Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1988 trên cơ sở thành lập các ngân hàng chuyên doanh, chuyển đổi từ ngân hàng Nhà Nước tỉnh, Ngân hàng Công Thương Thái Nguyên được thành lập trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Năm 2006 Ngân hàng Công Thương tỉnh Thái Nguyên tách ra làm 3 chi nhánh hoạt động độc lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Ngân hàng Công Thương Tỉnh Thái Nguyên; Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Lưu Xá và Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Sông Công.

Năm 2008, theo đề án cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, Ngân hàng Công thương Thái Nguyên chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên viết tắt là Vietinbank Thái Nguyên.

Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thái Nguyên là huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay các tổ chức, cá nhân, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ tài trợ thương mại, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,…

Từ cơ sở vật chất ban đầu là đi thuê của Ngân hàng Nhà Nước, ngày nay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên đã có trụ sở khang trang, sạch đẹp tại địa chỉ: Số 62 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Trụ sở chính của Ngân Vietinbank Thái Nguyên nằm ở trung tâm Thành phố trực thuộc tỉnh, dân số đông đúc, có nhiều cơ quan hành chính sự

nghiệp, nhiều trường đại học lớn. Thái Nguyên còn là thành phố công nghiệp, có nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: Quặng mỏ, sắt, thép, xi măng… hoạt động thương mại khá nhộn nhịp. Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế năng động như vậy trên địa bàn hiện cũng có hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động với trên 60 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng về đây hoạt động tạo ra sự sôi động và cạnh tranh hết sức quyết liệt.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Thái Nguyên hiện có hơn 170 nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học, chi nhánh có 6 phòng chức năng (Phòng kế toán giao dịch, phòng bán lẻ, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, phòng tiền tệ kho quỹ) dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc gồm: một Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Tất cả các phòng ban trong chi nhánh đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một NHTM. Vietinbank Thái Nguyên là đơn vị phụ thuộc vào NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng. Trong những năm qua Vietinbank Thái Nguyên đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và theo đúng luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, Nghị định của Chính phủ, các chủ trương chính sách của ngành ngân hàng và của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam.

Hiện nay mạng lưới phòng giao dịch Vietinbank Thái Nguyên trải dài trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận bao gồm:

- 16 phòng giao dịch: trong đó 8 phòng giao dịch loại I (PGD Đán, Núi Voi, Lương Ngọc Quyến, Tân Lập, Gia Sàng, Tân Long, Đại Từ, Phú Lương) và 8 phòng giao dịch loại II (PGD Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Đồng Quang, Quán Triều, Mỏ Bạch, Trưng Vương, Tân Thịnh).

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ

Sơ đồ 3.1. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý tại Vietinbank Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên hoạt động theo cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng. Với cơ cấu tổ này, tất cả mọi phòng ban trong chi nhánh sẽ chịu sự điều hành trực tiếp từ ban lãnh đạo của chi nhánh. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc

- Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh doanh trong cơ quan theo quyền hạn của chi nhánh theo pháp luật. Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của chi nhánh, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra các phòng ban của chi nhánh về việc thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định Bộ luật lao động.

- Phó Giám đốc phục trách: Là người giúp việc cho Giám đốc điều hành các công việc ở các khối phòng ban cụ thể. Phó Giám đốc phụ trách thực hiện quyền hạn của mình theo ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về trách nhiệm được giao.

BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG BÁN LẺ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG GIAO DỊCH LOẠI I PHÒNG GIAO DỊCH LOẠI II

Phòng Tổ chức hành chính

- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các hướng dẫn của ngành đối với công tác tổ chức cán bộ, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh; Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo; Quản lý lao động, xây dựng nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn văn hóa doanh nghiệp, kỷ luật lao động trong Vietinbank Thái Nguyên; Phụ trách công tác thi đua trong toàn đơn vị.

- Thực hiện về công tác quản lý tài sản và công tác hành chính của Chi nhánh: Bảo vệ, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ quan; Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Vietinbank Thái Nguyên.

Phòng Tổng hợp tiếp thị

- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn. Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.

- Đầu mối tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh. Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng và giao kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh.

- Phụ trách các công tác đối ngoại, cung cấp số liệu, hồ sơ, chứng từ cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu.

- Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.

- Chịu trách nhiệm hậu kiểm công tác kế toán của toàn chi nhánh.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến vốn VNĐ, ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng: nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh, các hình thức tín dụng khác.

- Tham mưu cho ban Giám đốc chi nhánh tổ chức hoạt động kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của NHCT trong từng thời kỳ và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao.

- Phòng KHDN có chức năng đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện chính sách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay.

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng chế độ của ngành, quy định của nhà nước, thực hiện thu nợ đầy đủ gốc lãi, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ trong và sau cho vay; quản lý các khoản nợ có vấn đề và tìm biện pháp thu hồi các khoản vay này.

- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác có liên quan cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

- Trực tiếp, phối hợp cùng các bộ phận liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, bán các sản phẩm tài trợ thương mại đối với khách hàng và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho khách hàng; thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh cho các KHDN và KHBL theo quy định, quy trình nghiệp vụ hiện hành.

Phòng Bán lẻ

- Tham mưu, đề xuất thính sách và kế hoạch cho ban lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh/PGD phù hợp với định hướng của NHCT trong từng thời kỳ và chế độ, quy định hiện hành của NHCT; Chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kê hoạch bán lẻ được giao trong từng thời kỳ.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho nhóm sản phẩm bán lẻ/ Chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới,

chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các khách hàng; Tìm hiểu thông tin khách hàng, khai thác các nhu cầu tài chính của khách hàng nhằm tư vấn và cung cấp các gói SPDV cũng như giải pháp tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng;

- Thực hiện thẩm định khách hàng, hoạt động SXKD, tài chính, đề xuất quyết định cho vay đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô, thực hiện theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ gốc lãi đầy đủ, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Phòng Kế toán giao dịch

- Tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ… tại chi nhánh; lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế; Lập bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định hiện hành.

- Giao dịch với khách hàng và xử lý các giao dịch mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thanh toán quốc tế, cung ứng séc, thu chi tiền mặt, nhận gửi rút tiết kiệm, huy động vốn, cung cấp sao kê và chứng từ giao dịch cho khách hàng, thực hiện các giao dịch khác với khách hàng khi có yêu cầu.

- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp giữa các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phòng.

Phòng Tiền tệ kho quỹ

- Thực hiện quản lý kho tiền, tài sản đảm bảo, quản lý ấn chỉ quan trọng và giấy tờ có giá.

- Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt ở tại trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch, cân đối tiền mặt với nhu cầu thu chi thực tế. Đảm bảo lượng tồn quỹ tại các thời điểm trong ngày tối ưu nhất.

- Chịu trách nhiệm kiểm đếm, đóng bó tiền và nộp về NHNN theo đúng quy định.

- Tiếp quỹ, hoàn quỹ cho các PGD và các máy ATM thuộc quản lý của chi nhánh.

- Thu giữ và nộp các loại tiền giả về NHNN theo đúng quy định. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo tiền mặt định kỳ và nộp về NHNN.

Các phòng giao dịch loại I

- Giúp việc cho ban Giám đốc trong công tác giao dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các giao dịch với khách hàng theo đúng chế độ, quy định của nhà nước, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ban hành và các quy định nội bộ của chi nhánh

- Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Thực hiện cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu vi mô, huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng.

Các phòng giao dịch loại II

- Thực hiện huy động vốn ngắn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam theo các thể thức thích hợp được NHNN cho phép, được tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định.

- Thực hiện đảm bảo công tác tiếp thị các sản phẩm các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

- Tìm kiếm và giải ngân đối với các KHCN có nhu cầu vay vốn.

- Thực hiện đảm bảo an toàn tiền mặt và các giấy tờ có giá theo quy định.

3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động ngân hàng, huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh

của Vietinbank Thái Nguyên khi so sánh với nhiều NHTM khác trên địa bàn. Với mạng lưới các phòng giao dịch tương đối nhiều, cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi , thay đổi tác phong giao dịch, phát triển nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank Thái Nguyên luôn có sự tăng trưởng cao, giữ vững thị phần huy động trên địa bàn và ngày càng tạo được niềm tin trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của TCKT 1.079.582 1.345.322 1.547.120 265.740 124,62 201.798 115,00

Không kỳ hạn 292.784 458.521 527.299 165.737 156,61 68.778 115,00

Kỳ hạn < 12 tháng 240.554 288.665 331.965 48.111 120,00 43.300 115,00

Kỳ hạn > 12 tháng 546.244 598.136 687.856 51.892 109,50 89.720 115,00

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 2.525.378 3.227.429 4.691.787 702.051 127,80 1.464.358 145,37

Không kỳ hạn 74.807 78.547 90.329 3.740 105,00 11.782 115,00

Kỳ hạn < 12 tháng 2.005.084 2.681.121 3.485.457 676.037 133,72 804.336 130,00

Kỳ hạn > 12 tháng 445.487 467.761 1.116.001 22.274 105,00 648.240 238,58

Tổng 3.604.960 4.572.751 6.238.907 967.791 126,85 1.666.156 136,44

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Từ năm 2014 đến năm 2016, Vietinbank Thái Nguyên nhờ việc phối hợp áp dụng nhiều biện pháp đúng đắn trong công tác huy động đã giúp tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Thái Nguyên liên tục tăng với tốc độ ngày càng cao.

Năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 4.572.751 triệu đồng, tăng 967.791 triệu đồng so với năm 2014 (tương đương tăng 26,85% so với năm 2014). Năm 2015, ngân hàng Nhà Nước thắt chặt và tăng cường kiểm tra giám sát việc

tuân thủ quy định lãi suất huy động, các ngân hàng TMCP trên địa bàn tung ra một loạt chính sách ưu đãi về lãi suất, thị trường huy động cạnh tranh hết sức gay gắt. Với sự chỉ đạo đúng đắn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi, áp dụng các chương trình lì xì đầu năm, quay số dự thưởng, quà tặng... Vietinbank Thái Nguyên vẫn giữ vững được thị phần trên địa bàn.

Năm 2016 trên địa bàn tỉnh liên tục diễn ra các cuộc giải phóng mặt bằng của những dự án lớn như dự án đường Bắc Sơn, dự án An Lạc Viên, dự án hai bên bờ Sông Cầu. Người dân có khoản tiền nhàn rỗi từ đền bù đất. Không bỏ lỡ cơ hội đó, với sự chỉ đạo hết sức sát sao của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Vietinbank Thái Nguyên cùng góp sức, đồng lòng, làm nên con số huy động vốn rất ấn tượng. Năm 2016 tổng nguồn đạt 6.238.907 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 1.666.156 triệu đồng (tương đương tăng 36,44%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 46)