3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại điểm theo dõi
Trên cơ sở các số liệu thống kê có được về tình hình chăn nuôi lợn của toàn tỉnh Hòa Bình, chúng tôi kết hợp điều tra cơ cấu của đàn lợn nuôi trong một số xã vùng cao như Tiền Phong, Đoàn Kết, Mường Chiềng. Vì vậy chúng tôi điều tra cơ cấu đàn lợn Bản của địa phương. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
STT Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm Tổng
số (con)
Tiền Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Lợn Bản Con 129 328 289 746 Tỷ lệ % 17,29 43,97 38,74 100 2 Lợn MC Con 58 197 109 364 Tỷ lệ % 15,93 54,12 29,95 100 3 Lợn lai Con 45 165 201 411 Tỷ lệ % 10,95 40,15 48,91 100 4 Lợn khác Con 26 97 48 171 Tỷ lệ % 15,20 56,73 28,07 100 Tổng số lợn Con 258 787 647 1692
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi (đvt: %)
Qua số liệu thu được ở bảng 3.1 được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1 chúng tôi thấy rằng:
- Lợn Bản địa: So với tổng số lợn điều tra trong cả 3 xã thì số lợn Bản địa luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu của đàn, cụ thể: Tiền Phong có 129 con (chiếm 17,29%), Đoàn Kết có 328 con (chiếm 43,97%), Mường Chiềng có 289 con (chiếm 38,74%). Tổng đàn của 3 xã điều tra là 746 con chiếm 46,93%. Với những số liệu trên cho thấy, đàn lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng đối với người dân vùng cao mặc dù có rất nhiều giống lợn lai năng suất cao đang được đưa vào trong các nông hộ. Hơn nữa, trong những năm gần đây các dự án trong nước và ngoài nước cũng góp phần tích cực vào việc gìn giữ giống lợn địa phương. Thịt lợn Bản lại có nhiều ưu điểm, thơm ngon, có giá trị kinh tế và cũng là “đặc sản”, thế mạnh của địa phương.
- Lợn Móng Cái, lợn lai và một số loại lợn khác có trên địa bàn của 3 xã điều tra chiếm một tỷ lệ ít hơn: Lợn Móng Cái trung bình là 19,33%
(cao nhất là ở Đoàn Kết 197 con và thấp nhất là ở Tiền Phong 58 con); lợn lai chiếm tỷ lệ trung bình là 24,47% (cao nhất là ở Mường Chiềng có 201 con và thấp nhất là ở Tiền Phong có 45 con); lợn khác chiếm trung bình là 9,28% (cao nhất là ở Đoàn Kết có 97 con và thấp nhất là ở Tiền Phong có 26 con).
Nhìn vào sự phát triển của đàn lợn lai chúng tôi cũng thấy rằng với sự tuyên truyền và hỗ trợ về chính sách khoa học kĩ thuật, các hộ gia đình đã chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề kĩ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng đồng thời cũng có những hộ bước đầu biết tăng gia sản xuất, mở rộng chăn nuôi nái ngoại theo mô hình trang trại nhỏ. Tuy đàn lợn Bản có ưu thế về khả năng chịu đựng kham khổ nhưng sản lượng thịt ít hơn rất nhiều. Do đó, phát triển đàn nái lai là điều cần thiết với những xã vùng cao như Tiền Phong, Mường Chiềng, Đoàn Kết.