Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động ngân hàng, huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh

của Vietinbank Thái Nguyên khi so sánh với nhiều NHTM khác trên địa bàn. Với mạng lưới các phòng giao dịch tương đối nhiều, cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi , thay đổi tác phong giao dịch, phát triển nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank Thái Nguyên luôn có sự tăng trưởng cao, giữ vững thị phần huy động trên địa bàn và ngày càng tạo được niềm tin trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của TCKT 1.079.582 1.345.322 1.547.120 265.740 124,62 201.798 115,00

Không kỳ hạn 292.784 458.521 527.299 165.737 156,61 68.778 115,00

Kỳ hạn < 12 tháng 240.554 288.665 331.965 48.111 120,00 43.300 115,00

Kỳ hạn > 12 tháng 546.244 598.136 687.856 51.892 109,50 89.720 115,00

Tiền gửi tiết kiệm cá nhân 2.525.378 3.227.429 4.691.787 702.051 127,80 1.464.358 145,37

Không kỳ hạn 74.807 78.547 90.329 3.740 105,00 11.782 115,00

Kỳ hạn < 12 tháng 2.005.084 2.681.121 3.485.457 676.037 133,72 804.336 130,00

Kỳ hạn > 12 tháng 445.487 467.761 1.116.001 22.274 105,00 648.240 238,58

Tổng 3.604.960 4.572.751 6.238.907 967.791 126,85 1.666.156 136,44

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Từ năm 2014 đến năm 2016, Vietinbank Thái Nguyên nhờ việc phối hợp áp dụng nhiều biện pháp đúng đắn trong công tác huy động đã giúp tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Thái Nguyên liên tục tăng với tốc độ ngày càng cao.

Năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 4.572.751 triệu đồng, tăng 967.791 triệu đồng so với năm 2014 (tương đương tăng 26,85% so với năm 2014). Năm 2015, ngân hàng Nhà Nước thắt chặt và tăng cường kiểm tra giám sát việc

tuân thủ quy định lãi suất huy động, các ngân hàng TMCP trên địa bàn tung ra một loạt chính sách ưu đãi về lãi suất, thị trường huy động cạnh tranh hết sức gay gắt. Với sự chỉ đạo đúng đắn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi, áp dụng các chương trình lì xì đầu năm, quay số dự thưởng, quà tặng... Vietinbank Thái Nguyên vẫn giữ vững được thị phần trên địa bàn.

Năm 2016 trên địa bàn tỉnh liên tục diễn ra các cuộc giải phóng mặt bằng của những dự án lớn như dự án đường Bắc Sơn, dự án An Lạc Viên, dự án hai bên bờ Sông Cầu. Người dân có khoản tiền nhàn rỗi từ đền bù đất. Không bỏ lỡ cơ hội đó, với sự chỉ đạo hết sức sát sao của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Vietinbank Thái Nguyên cùng góp sức, đồng lòng, làm nên con số huy động vốn rất ấn tượng. Năm 2016 tổng nguồn đạt 6.238.907 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 1.666.156 triệu đồng (tương đương tăng 36,44%). Đây là con số thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc. Trong đó tiền gửi cá nhân tăng 45,37%. Trong bảng tổng hợp trên (Bảng 3.1) có thể thấy rất rõ tiền gửi cá nhân kỳ hạn trên 12 tháng tăng 138,58 %. Điều đó có nghĩa nguồn tiền gửi mà Vietinbank Thái Nguyên huy động được tương đối ổn định.

Nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Hoạt động huy động vốn cạnh tranh hết sức gay gắt, vì thế Chi nhánh cần phải biết dựa trên dặc trưng và thế mạnh của mình cùng với chính sách huy độn vốn hiệu quả nhằm thu hút khách hàng, tăng cao nguồn vốn huy động.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Ngân hàng kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Hoạt động chính của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và được sự chú trọng, quan tâm bậc nhất từ phía Ban lãnh đạo chi nhánh Thái Nguyên.

Bảng 3.2: Hoạt động cho vay giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 3.025.258 3.298.167 3.823.680 272.909 109,02 525.513 115,93 KHDN lớn 1.492.918 1.567.564 1.881.077 74.646 105,00 313.513 120,00 KHDN vừa và nhỏ 812.625 893.888 983.277 81.263 110,00 89.389 110,00 KHDN siêu vi mô 195.997 235.196 246.956 39.199 120,00 11.760 105,00 KHDN FDI 1.454 1.564 1.642 110 107,57 78 104,99 KHCN 522.264 599.955 710.728 77.691 114,88 110.773 118,46 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 1,89 0,93 0,66

(Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị Vietinbank Thái Nguyên)

Năm 2014 mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân vẫn hết sức khó khăn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank Thái Nguyên năm 2014 là 3.025.258 triệu đồng. Đến năm 2015 dư nợ cho vay là 3.298.167 triệu đồng, tăng 9,02% so với năm 2014. Đây là kết quả của sự nỗ lực lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên Vietinbank Thái Nguyên.

Năm 2016, bằng nhiều biện pháp khắc phục khó khăn Vietinbank Thái Nguyên đạt được kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ là 3.823.680 triệu đồng, tăng 525.513 triệu đồng so với năm 2015 tương đương tăng 15,93%. Dư nợ tăng chủ yếu ở khối khách hàng doanh nghiệp lớn (tăng 20% so với năm 2015). Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 1.89 %, năm 2015 giảm xuống còn 0.93% và tính đến 31/12/2016 con số này là 0.66%. Cho vay nền kinh tế có sự tăng trường đều đặn qua các năm cộng với tỷ lệ nợ xấu giảm dần và nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế (dưới 3%). Điều này cho thấy hoạt động cho vay tại Vietinbank Thái Nguyên đang đi đúng hướng và đảm bảo an toàn vốn.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng tài sản 4.372.598 4.474.532 4.593.302 101.934 102,33 118.770 102,65 Tổng thu nhập 772.412 873.794 1.012.194 101.382 113,13 138.400 115,84 Tổng chi phí 513.022 571.094 608.507 58.072 111,32 37.413 106,55 Lợi nhuận trước thuế 259.390 302.700 403.687 43.310 116,70 100.987 133,36

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị)

Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 được mô tả qua biểu đồ sau:

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế

Biểu đồ 3.1. Lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản

(Nguồn: Phòng Tổng hợp tiếp thị)

Năm 2014 tổng tài sản của Vietinbank Thái Nguyên là 4.372.598 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế là 259.390 triệu đồng. Năm 2015 tổng tài sản là 4.474.532 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế là 302.700 triệu đồng, tăng 16,7% so với năm 2014. Tổng tài sản và tổng thu nhập trong 3 năm từ 2014-2016

tăng không cao nhưng mức tăng đều đặn thể hiện hoạt động kinh doanh của Vietinbank có sự tăng trưởng bền vững. Tổng tài sản năm 2015 tăng 2,33% so với năm 2014; năm 2016 tăng 2,65% so với năm 2015. Tổng thu nhập năm 2015 tăng 13,14% và năm 2016 tăng 15,84% so với năm 2015. Tuy nhiên bằng biện pháp tiết kiệm chi phí mà Vietinbank Thái Nguyên đã có lợi nhuận năm 2016 tăng trưởng vượt bậc thêm 33,36% so với năm 2015.

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

Quy mô nguồn nhân lực

Những năm 2012, 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều tổ chức tín dụng gặp vấn đề trong thanh khoản, nợ xấu tăng cao, nguy cơ đổ vỡ , đe dọa sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà Nước, Vietinbank đề ra chiến lược phát triển tập trung khách hàng bán lẻ với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của mô hình kinh doanh mới đồng thời bổ sung lượng lao động thiếu hụt tự nhiên, hàng năm Vietinbank bổ sung thêm nhiều lao động.

Năm 2014 tổng số lao động tại Vietinbank Thái Nguyên là 147 người. Cuối năm 2014 Vietinbank Thái Nguyên mở thêm 1 phòng giao dịch hoạt động tại địa bàn huyện Phú Lương, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với Vietinbank Thái Nguyên. Do yêu cầu của sự phát triển quy mô, Vietinbank Thái Nguyên tổng lao động năm 2015 là 158 người, tăng 11 người so với năm 2014. Tính đến thời điểm 31/12/2016 số lượng lao động của Vietinbank Thái Nguyên là 173 người, tăng 15 người so với năm 2015. Số lượng lao động tăng dần qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 thể hiện qua biểu đồ sau:

130 135 140 145 150 155 160 165 170 175

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Lao động tại Vietinbank

Biểu đồ 3.2. Số lượng NLĐ giai đoạn 2014 - 2016 tại Vietinbank Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên)

Biểu đồ Số lượng NLĐ giai đoạn 2014 - 2016 tại Vietinbank Thái Nguyên cho thấy Vietinbank Thái Nguyên đã tập trung cho việc phát triển NNL trong những năm qua cho tương xứng với mức độ tăng về khối lượng công việc. Tuy nhiên, việc tuyển dụng mới nhiều lao động khiến việc bố trí cơ cấu nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng, phải đảm bảo một cơ cấu hợp lý về số lượng và chất lượng.

Cơ cấu nguồn nhân lực

* Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: người

Tuổi lao động

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) <30 42 28,57 57 36,08 66 38,15 30-40 69 46,94 55 34,81 58 33,52 41-50 21 14,29 29 18,35 34 19,65 >50 15 10,2 17 10,76 15 8,68 Tổng số 147 100 158 100 173 100

Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện nhóm lao động độ tuổi nhỏ hơn 30 tăng dần qua các năm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2014 nhóm tuổi này chiếm 28,57% trên tổng số lao động, năm 2015 là 36,08% và năm 2016 là 38,15%. Điều này chứng tỏ Vietnbank đang hết sức nỗ lực trẻ hóa lao động của mình. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe, năng động, tích cực đóng góp vào sự phát triển của chi nhánh.

Nhóm tuổi 30-40 giảm dần tỷ trọng qua các năm, năm 2014 chiếm 46,94%, năm 2015 chiếm 34,81% và năm 2016 còn 33,52%. Trong khi lao động độ tuổi từ 41-50 tăng dần. Năm 2014 chiếm 14,29%, năm 2015 chiếm 18,35% và năm 2016 chiếm 19,65%. Điều này chứng tỏ 2 nhóm tuổi lao động này dịch chuyển sang nhau tuân theo quy luật tự nhiên.

Nhóm tuổi lớn hơn 50 là nhóm tuổi giàu kinh nghiệm công việc, phần đa là lãnh đạo chủ chốt của chi nhánh. Số lượng thuộc nhóm tuổi này giảm nhẹ qua các năm. Năm 2014 chiếm 10,2% thì năm 2016 giảm còn 8,68%. Điều này thể thấy việc gia tăng về số lượng lao động tại Vietinbank Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2016 chủ yếu là do mở rộng quy mô kinh doanh.

* Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 3.5. Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Người

Giới tính

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Nam 57 38,78 64 40,51 72 41,62 Nữ 90 61,22 94 59,49 101 58,38 Tổng số 147 100 158 100 173 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên)

Từ bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2014 - 2016 có thể thấy cơ cấu lao động của Vietinbank Thái Nguyên chiếm đa số là nữ. Để thấy rõ nét sự chênh lệch cơ cấu giới tính ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2014-2016 tại Vietinbank Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên)

Nhìn trên biểu đồ trên có thể thấy rõ cơ cấu lao động nam tăng dần qua các năm. Năm 2014 chiếm tỷ trọng 38,78%, năm 2015 chiếm 40.51%, năm 2016 là 41,62%. Tuy nhiên cũng dễ dàng nhận thấy sự tăng trưởng này là không đáng kể. Lao động nữ phù hợp với công việc đòi hỏi nhiều sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối của ngân hàng. Tuy nhiên, lao động nữ sẽ kém sự năng động, sự gánh vác. Vietinbank Thái Nguyên với cơ cấu lao động nhiều nữ, trong độ tuổi sinh nở cũng là một khó khăn cho lãnh đạo, là bài toán khó cho bộ phận tổ chức nhân sự.

* Cơ cấu lao động theo tính chất lao động

Bảng 3.6. Cơ cấu lao động theo độ tính chất lao động giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Cán bộ quản lý 36 24,49 38 24,05 42 24,28 Cán bộ chuyên môn 90 61,22 98 62,03 109 63,00 Lao động phục vụ 21 14,29 22 13,92 22 12,72 Tổng số 147 100 158 100 173 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên)

Cơ cấu cán bộ quản lý thay đổi không đáng kể qua các năm. Năm 2014 cán bộ quản lý chiếm tỷ trọng 24,49%, năm 2015 chiếm 24,05% và năm 2016 chiếm 24,28%.

Cán bộ chuyên môn năm 2014 chiếm tỷ trọng 61,62%, năm 2015 chiếm 62,03% và năm 2016 chiếm 63%. Như vậy cơ cấu theo tính chất lao động tại Vietinbank Thái Nguyên có tính ổn định. Điều này cho thấy bộ máy tổ chức quản lý không có sự thay đổi nhiều. Cán bộ tăng thêm chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc.

3.2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên

3.2.2.1. Thể lực

Đình kỳ hàng năm, công đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên phối hợp với chuyên môn tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ vào tháng 3. Kết quả khám bệnh sẽ được lưu hồ sơ cán bộ tại phòng tổ chức hành chính. Kết quả khám bệnh các năm gần đây như sau:

Bảng 3.7. Tình trạng sức khỏe của cán bộ Vietinbank Thái Nguyên

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Sức khỏe loại A 43 29,25 47 29,75 53 30,64 Sức khỏe loại B 102 69,39 108 68,35 118 68,20 Sức khỏe loại C 2 1,36 3 1,90 2 1,16 Tổng số 147 100 158 100 173 100

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên)

Trong đó:

Loại A tương đương với loại I: Rất khỏe, không có bệnh gì

Loại B tương đương với loại II: Khỏe, kết quả khám bệnh bình thường, tuy nhiên có một số trình trạng xấu như : mắt kém, vôi thận, sạn thận....

Loại C tương đương với loại III: Sức khỏe yếu, kết quả khám không tốt, có một số bệnh như: gai cột sống, suy nhược thần kinh, mỡ máu, huyết áp cao...

Tình trạng sức khỏe của cán bộ Vietinbank Thái Nguyên rất tốt. Đa số cán bộ có sức khỏe loại A và B, đủ điều kiện làm việc. Sức khỏe loại A chiếm 29,25 % năm 2014, 29,75% năm 2015 và chiếm 30,64% năm 2016. Đa phần cán bộ có sức khỏe đạt loại B, năm 2014 tỷ trọng là 69,39%, năm 2015 tỷ trọng 68,35% và năm 2016 là 68,20% trên tổng số lao động. Đặc thù công việc làm việc thời gian dài với máy vi tính, ngồi một chỗ, do vậy đa số cán bộ có các vấn đề nhẹ về mắt và cột sống. Có một số cán bộ có sức khỏe xếp loại C. Năm 2014 lao động sức khỏe loại C là 1,36%, năm 2015 là 1,90%, năm 2016 là 1,16%. Nguyên nhân chủ yếu do tính chất công việc, chế độ ăn uống nghỉ ngơi sắp xếp chưa hợp lý, chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

3.2.2.2. Trí lực

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Theo số liệu từ phòng tổ chức hành chính Vietinbank Thái Nguyên cung cấp thì 100% cán bộ Vietinbank đã tốt nghiệp lớp 12 theo chương trình phổ thông của Bộ Giáo Dục và đào tạo. Các cán bộ đã theo học các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học để đạo tạo về chuyên môn nghiệp vụ của mình. Dưới đây là thống kê các văng bằng đào tạo của lao động tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 52)