Với khả năng đảm bảo độ chính xác định vị hàng chục mét đến vài ba mét (định vị tuyệt đối), thậm chí đến cỡ centimét, milimét (định vị tương đối) trên phạm vi toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết, vào bất cứ lúc nào, hệ thống GPS đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
1.4.1.1. Ứng dụng GPS trên sông, biển 1. Hoạt động giao thông thủy
- Dẫn đường trên sông ngòi, kênh rạch; - Theo dõi, giám sát giao thông trên biển.
2. Khai thác dầu khí
- Phục vụ khai thác: đo vẽ thủy đạc, đo địa chấn, đo vẽ khu vực dự báo có dầu, đo vẽ phục vụ việc lắp đặt đường ống;
- Định vị tàu khoan, thiết bị hồi âm;
- Xác định các khu vực tích tụ dầu, các bồn chứa dầu.
3. Đo vẽ thủy đạc
Đo vẽ hải đồ chính xác, đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển, phát hiện các vật cản nguy hiểm cho hàng hải.
1.4.1.2. Ứng dụng GPS trên đất liền và trên không
- Đạo hàng và định vị các phương tiện giao thông vận tải trên bộ; - Các dịch vụ an toàn cứu hộ;
- Theo dõi hoạt động của đường sắt;
- Dẫn đường bay, điều khiển cất cánh, hạ cánh tại các sân bay.
1.4.1.3. Ứng dụng GPS trong trắc địa
- Trong đo đạc địa chính: ứng dụng thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp đo PPK hoặc RTK;
- Lưới khống chế trắc địa: ứng dụng thành lập các mạng lưới có độ chính xác cao (như lưới nhà nước hạng I, II) tới độ chính xác thấp hơn như lưới hạng I, II và lưới khống chế ảnh;
- Theo dõi biến dạng cục bộ: nhằm theo dõi lún do khai thác mỏ hoặc biến dạng công trình;
- Theo dõi biến dạng toàn bộ: như hoạt động kiến tạo của địa tầng, sự trôi dạt của các lục địa.