Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, trưởng phòng tổ chức hành chính VietinBank Thái Nguyên để tìm hiểu về chất lượng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietinbank Thái Nguyên qua các năm.

- Điều tra khảo sát: Để có cái nhìn tổng thể về chất lượng nguồn nhân lực và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietinbank Chi nhánh Thái Nguyên cần điều tra 2 đối tượng là Khách hàng, đối tác của ngân hàng và cán bộ nhân viên làm việc tại Vietinbank Thái Nguyên. Việc điều tra đối

khách hàng và đối tác của Vietinbank, cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó cho thâycông tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thực sự mang lại hiệu quả. Hàng năm, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện khảo sát khách hàng ở các chi nhánh để đảm bảo tính khách quan. Vietinbank Chi nhánh Thái Nguyên luôn được đánh giá mức độ hài lòng từ phía khách hàng tương đối cao. Do khối lượng khách hàng, đối tác lớn và hạn chế về mặt thời gian, trong khuôn khổ luận văn, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ 173 cán bộ đang làm việc tại Vietinbank Thái Nguyên.

- Mục tiêu: Khảo sát CBNV của Vietinbank Thái Nguyên về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp công việc, mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ... Khảo sát đánh giá của cán bộ công nhân viên về kỹ năng mềm của nguồn nhân lực tại Vietinbank Thái Nguyên.

- Cấu trúc bảng hỏi: Bảng câu hỏi thu thập các thông tin mà người lao động cảm nhận, đánh giá khách quan nhất về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietinbank Thái Nguyên: công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, công tác đào tạo và phát triển, chế độ lương thưởng... Đồng thời người lao động đưa ra các ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng

- Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert từ 1-5 điểm để đánh giá cho điểm từng biến số. Kết quả điểm trung bình của các biến được xếp loại như sau:

Bảng 2.1. Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,2 - 5,0 Rất tốt

4 3,20 - 4,19 Tốt

3 2,60 - 3,19 Trung bình

2 1,8 - 2,59 Yếu

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các tài liệu đã được công bố, báo cáo, số liệu thống kê tình hình nhân sự của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên qua các thời kỳ từ các nguồn như: giáo trình, sách, luận văn, Internet, nghiên cứu trên các tạp chí đã xuất bản… Các tài liệu này được cung cấp từ bộ phận nhân sự và bộ phận tổng hợp của chi nhánh.

- Lấy ý kiến đánh giá của giám đốc, các phó giám đốc, trưởng phòng nhân sự ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên và các ngân hàng khác trên địa bàn về chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó nhà nghiên cứu có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với đơn vị.

- Mục tiêu: Thu thập và tổng hợp các kết quả đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ đó phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực gồm thể lực, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức của cán bộ và công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Vietinbank Thái Nguyên. Qua đó thấy được các thông tin cần cập nhật mới để việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Nhập số liệu trên phần mềm Excel để tổng hợp và tính toán kết quả phiếu điều tra, làm căn cứ chứng minh cho các nghiên cứu.

- Tổng hợp các số liệu bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị, sơ đồ: Dùng các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị được sử dụng kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê.

Sử dụng phương pháp đồ thị để nhìn nhận và đánh giá một cách trực quan và sinh động nhất về việc thay đổi số liệu qua các năm về thực trạng nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên.

Sau khi tổng hợp và phân tích được số liệu sẽ hệ thống hóa dữ liệu, đưa ra các phân tích tổng hợp, đánh giá cơ bản ưu, nhược điểm đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu.Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng:

 Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này, sau khi tiến hành khảo sát nhân viên và khách hàng của ngân hàng, tác giả tiến hành công việc tổng hợp dữ liệu và so sánh phân tích trên chương trình Excel.

Phương pháp so sánh

Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2014-2016 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên nhằm đánh giá mức độ tăng giảm của các số liệu và chỉ tiêu theo từng năm và đưa ra các kết luận về chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến

Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động theo thời gian bao gồm:

*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính:  i yiy1 ; i 2, 3,... Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian.Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ

vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.

Công thức tính: 1 ; 2,3,.. i i i y t i n y  

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó *) Tốc độ tăng (hoặc giảm)

+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)

Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.

Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)

hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu đánh giá trạng sức khỏe của nguồn nhân lực

Trạng thái sức khỏe không chỉ nói về thể lực thể trạng con người như sự dẻo dai, bệnh tật... mà còn gồm cả những yếu tố về tinh thần, tâm lý, mức độ thoải mái...Sức khỏe người lao động được đánh giá qua một số chỉ tiêu chủ yếu như: tuổi thọ bình quân, chiều cao, cân nặng trung bình. Với tiêu chí này phải thực tế cân đo, kiểm tra sức khỏe, để từ đó đánh giá, phân loại sức khỏe người lao động dựa trên những tiêu chí nhất định. Bộ y tế chia sức khỏe người lao động 3 loại:

+ Sức khỏe loại A: Thể lực tốt, không bệnh gì + Sức khỏe loại B: Thể lực trung bình

+ Sức khỏe loại C: Thể lực yếu, không đủ khả năng lao động

Việc thăm khám sức khỏe phải được tiến hành định kỳ, đều đặn. Đánh giá thể lực nguồn nhân lực theo công thưc sau:

Tỷ lệ LĐ Theo độ tuổi/giới tính =

Số lượng LĐ theo độ tuổi/giới tính

x100 Tổng số lao động

Tỷ lệ LĐ có sức khỏe loại i =

Số lượng LĐ có sức khỏe loại i

x100 Tổng số lao động

Chỉ tiêu trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực

- Trình độ văn hóa phản ánh chất lượng NNL cung cấp cho xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Những chỉ tiêu đánh giá: tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ đi học, tỷ lệ đi học cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật, thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyển môn, nghề nghiệp cụ thể nào đó. Đó là trình độ được đào tạo ở trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học...). Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở các cấp bậc mà LĐ đã qua đào tạo và được cấp văn bằng, chứng chỉ. Đó là cơ sở đánh giá trình độ và năng lực chuyên môn của NLĐ. Bên cạnh đó, văn bằng chứng chỉ rất quan trọng trong tuyển dụng, bố trí công việc và trả lương cho người lao động. Trình độ chuyên môn của NNL được đo bằng: tỷ lệ cán bộ trung cấp, tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học, sau đại học.

Trình độ kỹ thuật dùng chỉ ở trình độ của người được đào tạo, được trang bị những kiến thức nhất định, kỹ năng thực hành về công việc. Trình độ kỹ thuật được đo bằng các chỉ tiêu: số lao động được đào tạo và lao động phổ thông, số người có bằng kỹ thuật và không có bằng, trình độ tay nghệ theo bậc thợ.

Chỉ tiêu nghiên cứu về trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được tính như sau:

Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn (chuyên môn, kỹ

năng) loại i

=

Số lượng LĐ có trình độ học vấn (chuyên môn, kỹ năng) loại i

x 100 Tổng số lao động

Chỉ tiêu thể hiện kết quả công việc của nguồn nhân lực

Ban lãnh đạo muốn sử dụng kết quả đánh giá công việc để sử dụng cho các mục đích khác nhau: xem xét nguồn nhân lực, đào tạo, khuyến khích nhân viên, trả lương, trao quyền lực. Dựa vào kết quả công việc để ra các quyết định trả lương và tăng lương cho NLĐ. Kết quả công việc được đánh giá ở mức độ hoàn thành công việc: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, chưa hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Một hệ thống đánh giá tốt sẽ có tính khuyến khích nhân viên, tăng hiệu quả công việc.

Các chỉ tiêu thể hiện năng lực, phẩm chất của người lao động

Thể hiện sự hiểu biết và nhận thức về chính trị, xã hội, thái độ chính trị, phẩm chất tư tưởng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, sự yêu nghề, say mê với nghề. Đây là chỉ tiêu định tính, được thể hiện qua các mặt: Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc, truyền thống về văn hóa, văn minh dân tộc, phong tục, tập quán, lối sống...

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1988 trên cơ sở thành lập các ngân hàng chuyên doanh, chuyển đổi từ ngân hàng Nhà Nước tỉnh, Ngân hàng Công Thương Thái Nguyên được thành lập trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Năm 2006 Ngân hàng Công Thương tỉnh Thái Nguyên tách ra làm 3 chi nhánh hoạt động độc lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Ngân hàng Công Thương Tỉnh Thái Nguyên; Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Lưu Xá và Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Sông Công.

Năm 2008, theo đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, Ngân hàng Công thương Thái Nguyên chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên viết tắt là Vietinbank Thái Nguyên.

Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thái Nguyên là huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay các tổ chức, cá nhân, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,…

Từ cơ sở vật chất ban đầu là đi thuê của Ngân hàng Nhà Nước, ngày nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên đã có trụ sở khang trang, sạch đẹp tại địa chỉ: Số 62 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trụ sở chính của Ngân Vietinbank Thái Nguyên nằm ở trung tâm Thành phố trực thuộc tỉnh, dân số đông đúc, có nhiều cơ quan hành chính sự

nghiệp, nhiều trường đại học lớn. Thái Nguyên còn là thành phố công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: Quặng mỏ, sắt, thép, xi măng… hoạt động thương mại khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế năng động như vậy trên địa bàn hiện cũng có hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động với trên 60 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng về đây hoạt động tạo ra sự sôi động và cạnh tranh hết sức quyết liệt.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thái Nguyên hiện có hơn 170 nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học, chi nhánh có 6 phòng chức năng (Phòng kế toán giao dịch, phòng bán lẻ, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, phòng tiền tệ kho quỹ) dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc gồm: một Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Tất cả các phòng ban trong chi nhánh đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một NHTM. Vietinbank Thái Nguyên là đơn vị phụ thuộc vào NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng. Trong những năm qua Vietinbank Thái Nguyên đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 38)