Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ​ (Trang 41 - 46)

* Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

- Tuổi

Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu: 11,79 ± 2,21 tuổi, nhỏ nhất 7 tuổi, lớn nhất 15 tuổi.

Biểu đồ 3.1. Phân bố BN theo nhóm tuổi Nhận xét:

Có 24 BN 6 – 10 tuổi chiếm 28,2%, có 61 BN nhóm tuổi 11 – 15 tuổi chiếm 71,8%, không có BN nhóm tuổi 0 -5 tuổi.

- Giới

Trong 85 BN có 56 nam, 29 nữ. tỉ lệ nam/nữ = 2/1. 0 10 20 30 40 50

0 -5 tuổi 6 -10 tuổi 11 -15 tuổi

Nhóm tuổi Số BN

- Địa dư

Biểu đồ 3.2. Phân bố BN theo địa dư Nhận xét:

Có 38 BN ở thành phố chiếm 44,7%, 47 BN ở huyện chiếm 55,3%.

* Đặc điểm lâm sàng của viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

- Lý do vào viện

Tất cả các BN trong nghiên cứu vào viện vì lý do đau bụng (100%). - Thời gian từ khi đau đến khi nhập viện

Thời gian từ khi đau đến khi tới viện trung bình 15,24 ± 6,91 giờ, ngắn nhất là 3 giờ, dài nhất là 30 giờ

Biểu đồ 3.3. Thời gian từ khi đau đến khi nhập viện

44,7% 55,3% Thành phố huyện 11 18 46 10 0 10 20 30 40 50

≤ 6 giờ 7 - 12 giờ 13 - 24 giờ > 24 giờ Số BN

Nhận xét:

Phần lớn BN nhập viện sau khi đau khoảng 13 -24 giờ (46/85 BN). - Thời gian từ khi vào viện đến khi mổ

Thời gian từ khi bệnh nhân vào viện đến khi mổ trung bình là 2 giờ, nhanh nhất là 1 giờ, chậm nhất là 32 giờ

- Thời gian từ khi đau đến khi phẫu thuật

Thời gian từ khi đau đến khi mổ trung bình là 19,44 ± 7,7 giờ, nhanh nhất là 5 giờ, chậm nhất là sau khi đau 37 giờ.

Có 65 BN (76,5%) được phẫu thuật trước 24 giờ, 20 BN (23,5%) phẫu thuật sau 24 giờ.

- Nơi tiếp nhận BN ban đầu

Trong 85 BN có 32 BN từ tuyến dưới chuyển lên chiếm 37,6%, 53 BN trực tiếp vào viện chiếm 62,4%.

- Chẩn đoán của tuyến tiếp nhận BN đầu tiên

Bảng 3.1. Liên quan giữa tuyến y tế tiếp nhận và chẩn đoán ban đầu Tuyến y tế tiếp nhận

Chẩn đoán ban đầu

Tuyến dưới (số lượng/ %) Tuyến tỉnh (số lượng/ %) p VRT 23 (71,9%) 50 (94,3%) 0,03 Đau bụng chưa rõ nguyên nhân 7 (3,1%) 3 (5,7%)

Rối loạn tiên hoá 1 ( 3,1%) 0

Khác 1 (3,1%) 0

Tổng 32 53

Nhận xét:

Chẩn đoán ban đầu khi vào viện ở tuyến tỉnh chính xác cao hơn ở tuyến dưới. Khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05

- Vị trí khởi phát đau bụng

Biểu đồ 3.4. Vị trí khơi phát đau bụng Nhận xét:

Có 67 BN (78,8%) khởi phát đau bụng ở HCP.

Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng của viêm ruột thừa cấp

Triệu chứng Số lượng BN % Đau bụng 85 100% Nôn 4 4,7% Thân nhiệt lúc vào viện Sốt 43 50,6% Không sốt 42 49,4% Hạ thân nhiệt 0 0 Phản ứng thành bụng dương tính 85 100%

Ấn điểm Mac – Burney đau 85 100%

Bụng chướng 5 5,9%

Nhận xét:

Tất cả các BN có biểu hiện đau bụng (100%), 4 BN (4,7%) có nôn, 43 BN sốt (50,6%), 100% BN có phản ứng thành bụng và ấn điểm Mac – burney đau. Có 5 BN (5,9%) biểu hiện bụng chướng nhẹ.

78,8% 21,2%

Đau ở HCP

- Đặc điểm cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp ở trẻ em

Biểu đồ 3.5. Số lượng bạch cầu trong máu

Nhận xét: Có 77 BN (90,6%) có số lượng bạch cầu > 10.000 bạch cầu /mm3 - Tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính

Có 51 BN (60%) tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng ≥ 75%, 34 BN (40%) < 75%.

- Siêu âm ổ bụng

Biểu đồ 3.6. Hình ảnh ruột thừa trên siêu âm Nhận xét:

Có 62 BN hình ảnh ruột thừa viêm, 19 BN không thấy hình ảnh ruột thừa viêm, 4 BN không quan sát thấy ruột thừa trên siêu âm.

9,4% 90,6% 4.000 - 10.000 bạch cầu/mm3 > 10.000 bạch cầu /mm3 73% 22% 5%

Ruột thừa viêm Ruột thừa không viêm

Không quan sát thấy ruột thừa

Bảng 3.3. Vị trí ruột thừa trên siêu âm ổ bụng. Vị trí RT Số lượng (n = 81) Tỷ lệ % HCP 77 95,1 Sau manh tràng 3 3,7 Dưới gan 1 1,2 Tiểu khung 0 0 Nhận xét:

Trên siêu âm ổ bụng có 95,1% BN ruột thừa ở HCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ​ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)