng biển (Acrostichum aureum L.), Rau sam biển (Sesuvium portulacastrum L.), Cúc tần biển (Pluchea indica L.), Muống biển (Ipomoea pescaprae L.), Dây lức (Phyla nodiflora (L.) Greene), Vạng hôi (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.), Từ bi (Vitex rotundifolia L. f.),... và các loài cây gỗ nhƣ: Giá mủ (Excoecaria agallocha

Về dạng sống, trong tổng số 447 loài có phân bố tại khu vực nghiên cứu, có 142 loài cây chồi trên đất (phanerophytes), chiếm 32%; 44 loài cây chồi sát đất (chamaephytes), chiếm 10%; có 117 loài cây chồi nửa ẩn (hemicryptophytes), chiếm 26%; 50 loài cây chồi ẩn (cryptophytes), chiếm 11% và 92 loài cây sống một năm (therophytes , chiếm 21%.

Hệ thực vật ven biển Thái Thụy có 01 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis K. Khoi), xếp ở mực độ nguy cấp (EN B1+2a,b,c,d . Loài này cũng là loài đặc hữu duy nhất ở vùng ĐNN ven bở, cửa sông châu thổ sông Hồng, đƣợc ghi nhận có trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, còn có 25 loài thực vật khác có tên trong Danh lục đỏ IUCN, đều ở thứ hạng Ít nguy cấp (LC).

b) Thảm thực vật ngập mặn

Do có đặc điểm là có tới 3 vùng cửa sông (Thái Bình-sông Hóa, Diêm Hộ và Trà Lý), nên thảm thực vật ngập mặn phân bố dọc ven bờ biển Thái Thụy. Thảm thực vật ngập mặn Thái Thụy đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những biến động khác nhau, một mặt do quá trình phát triển đƣờng bờ tự nhiên, mặt khác do các hoạt động cải tạo sử dụng đất ven bờ của con ngƣời.

Có thể phân biệt thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật mới trồng ở khu vực Thái Thụy.

Thảm thực vật ngập mặn tự nhiên có các quần xã nhƣ sau:

- Quần ưu thế Bần (Sonneratia caseolaris)& Trang (Kandelia candel).

Phân bố ở cửa sông Thái ình, nơi nền đất mới chƣa thực sự ổn định, chủ yếu ở xã Thụy Trƣờng, tầng tán ƣu thế sinh thái là Bần (Sonneratia caseolari), mật độ trung bình của Bần tại các ô tiêu chuẩn chúng tôi thực hiện khoảng 0,05cây/m2

, chiều cao vút ngọn khoảng 6-8 m, đƣờng kính thân ngang ngực (DBH) 10-20,7 cm. Các cá thể bần sinh trƣởng, phát triển tốt, phân cành nhiều và tạo thành tán rộng, chúng chiếm phần lớn diện tích tầng tán.Tầng dƣới tán làTrang (Kandelia candel)

có mật độ trung bình 0,95 cây/m2, chiều cao từ 4-5 m, đƣờng kính ngang ngực từ 2- 5 cm. Loài tham gia nhƣng không chiếm ƣu thế trong kiểu quần xã này là Sú

(Aegiceras corniculatum). Chúng phân bố rải rác với mật độ rất hạn chế. Các cá thể Sú mọc thành bụi nhỏ, mỗi bụi 2-5 nhánh.Tầng thảm tƣơi là các loài Ô rô (Acanthus bracteatus & A. ilicifolius). Tại hệ sinh thái này, bắt gặp sự tái sinh của

cây mạ và cây con với số lƣợng nhỏ. Những nơi có nhiều ánh sáng, chủ yếu bắt gặp Trang và Sú tái sinh thành từng đám với mật độ tƣơng đối lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quần xã Trang (Kandelia candel), Sú (Aegiceras conrniculatum) & Bần (Sonneratia caseolaris)

Phân bố trải dài qua các xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thái Thƣợng và Thái Đô, nơi có tầng đất bùn dần ổn định, bãi lầy đƣợc nâng lên. Trong kiểu quần xã này, quần thể Trang chiếm ƣu thế về số lƣợng, mật độ trung bình 0,52-0,7 cây/ m2. Chiều cao của các cá thể Trang từ 1,5-2,5 m (chiều cao trung bình khoảng 2m), đƣờng kính thân 2,8-4 cm. Quần thể Sú có mật độ 0,15-0,3 cây/m2

. Chiều cao của Sú từ 1,4-1,6 m, đƣờng kính thân từ 2,5-3,5 cm. Quần thể Bần trong trong kiểu quần xã này hạn chế, mật độ trung bình 0,08 cây/m2. Chiều cao các cá thể Bần từ 4- 7 m (trung bình khoảng 5,5 m , đƣờng kính thân từ 6-16 cm. Các loài cây gỗ trong kiểu thảm thực vật này có mật độ tƣơng đối cao, chúng phân bố ngẫu nhiên, tầng tán có độ che phủ rất lớn. Tầng thảm tƣơi cũng chỉ bắt gặp các loài Ô rô (Acanthus bracteatus & A. ilicifolius). Trong kiểu quần xã này, bắt gặp các cây mạ và cây con tái sinh rất ít.

Quần xã Mắm – Trang + Sú (Aricennia marina - Kandelia candel + Aegiceras conrniculatum).

Quần xã này đặc trƣng cho giai đoạn đầu của diễn thế ven bờ cửa sông châu thổ Bắc Bộ, nơi bùn cát mới đƣợc hình thành, khi bãi lầy còn mềm, mực nƣớc ngập thƣờng xuyên, không phụ thuộc chủ yếu vào nƣớc lên xuống của thủy triều, những cây con của Mắm (Aricennia marina) đến định cƣ đầu tiên nhờ dòng thủy triều đƣa từ vùng ngập. Mắm mọc giai đoạn đầu gần nhƣ thuần loại, tăng trƣởng tốt trong môi trƣờng có cƣờng độ trao đổi muối và ánh sáng mạnh, rễ cây mọc lan nhanh, sau một thời gian bãi đã có cánh rừng mới hình thành. Tuy nhiên, ở một vài chỗ, không phải Mắm mà Sú (Aegiceras conrniculatum) là loài đầu tiên đến định cƣ gần bờ của bãi mới. Sú cũng là loài cây ƣa ánh sáng, tăng trƣởng nhanh trong giai đoạn đầu.

Quầ xã u t ế Cỏ ống (Scirpus eretus Poir), Cỏ lông công (Sporolobus virginicus (L.)Kunth.)

của một số loài nhƣ San đôi (Paspalum distichum L., san nƣớc nƣớc (Paspalum scrobiculatum L. . Do đây là vùng đất mới, nên tại một số vị trí tiếp giáp với rừng ngập mặn xuất hiện một số loài cây rừng ngập mặn tái sinh nhƣ: Sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), Trang (Kandelia candel (L.)Druce).Ngoài ra, tại một khu vực đất đã đƣợc bồi cao hơn, xuất hiện một số loài khác nhƣ Cỏ gấu biển (Cyperus stolonifer Retz.), Cỏ gà (Cynodon dactylon (L. Pers …

Quần ưu thế Rau muống biển - Ipomoea pescaprae L. , Cỏ lông chông - Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.Cỏ gà - Cynodon dactylon (L.)Pers.

Là quần xã thực vật tiên phong, hình thành trên dải cát mới hình thành ven biển, chịu ảnh hƣởng của thủy triều, nhƣng đất cát giữ nƣớc kém. Đây là kiểu thảm tƣơng đối điển hình, chịu ảnh hƣởng của điều kiện thổ nhƣỡng trong quá trình hình thành. Dải phân bố quần xã hẹp, bề ngang quần xã thƣờng từ vài mét đến chục mét, tính từ mức thủy triều độ 0 đến hết mực nƣớc triều cƣờng trung bình hàng ngày.

Thành phần loài cũng nhƣ số lƣợng các cá thể trong các quần thể trong quần xã là rất thấp so với một số kiểu quần xã khác. Thành phần loài là các loài thân cỏ, bò lan trên mặt đất, chịu đƣợc hạn và độ mặn cao nhƣ Rau muống biển - Ipomoea pescaprae L., Cỏ lông chông - Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.Cỏ gà - Cynodon dactylon (L.) Pers., Từ bi - Vitex rotundifolia L. f…. Chiều cao cây trong quần xã thấp hơn 1 m, với mật độ che phủ khoảng 30%. Bên cạnh các loài chính ở trên có thể gặp các đại diện thân thảo, dây leo khác nhƣ Sơn Cúc biển (Weddelia biflora),

Vạ Vôi (Clerodendron inermer). Một số loại cây khác mọc rải rác nhƣ Tra

(Hibiscus tiliaceus). Những quần xã đặc trƣng nhất cho kiểu thảm này thƣờng tồn tại trên các bãi cát, dải cát mới hình thành ngoài biển, ít chịu tác động của con ngƣời. Quần xã có tính thích ứng sinh thái chịu mặn cao, chịu đƣợc độ mặn và thoát nƣớc nhanh, khô hạn theo chu kỳ ngắn.

Thảm th c vật ngập mặn trồng có các quầ xã sau:

- Quần xã Trang (Kandelia candel (L.) Druce.): Đây là kiểu quần xã rừng trồng, có độ tuổi khoảng trên dƣới 20 năm. Phân bố ở Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô. Khi trồng, chúng là quần thể Trang thuần loài, sau đó có sự xuất hiện rải rác của một số cá thể Bần với số lƣợng hạn chế. Trong kiểu quần xã này, chiều cao các cá thể Trang từ 2,5-3 m (trung bình khoảng 2,7 m ; đƣờng kính từ 3,8 - 8,0 cm (trung bình khoảng 6 cm). Mật độ của Trang trong kiểu quần xã này khoảng 1 cây/m2. Vì đây là rừng trồng, nên chúng phân bố tƣơng đối đều. Tầng

dƣới tán là Ô rô – Acanthus illicifolius L., chúng phân bố thành từng quần thể nhỏ. Trong quần xã này, số lƣợng cây mạ tái sinh của Trang không lớn.

- Quần xã Bần (Sonneratia caseolaris): Đây là kiểu rừng trồng thuần loài Bần. Phân bố ở Thái Thƣợng và Thái Đô. Các cá thể có độ tuổi, chiều cao, đƣờng kính tƣơng đối đều nhau. Do đƣợc trồng trên đất trống, nền đất đã tƣơng đối ổ định, chịu tác động của thủy triền hạn chế hơn, do đó trong kiểu quần xã này không có sự xâm nhập của các loài cây ngập mạn khác.

- Quần xã Phi Lao trồng : Kiểu quần xã này chủ yếu ở Cồn Đen, Thái Đô và một phần của Thụy Trƣờng. Chúng có độ tuổi tƣơng đối đều nhau, xen lẫn một số cây con tái sinh; các cá thể chủ yếu có chiều cao từ 4,5-7,5 m, đƣờng kính ngang ngực từ 7,5-15 cm; mât độ trung bình 0,45-0,5 cây/m2. Tại vị trí của ô tiêu chuẩn, tầng cỏ quyết chỉ bắt gặp một số cá thể Muống biển - Ipomoea pescaprae L. Tại quần xã Phi lao, còn bắt gặ các cá thể của một số loài thích nghi đƣợc điều kiện trên các dải cát ven biển nhƣ àng (Terminalia catappa L.), Tra (Hibiscus tiliaceus L.), Tra lâm vồ (Thespesia populnea (L.) Soland.ex Correa), Hếp (Scaevola taccada …; các loài cây bụi nhƣ Vạng hôi (Clerodendrum inerme (L.) Gaertn.), Ngũ sắc (Lantana camara L.), Dứa gỗ (Pandanus tectorius Parkinson ex Du) …; các loài cây thảo chủ yếu là Ráng biển (Acrostichum aureum L.), các loài thuộc họ Asteraceae, họ Rubiaceae, họ Solanaceae, họ Cyperaceae, họ Poaceae…

c) Thảm thực vật trong đê quốc gia

- Quần xã cây trồ qua k u dâ :

Trong kiểu quần xã này có nhiều loài thực vật đƣợc trồng với nhiều mục đích khác nhau, nhƣ cây bóng mát: chủ yếu là các loài cây gỗ, sinh trƣởng và phát triển nhanh, có tán rộng nhƣ Xà cừ (Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss.),, Bàng (Terminalia catappa), Bằng lăng (Lagestroemia speciosa) ...; cây cảnh: chủ yếu là các loài cây trồng trong các công sở, nhà dân và một và tuyến phố nhƣ các loài họ Tuế (Cycas spp.), các loài thuộc họ Cau dừa (Arecaceae , , Đa, Si, Sanh (Ficus

spp. .... Các loài hoa nhƣ Trang (Ixora spp.), Dâm bụt (Hibicus spp. …; các loài cây ăn quả nhƣ Nhãn (Dimocarpus longan), Vải (Litchi chinensis), Mít (Artocarpus leterophylla), ƣởi (Citrus grandis), Chanh (Citrus aurntifolia)....

nhau.Lúa nƣớc và hoa màu là các quần xã cây trồng chính.Lúa đƣợc trồng ở vào 2 vụ chính.Hoa màu chủ yếu là cây vụ đông. Các cây màu chính có Ngô, Khoai, các loại Đậu, Vừng, Lạc, các loại khoai... Trong kiểu hệ sinh thái này, các loài thực vật tham gia chủ yếu là các loài cây thảo thuộc họ Cỏ (Poaceae), Cói (Cyperaceae), các loài thực vật nổi và thực vật thủy sinh.

3.2.3. Động vật nổi

Kết quả phân tích các mẫu vật thu đƣợc trong đợt khảo sát vào tháng 01/2016 tại các thủy vực ở vùng đất ngập nƣớc Thái Thụy, tỉnh Thái ình đã xác định 84 loài và nhóm loài động vật nổi xếp trong 4 ngành động vật không xƣơng sống, 6 lớp, 10 bộ, 39 họ và 54 giống (Phụ lục ). Trong số các loài đã ghi nhận đƣợc, phân lớp Giáp xác chân chèo có số loài nhiều nhất với 62 loài (chiếm 73.8% tổng số loài), tiếp đến là nhóm Giáp xác râu chẻ Cladocera (9 loài, chiếm 10.7% tổng số loài); Trùng bánh xe Rotifera (3 loài; chiếm 3.6%); ấu trùng giáp xác mƣời chân Decapoda (3 loài; 3.6%); Thủy tức Hydrozoa (3 loài; 3.6%); Tôm cám Mysida (3 loài; 3.6% và Hàm tơ Chaetognatha (1 loài; 1.2% . Cấu trúc phân loại học của các taxon trong nhóm động vật nổi cho thấy tỉ lệ số loài/số giống đạt 1.6; số giống/số họ đạt 1.4 và số họ/số bộ đạt 3.9. Điều này cho thấy mức độ đa dạng loài ở cấp họ và giống thƣờng cao hơn ở cấp độ loài. Tập hợp với kết quả điều tra của Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự (2011), thành phần loài động vật nổi vùng nƣớc ven bờ Thái Thụy đã biết là 119 loài thuộc 4 ngành động vật không xƣơng sống, 6 lớp, 10 bộ, 50 họ và 74 giống.

Thành phần loài động vật nổi các thủy vực ven bờ Thái Thụy có thể chia thành 3 nhóm loài: nhóm loài nƣớc mặn có thích nghi rộng với độ muối, những loài nƣớc lợ chính thức và nhóm loài nƣớc ngọt.

Theo các sinh cảnh, các cửa sông là khu vực có mật độ động vật nổi cao nhất, dao động từ 1715 – 11524 con/m3, tiếp đến là khu vực kênh rạch trong rừng ngập mặn với mật độ động vật phù du 4653 – 8857 con/m3. Trong các dạng sinh cảnh này nhóm Giáp xác chân chèo hoàn toàn chiếm ƣu thế về mật độ với tỉ lệ dao động từ 77.4 – 95.4%, các nhóm khác chiếm tỉ lệ không đáng kể, mặc dù vẫn bắt gặp trong các mẫu định lƣợng.

Các điểm khảo sát ở khu vực bãi triều ngoài rừng ngập mặn cho thấy mật độ động vật nổi tƣơng đối ổn định, dao động từ 3347 – 4163 con/m3

. Trong các mẫu định lƣợng chỉ thấy xuất hiện nhóm Giáp xác chân chèo (chiếm 86.3 – 92.7% mật

độ chung và nhóm động vật nổi khác (Malacostraca, Hydrozoa, Chaetognatha) chiếm tỉ lệ từ 7.3 – 13.3%. Sinh cảnh đầm nuôi thủy sản có mật độ động vật nổi thấp nhất, dao động từ 429 – 1061 con/m3.Trong thành phần, Giáp xác chân chèo vẫn chiếm ƣu thế về mật độ (từ 48.5 – 89.2%).

ết quả tính toán chỉ số đa dạng Shannon-Wiener của nhóm động vật phù du (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng sinh học vùng biển ven bờ thái thụy thái bình và những áp lực từ kinh tế xã hội để có các hoạt động bảo tồn​ (Trang 54)