0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TRƯỜNG THỊNH​ (Trang 59 -60 )

Bộ Công thƣơng vừa trình Thủ tƣớng dự thảo mới nhất nghị định thay thế nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu. Trong dự thảo này, Bộ có mở rộng thêm quyền tăng giá cho DN xăng dầu.

Các DN xăng dầu đƣợc quyền tăng giá bán trong phạm vi 3% thay vì ở mốc phạm vi 2% nhƣ trƣớc đây, khi các yếu tố đầu vào cấu thành giá cơ sở biến đổi tăng 3% so với giá bán lẻ hiện hành.

Trƣờng hợp giá cơ sở tăng vƣợt 3-7% so với giá bán lẻ hiện hành, DN xăng dầu phải gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh tới liên Bộ Công thƣơng – Tài chính trƣớc thời gian điều chỉnh hai ngày làm việc. Quá thời hạn trên mà cơ quan Nhà nƣớc không có ý kiến thì thƣơng nhân đƣợc quyền tăng giá bán đến mức 3%. Khoảng còn lại, 4% sẽ do cơ quan điều hành giá của Nhà nƣớc điều chỉnh trong năm ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc quyết định điều chỉnh giá.

Trƣờng hợp có biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá xăng dầu làm ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân, Thủ tƣớng Chính phủ sẽ công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá xăng dầu.

Cũng theo dự thảo nghị định mới, dữ liệu giá xăng dầu thế giới sẽ tính giá cơ sở, làm căn cứ điều chỉnh giá sẽ đƣợc lấy trong 15 ngày cuối của chu kỳ dự trữ 30 ngày, thay vì 15 ngày đầu nhƣ dự thảo trƣớc. Thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày dƣơng lịch đối với trƣờng hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày đối với trƣờng hợp giảm giá. Khoảng thời gian giữa hai lần giảm giá và số lần giảm giá không bị hạn chế.

Mặt khác dự thảo nghị định mới cũng quy định quyền điều chỉnh giá xăng dầu đƣợc chuyển từ Bộ Tài chính sang Bộ Công thƣơng.

Tuy nhiên, bên cạnh cho phép DN đƣợc tăng giá bán cao hơn quy định trƣớc, dự thảo nghị định mới vẫn không giải quyết đƣợc vẫn đề liên quan cách tính giá cơ sở vốn đƣợc xem làm mấu chốt trong quản lý kinh doanh xăng dầu.

Nếu nhìn nhận một cách kỹ lƣỡng hơn ta có thể thấy rằng, giá cơ sở khá rắc rối và ít ý nghĩa trong bảo đảm quyền kinh doanh thị trƣờng và quản lý Nhà nƣớc theo thị trƣờng, dễ tạo ra ngộ nhận và lạm dụng, cũng nhƣ làm méo mó giá cả và xu hƣớng thị trƣờng.

Chính vì thế, Bộ Công thƣơng cần đƣa ra công thức tính giá xăng dầu theo hƣớng quy định lại cụ thể những chi phí cứng và chi phí mềm. Phần chi phí cứng sẽ bao gồm những chi phí thực của DN để có một lít xăng dầu đến tay ngƣời tiêu dùng. Phần mềm, bao gồm các khoản thu ngân sách do Nhà nƣớc quy định. Phần cứng thì DN đƣợc điều chỉnh theo giá thị trƣờng, do DN tính toán và có kiểm toán.

Chỉ có nhƣ vậy thì DN mới hoạt động tốt và ngƣời dân cũng không có nhiều bất mãn về thị trƣờng xăng dầu cũng nhƣ tránh đƣợc việc đầu cơ ép giá làm nũng loạn thị trƣờng, khiến nền kinh tế nƣớc ta ngày càng bất ổn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TRƯỜNG THỊNH​ (Trang 59 -60 )

×