Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (♂ rừng x ♀ bản địa) và khả năng sản xuất thịt của con lai f2 (♂ rừng x ♀f1) nuôi tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 42)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất sinh sản

3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái

Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sinh sản và tiềm năng tạo ra thế hệ sau của phẩm giống. Khả năng sinh sản là sự kết hợp của di truyền và sự thích nghi bởi các tác động của điều kiện tự nhiên môi trường sống. Để thấy được khả năng sinh sản của lợn Bản đang tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, kết quả như sau:

Sinh lý sinh dục là một hoạt động quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Năng suất sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà nó còn có ý nghĩa về mặt ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Dựa vào kết quả thu được qua theo dõi đặc điểm sinh lý sinh dục ở một giai đoạn nuôi hậu bị mà người chăn nuôi có biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất sinh sản của bản thân con lợn nái đó.

Để khẳng định được khả năng sinh sản của đàn lợn này trong thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp các chỉ tiêu sinh lý, sinh dục trên 30 lợn cái tại 3 xã thuộc huyện Đà Bắc và kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Qua kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét:

Tuổi động dục lần đầu của lợn cái Bản địa là 148,45 ± 0,77 ngày. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tuổi động dục lần đầu của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày và theo Nguyễn Thiện và CS (2016), tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ

là 120 - 135 ngày; lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày thì lợn Bản có tuổi động dục lần đầu muộn hơn các giống lợn trên, nhưng lại sớm hơn lợn Mường Khương có tuổi động dục lần đầu là 6 - 8 tháng.

Bảng 3.5: Sinh lý sinh dục của lợn nái (n = 30)

Chỉ tiêu Đơn vị tính X mX

Tuổi động dục lần đầu Ngày 148,45 ± 0,77

Khối lượng động dục lần đầu Kg 20,25 ± 0,54

Tuổi phối lần 1 Ngày 181,39 ± 0,44

Khối lượng phối lần 1 Kg 25,45 ± 0,26

Thời gian động dục Ngày 3,08 ±1,12

Chu kỳ động dục Ngày 21,35 ± 0,29

Khối lượng động dục lần đầu của lợn Bản là 20,25 ± 0,54 kg, tương đương với kết quả nghiên cứu trên các giống lợn khác của một số tác giả, khối lượng động dục lần đầu của lợn Ỉ, Móng Cái là từ 20 - 25 kg. Tuy nhiên, khối lượng này lại cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả về lợn Bảo Lạc, Cao Bằng là 18,03 kg.

Chu kỳ động dục của lợn Bản là 21,35 ± 0,29 ngày tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về lợn nái đen địa phương ở Ba Bể, Bắc Kạn (21,14 ngày). Chu kỳ động dục của lợn nội là 18 - 21 ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và cs đã cho biết, lợn Móng Cái có chu kỳ động dục là 21 ngày, lợn Ba Xuyên 20,07 ngày thì lợn Bản lại có chu kì động dục dài hơn.

Thời gian động dục của lợn Bản là 3,08 ngày tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về thời gian động dục của lợn nái nội thường dao động trong khoảng 3 - 5 ngày và về lợn Lang Hồng có thời gian động dục là 3,4 ngày.

Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng phối giống lần đầu có liên quan đến trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và tập quán chăn nuôi địa phương bị hạn chế, nên lợn Bản có tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu tương ứng là 181,39 ± 0,44 ngày và 25,45 ± 0,26 kg. Tuy nhiên, với khối lượng phối giống lần đầu như vậy, lợn Bản vẫn sinh trưởng và sinh sản bình thường. Do đặc điểm của giống và sự thích nghi với tập quán chăn nuôi, nên đến giai đoạn này chúng chỉ sinh trưởng ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tới tuổi phối giống và khối lượng phối giống lần đầu vì nó rất quan trọng, liên quan đến chu kỳ kinh tế của đàn lợn nái, khi phối đúng thời điểm mà lợn đã thành thục tính dục và đạt tới 2/3 khối lượng trưởng thành sẽ nâng cao được năng suất sinh sản của lợn nái và nâng cao phẩm chất đời con.

3.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của lợn nái

Sự thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn sự thành thục về tính. Khi xuất hiện động dục lần đầu tiên mà phối ngay, thường thì không đạt và nếu có đạt thì do thể trạng quá nhỏ nên năng suất sinh sản và phẩm chất đời con cũng rất kém. “Không thể đạt được hiệu quả sinh sản đầy đủ, cho bất kỳ loại gia súc nào, ở lần chịu đực hoặc xuất tinh đầu tiên, vì có một thời kỳ gọi là: Vô sinh ở tuổi dậy thì”

Khả năng sinh sản của một giống lợn là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế của giống. Nó thể hiện qua nhiều chỉ tiêu đánh giá và là sự thể hiện năng lực tái tạo đời sau của thế hệ bố mẹ. Khả năng sinh sản không chỉ là một tính trạng di truyền mà cũng thể hiện sự thích nghi của giống với các tác động của điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng và điều kiện tự nhiên nuôi dưỡng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra khả năng sinh sản của 31 con lợn nái Bản kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khả năng sinh sản của lợn nái (n = 30)

Chỉ tiêu Đơn vị X

X

m Cv(%)

Thời gian mang thai Ngày 114,98 ± 0,23 1,10 Số con đẻ ra trong một lứa Con 6,84 ± 0,22 17,75

Khối lượng sơ sinh/con Kg 0,46 ± 0,01 17,85

Khối lượng lúc cai sữa/con Kg 5,27 ± 0,05 5,78 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 97,50 ± 1,07 6,14 Thời gian động dục sau cai sữa Ngày 12,94 ± 0,27 11,80

Khoảng cách lứa đẻ Ngày 210,48 ± 1,63 4,31

Thời gian cai sữa Ngày 84,42 ± 0,90 7,55

Qua kết quả ở bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét:

- Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Bản là 6,84 ± 0,22 con. So với lợn Móng Cái, số con sơ sinh/ổ là 10 - 12 con, theo kết quả của một số tác giả số con sơ sinh/ổ của lợn Hạ Lang - Cao Bằng là 8,88 con, thì lợn Bản ít hơn, điều đó phản ánh khả năng sinh sản của lợn nái Bản còn thấp. Tuy nhiên, tính đẻ nhiều con còn phụ thuộc vào khả năng phát hiện động dục cũng như năng lực phối giống của con đực. Nhưng với điều kiện chăn nuôi miền núi, người dân bản địa thường để lợn giao phối tự do, không có sự kiểm soát nên hệ số cận huyết cao làm giảm số con sơ sinh ở lợn.

- Khối lượng sơ sinh/con là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm của giống và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Khối lượng sơ sinh cao, thì lợn sẽ sinh trưởng nhanh ở các giai đoạn sau. Giống có tầm vóc lớn, nhưng cho phối giống sớm, khi chưa đạt khối lượng quy định, thì khối lượng sơ sinh của con sẽ thấp, điều này phụ thuộc lớn vào các biện pháp kỹ thuật của người chăn nuôi. Quy định của lợn nái nội có khối lượng sơ sinh trung bình/con không nhỏ hơn 0,60kg/con được chọn làm giống, Nguyễn Văn Đức (2015). Trong điều kiện chăn nuôi như ở Đà Bắc, thì

khối lượng sơ sinh là 0,46 kg/con là ở mức trung bình và tương đương với khối lượng sơ sinh của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 0,43kg/con, cũng tương đương với lợn Ỉ là 0,45kg/con, tương đương với khối lượng sơ sinh của lợn Sóc là 0,40 - 0,45 kg/con (theo Nguyễn Quang Linh và cs, 2008).

- Tỷ lệ con còn sống tới cai sữa/ổ: Là chỉ tiêu quan trọng có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của lợn mẹ, chỉ tiêu này ở lợn nái Bản rất cao đạt 97,50%. Do người dân bây giờ chủ yếu là nuôi nhốt nên đã tránh được việc thất thoát lợn con, hơn nữa sức kháng bệnh của lợn Bản lại cao nên cũng ít khi mắc bệnh tật. Lợn con được nuôi theo mẹ khoảng 2-3 tháng, sau đó được nuôi tách riêng để đưa lợn mẹ vào giai đoạn sinh sản tiếp theo. So với các giống lợn khác nuôi ở các tỉnh miền núi phía bắc thì lợn Bản có tỷ lệ con còn sống tới cai sữa/ổ là cao hơn.

- Thời gian động dục lại sau cai sữa: Thời gian động dục trở lại sau cai sữa trung bình của lợn Bản là 12,94 ± 0,27 ngày cao hơn so với các kết quả nghiên cứu về một số giống lợn nội của một số tác giả: Lợn Móng Cái thời gian động dục lại sau đẻ là 5 - 7 ngày. Sự động dục trở lại của lợn cái ngoài sự ảnh hưởng của yếu tố giống, còn do yếu tố ngoại cảnh tác động … Do điều kiện chăm sóc kém, một số con không có biểu hiện động dục lại sau một thời gian dài sau khi cai sữa, cá biệt có những con đến 20-25 ngày sau mới có biểu hiện chính vì thế mà giảm năng suất sinh sản.

- Khoảng cách lứa đẻ: Khoảng cách lứa đẻ trung bình của lợn Bản là 210,48 ngày, đây là một điều kiện bất lợi cho việc khai thác tính trạng năng suất sinh sản của nái Bản.

Để hiểu rõ hơn về khả năng sinh sản của lợn nái Bản địa tại huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã điều tra thêm về khả năng sản xuất của chúng qua các lứa và được thể hiện qua bảng 3.7. Qua bảng 3.7, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

Số con sơ sinh/ổ ở lứa 1 là ít nhất (6,67 con) sau đó tăng dần qua các lứa đẻ tiếp theo. Bởi vì lợn nái ở các giai đoạn sau đã hoàn toàn thành thục về thể vóc nên khả năng sinh sản cũng vì thế mà được cải thiện hơn. Lứa thứ 4 số con sơ sinh/ổ đã tăng lên 7,87 con, đây là một con số tương đối cao.

Thời gian động dục lại sau cai sữa của lứa 2 trung bình là 13,23 ngày, lứa thứ 3 là 14,29 ngày và lứa thứ 4 là 17,58 ngày. Như vậy, thời gian động dục sau cai sữa tăng dần từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 4. Thời gian động dục sau cai sữa sở dĩ có sự tăng lên như vậy là vì có sự tác động của giống, của điều kiện ngoại cảnh và đặc biệt là do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém nên một số con không có biểu hiện động dục sau một thời gian dài cai sữa. Do thời gian động dục lại sau cai sữa tăng dần dẫn đến khoảng cách lứa đẻ cũng tăng dần từ lứa 2 đến lứa thứ 4.

Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất của lợn nái qua các lứa đẻ

Chỉ tiêu Đvt

Lứa 1 (n = 5) Lứa 2 (n = 5) Lứa 3 (n = 5) Lứa 4 (n = 5)

X

m

X Cv(%) XmX Cv(%) n XmX Cv(%) XmX Cv(%)

Số con sơ sinh/ổ Con 6,67±0,21 17,46 7,35±0,23 17,39 7,41±0,23 16,97 7,87±0,21 14,94

Số con còn sống tới 24h Con 6,52±0,20 17,21 7,19±0,22 17,37 7,29±0,21 15,92 7,61±0,20 14,66

Tỷ lệ con còn sống đến 24h % 97,76±0,95 5,40 97,97±0,85 4,82 98,51±0,71 4,01 96,93±0,96 5,50

Con còn sống đến cai sữa Con 6,48±0,21 18,19 7,03±0,20 15,78 7,16±0,20 15,76 7,42±0,20 15,08 Tỷ lệ con còn sống đến

cai sữa % 97,16±1,07 6,14 96,03±1,07 6,20 96,78±0,99 5,64 94,50±1,26 7,45 Thời gian động dục lại

sau cai sữa Ngày 13,23±0,23 19,70 14,29±0,30 11,74 17,58±0,56 17,73

41

3.2.3. Khối lượng, kích thước các chiều đo của nái sinh sản

Sau khi được chọn và phối giống đạt, lợn nái hậu bị bước vào giai đoạn nuôi kiểm định. Trong thời gian này, lợn nái vừa đảm bảo chức năng sinh sản vừa tiếp tục sinh trưởng phát triển để cơ thể đạt đến sự thành thục về tính dục và sự thành thục hoàn toàn về thể vóc. Ở giai đoạn nái sinh sản, khối lượng và một số chỉ tiêu về chiều đo có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn, chất lượng con giống vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bào thai và khối lượng sơ sinh của đàn con. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khối lượng và kích thước một số chiều đo chính của nái sinh sản. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của lợn nái sinh sản

Chỉ tiêu ĐVT 1-2 năm n = 23 >2-3 năm n = 21 >3-4 năm n = 19 Khối lượng kg 52,82 ± 0,42 70,51 ± 0,47 90,42 ± 0,60 Dài thân cm 90,13 ± 0,39 97,15 ± 0,23 100,58 ± 0,31 Vòng ngực cm 81,21 ± 0,45 92,57 ± 0,27 95,38 ± 0,26 Cao vây cm 45,15 ± 0,43 49,82 ± 0,73 51,52 ± 0,38

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Khối lượng lợn nái Bản tăng dần qua các năm. Giai đoạn từ >2 - 3 tuổi là 70,51 ± 0,47 tương đương với lợn Ỉ pha ở lứa tuổi này có khối lượng 60 - 75 kg, nhưng lại cao hơn lợn nái Hạ Lang - Cao Bằng lúc 3 năm tuổi là 64,72 kg.

Từ 1 đến 4 năm tuổi, lợn Bản không những tăng dần về khối lượng mà kích thước các chiều đo của cơ thể cũng tăng dần lên:

Khối lượng: 52,82 (1 - 2 năm) đến 70,51 (>2 - 3 năm) và 90,42 (>3 - 4 năm) Dài thân: 90,13(1 - 2 năm) đến 97,15 (>2 - 3 năm) và 100,58 (>3 - 4 năm) Vòng ngực: 81,21 (1 - 2 năm) đến 92,57 (>2 - 3 năm) và 95,38 (>3 - 4 năm)

42

3.3. Khả năng sinh trưởngvà sản xuất thịt của lợn F2 (♂ Rừng x ♀F1)

3.3.1. Thức ăn sử dụng cho lợn thịt F2 (♂ Rừng x ♀F1)

Thức ăn cho lợn được sử dụng các loại thức ăn sẵn có của địa phương và bổ sung thêm thức ăn công nghiệp:

- Thức ăn tinh bao gồm: Bột sắn và cám, bột ngô.

- Thức ăn thô xanh: (thân cây chuối và các loại rau xanh khác). - Phối trộn thức ăn của nông hộ và thức ăn công nghiệp.

Bảng 3.9. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn sử dụng cho lợn thịt F2 (♂ Rừng x ♀F1)

Giá trị dinh dưỡng Thức ăn cho lợn thịt

NLTĐ, Kcal/kg 3000 Protein thô (%) 14 Canxi (%) 0,75 Photpho (%) 0,6 Lysin (%) 0,8 Methionine (%) 0,4

Bảng 3.10. Công thức phối trộn thức ăn cho lợn thịt

Nguyên liệu Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Thức ăn viên tổng hợp 75 7,5

Cám gạo loại 1, bột ngô xay 24 2,4

Bột xương 0,5 0,05

Premix khoáng 0,5 0,05

Tổng cộng 100%

Năng lượng (Kcal/kg) 3000 10kg thức ăn

43

3.3.2. Khối lượng của lợn F2 (♂ Rừng x ♀F1)

Kết quả theo dõi về khối lượng của lợn của lợn F2 (♂ Rừng x ♀F1) nuôi theo phương thức thả tự do và nuôi nhốt hoàn toàn được trình bày ở bảng 3.11 và hình 3.3.

Bảng 3.11: Khối lượng qua các tháng tuổi ở 2 phương thức nuôi (kg) Tháng

Nuôi thả tự do Nuôi nhốt hoàn toàn

(n=15) (n=15) nuôi SE Cv (%) X SE Cv (%) X 3 5,52a  0,14 9,52 5,72a  0,15 8,15 4 9,86b  0,12 10,75 9,45a  0,11 6,32 5 15,20b  0,15 7,30 14,12a  0,13 4,11 6 21,85b  0,12 4,24 25,10a  0,14 3,21 7 25,16b  0,1 1 2,50 29,21a  0,12 2,05 8 29,24b  0,26 5,20 32,15a  0,25 3,94

44

Hình 3.3: Biểu đồ khối lượng qua các tháng tuổi ở 2 phương thức nuôi (kg)

Kết quả bảng 3.11 và hình 3.3 cho thấy:

- Khối lựợng lợn con 3 tháng tuổi

Khối lượng lúc 3 tháng tuổi của lợn lợn F2. Đối với lợn nuôi nhốt hoàn toàn chỉ tiêu này đạt được là 5,72 kg và đạt kết quả cao hơn ở lợn nuôi thả tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai f1 (♂ rừng x ♀ bản địa) và khả năng sản xuất thịt của con lai f2 (♂ rừng x ♀f1) nuôi tại huyện đà bắc tỉnh hòa bình​ (Trang 42)