3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
Để đánh giá được cơ cấu đàn lợn tại địa điểm theo dõi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2 và biểu đồ hình 3.2.
Qua số liệu ở bảng 3.2 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy:
- Xã Tiền Phong có 147 con lợn Bản trong đó nái sinh sản là 33 con (chiếm 22,45%), lợn đực giống là 5 con (chiếm 3,40%), trong khi đó lợn thịt và lợn con là 109 con (chiếm 74,15%).
- Xã Đoàn Kết với tổng số lợn là 308 con, số lượng lợn nái sinh sản là 85 con (chiếm 27,60%), số lợn đực giống là 15 con (chiếm 4,87%), số lợn thịt và lợn con là 208 con (chiếm 67,53%).
- Mường Chiềng có số lượng lợn là 291 con, với nái sinh sản là 62 con (chiếm 21,31%), lợn đực giống là 8 con (chiếm 2,75%), số lợn thịt là 221 con
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại địa điểm theo dõi
Địa điểm
Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt
Tổng Số lượng (con) tỷ lệ (%) Số lượng (con) tỷ lệ (%) Số lượng (con) tỷ lệ (%) Tiền Phong 33 22,45 5 3,40 109 74,15 147 Đoàn Kết 85 27,60 15 4,87 208 67,53 308 Mường Chiềng 62 21,31 8 2,75 221 75,95 291 Tổng số 180 24,13 28 3,75 546 73,19 746
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy cơ cấu đàn lợn của 3 xã không đồng đều với tổng số lợn là 764 con. Trong đó, tổng đàn lợn nái sinh sản là 80 con, lợn đực giống của cả 3 xã chỉ có 28 con, lợn thịt và lợn con là 546 con. Vậy so
với lợn nái thì cơ cấu đực giống/nái sinh sản là 1/2,86 con. Theo tỷ lệ này thì số lợn đực cũng không phải là ít, tuy nhiên chất lượng lại không cao do người dân thường sử dụng con đực phối lại với mẹ của nó. Con đực giống cũng không được sử dụng lâu dài, chỉ cho phối một lần rồi cũng loại thải. Số lợn đực giống tốt thì chỉ có vài ba con được nuôi trong gia đình có điều kiện dùng để phối giống cho lợn nái của cả bản. Điều đó cho thấy người dân ở địa phương vẫn chưa chú trọng đến việc chăn nuôi lợn đực giống để cải tạo chất lượng đàn lợn con mà chỉ chú trọng đến chăn nuôi lợn nái, lợn con và lợn thịt. Bởi vì, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, và do tập quán ở địa phương thường nuôi lợn để dùng thịt khi có đám cưới, cỗ bàn, hay khi vào vụ mùa, cho nên hầu như gia đình nào cũng nuôi một vài con lợn thịt để sử dụng trong gia đình. Chính vì lợn đực không được người dân quan tâm nhiều nên việc cho giao phối cận huyến là điều tất yếu xảy ra, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của đàn lợn con. Trong điều kiện giao phối trực tiếp cần hướng dẫn, khuyến khích bà con chọn lọc đực giống tốt và luân chuyển đực giống đã được chọn lọc để tăng năng suất sinh sản cho nái Bản địa phương.
3.1.3. Tình hình chăn nuôi và tập quán nuôi lợn của huyện Đà Bắc
Do đặc trưng của đồng bào vùng núi trong cuộc sống vẫn còn gặp không ít những khó khăn về nhiều mặt, do vậy chăn nuôi quảng canh vẫn là phương thức được người dân nơi đây lựa chọn là phương thức chăn nuôi chủ yếu, mặt khác nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn tại các địa bàn này còn rất thấp. Chính vì vậy, tại các địa phương này chưa có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại nếu như không có sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước về chính sách và cơ sở vật chất. Kết quả khảo sát về tình hình chăn nuôi và tập quán nuôi lợn Bản địa tại 03 xã của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi lợn Bản và quy mô trong các hộ
TT Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm
Tổng Tiền Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Số hộ điều tra Hộ 32 230 80 342 2 Số hộ nuôi Hộ 19 145 49 213 3 Tỷ lệ hộ nuôi % 59,38 63,04 38,00 62,28 4 Tổng số đàn lợn Bản Con 147 328 319 794 5 Bình quân số con/hộ Con 7,74 2,26 6,51 3,73 6 Số lợn nuôi ít nhất/hộ Con 2 1 1 1,33 7 Số lợn nuôi nhiều nhất/hộ Con 20 18 20 19,33
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy: Tại 3 địa điểm điều tra của huyện có số lượng lợn Bản nhiều nhất cũng đang có sự suy giảm. Trong tổng số 342 hộ điều tra thì số hộ nuôi lợn Bản là 213 hộ chiếm 62,28% với tổng số là 794 con; chỉ tiêu bình quân số con /hộ (2.26-7.74 con) và tỷ lệ hộ nuôi lợn Bản là 38,00 - 63,04%; trong đó số hộ nuôi ít nhất là 1 - 2 con (1,33 con) còn những hộ nuôi nhiều có thể lên đến 18 - 20 con (19,33 con). Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn Bản đã giảm đi nhưng số hộ chăn nuôi với quy mô 2 - 3 nái lại tăng lên, vì vậy mà lợn Bản vẫn giữ được số lượng nhất định. Hơn nữa, do trình độ kĩ thuật của người dân ngày được nâng cao hơn qua các lớp tập huấn hay các chương trình dự án của Chính phủ nên việc chăn nuôi lợn có quy mô hơn so với trước đây.
* Phương thức chăn nuôi
Có thể nói phương thức chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho biết tình hình phát triển chăn nuôi, khả năng sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó là cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi. Do tầm quan trọng của công tác điều tra cơ bản, cho nên chúng tôi cùng với phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê - Kế hoạch huyện Đà Bắc tiến hành điều tra tổng đàn lợn trong huyện và phương thức chăn nuôi của người dân địa phương tại thời điểm 1/10 hàng năm, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét: Phương thức chăn nuôi của bà con đã có sự thay đổi dần dần. Trước đây người dân chủ yếu sử dụng phương thức chăn thả tự nhiên thì ngày nay đã chuyển dần sang bán chăn thả và nuôi nhốt. Điều này được thể hiện qua bảng 4.5, tỷ lệ lợn Bản được nuôi theo phương thức chăn thảchiếm 3,78%, bán chăn thả là 16,78% và nuôi nhốt là 26,36% so với tổng đàn điều tra.
Chuồng nuôi nhốt lợn được làm ở gần nhà, sát kề với nhà hoặc phía rìa gầm nhà sàn để tận dụng mái che, chuồng nhốt có hố ủ phân được đào sâu khoảng hơn 1m ngay dưới sàn chuồng. Phần lớn chuồng nuôi được làm bằng gỗ cây vải lâu năm hoặc cây tre, cây trúc sẵn có tại địa phương. Gỗ được xẻ thành tấm, tre cắt từng đoạn tùy thuộc vào kích cỡ của chuồng. Sau đó, được đóng ghép thành hình cũi, gồm: thành và sàn chuồng có khe hở để phân và nước tiểu thoát xuống hố phân dự trữ, chuồng trại như vậy tạo được độ thông thoáng và khô ráo. Qua phỏng vấn trực tiếp, người dân cho biết chuồng làm bằng gỗ cây vải rất tốt, chuồng luôn khô ráo, bền vững sử dụng được nhiều năm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kinh nghiệm của người dân bản địa rất phong phú trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi lợn ngay tại gia đình, trong khi chưa có khả năng đầu tư từ bên ngoài.
Bảng 3.4. Phương thức chăn nuôi
TT Chỉ tiêu
Địa điểm
Tổng số Tiền
Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Tổng số lợn điều tra 258 787 647 1692 2 Chăn thả Số lợn điều tra N 18 37 29 84 % 6,98 4,70 4,48 4,96 Lợn Bản N 15 28 21 64 % 83,33 75,68 72,41 3,78 3 Bán chăn thả Số lợn điều tra N 87 215 226 528 % 33,72 27,32 34,93 31,21 Lợn Bản N 48 108 128 284 % 55,17 50,23 56,64 16,78 4 Nuôi nhốt Số lợn điều tra N 153 535 392 1080 % 59,30 67,98 60.59 63,83 Lợn Bản N 84 192 170 446 % 54,90 35,89 43,37 26,36 * Loại hình thức ăn
- Thức ăn tinh: Chủ yếu là ngô hạt hoặc ngô được nghiền thành bột, cám gạo và bột sắn, thức ăn tinh sử dụng với lượng rất ít. Hầu như các hộ dân đều nấu cám lợn vào một nồi hoặc chảo lớn (thường gọi là chảo trâu) dung tích khoảng 100 lít, thức ăn xanh rất nhiều, nhưng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo tối đa chỉ 4 - 5 kg/ngày) cho toàn đàn 10 - 15 con (lợn con cho đến lợn nuôi thịt, vỗ béo), riêng lợn nái thì được bổ sung thêm thức ăn tinh và được nấu riêng trong thời gian nuôi con.
- Thức ăn xanh: Chủ yếu là rau rừng như thân cây chuối, bắp cải và dây khoai lang trồng.
- Nguồn thức ăn lợn tự kiếm được: củ, rễ cây, giun dế, sâu bọ, rau cỏ non và một phần khoáng có trong đất đá…
3.2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất sinh sản
3.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn khả năng sinh sản là chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của người chăn nuôi. Nó phản ánh trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người chăn nuôi. Khả năng sinh sản của lợn được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sinh sản và tiềm năng tạo ra thế hệ sau của phẩm giống. Khả năng sinh sản là sự kết hợp của di truyền và sự thích nghi bởi các tác động của điều kiện tự nhiên môi trường sống. Để thấy được khả năng sinh sản của lợn Bản đang tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Đà Bắc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, kết quả như sau:
Sinh lý sinh dục là một hoạt động quan trọng trong việc duy trì nòi giống. Năng suất sinh sản và khả năng sản xuất của lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh lý sinh dục. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà nó còn có ý nghĩa về mặt ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Dựa vào kết quả thu được qua theo dõi đặc điểm sinh lý sinh dục ở một giai đoạn nuôi hậu bị mà người chăn nuôi có biện pháp kỹ thuật tác động để nâng cao năng suất sinh sản của bản thân con lợn nái đó.
Để khẳng định được khả năng sinh sản của đàn lợn này trong thời gian nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp các chỉ tiêu sinh lý, sinh dục trên 30 lợn cái tại 3 xã thuộc huyện Đà Bắc và kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Qua kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi có nhận xét:
Tuổi động dục lần đầu của lợn cái Bản địa là 148,45 ± 0,77 ngày. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tuổi động dục lần đầu của lợn Lang Hạ Lang, Cao Bằng là 116 ngày và theo Nguyễn Thiện và CS (2016), tuổi động dục lần đầu của lợn Ỉ
là 120 - 135 ngày; lợn Móng Cái là 130 - 140 ngày thì lợn Bản có tuổi động dục lần đầu muộn hơn các giống lợn trên, nhưng lại sớm hơn lợn Mường Khương có tuổi động dục lần đầu là 6 - 8 tháng.
Bảng 3.5: Sinh lý sinh dục của lợn nái (n = 30)
Chỉ tiêu Đơn vị tính X mX
Tuổi động dục lần đầu Ngày 148,45 ± 0,77
Khối lượng động dục lần đầu Kg 20,25 ± 0,54
Tuổi phối lần 1 Ngày 181,39 ± 0,44
Khối lượng phối lần 1 Kg 25,45 ± 0,26
Thời gian động dục Ngày 3,08 ±1,12
Chu kỳ động dục Ngày 21,35 ± 0,29
Khối lượng động dục lần đầu của lợn Bản là 20,25 ± 0,54 kg, tương đương với kết quả nghiên cứu trên các giống lợn khác của một số tác giả, khối lượng động dục lần đầu của lợn Ỉ, Móng Cái là từ 20 - 25 kg. Tuy nhiên, khối lượng này lại cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả về lợn Bảo Lạc, Cao Bằng là 18,03 kg.
Chu kỳ động dục của lợn Bản là 21,35 ± 0,29 ngày tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về lợn nái đen địa phương ở Ba Bể, Bắc Kạn (21,14 ngày). Chu kỳ động dục của lợn nội là 18 - 21 ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Linh và cs đã cho biết, lợn Móng Cái có chu kỳ động dục là 21 ngày, lợn Ba Xuyên 20,07 ngày thì lợn Bản lại có chu kì động dục dài hơn.
Thời gian động dục của lợn Bản là 3,08 ngày tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả về thời gian động dục của lợn nái nội thường dao động trong khoảng 3 - 5 ngày và về lợn Lang Hồng có thời gian động dục là 3,4 ngày.
Tuổi phối giống lần đầu và khối lượng phối giống lần đầu có liên quan đến trình độ dân trí, điều kiện kinh tế và tập quán chăn nuôi địa phương bị hạn chế, nên lợn Bản có tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu tương ứng là 181,39 ± 0,44 ngày và 25,45 ± 0,26 kg. Tuy nhiên, với khối lượng phối giống lần đầu như vậy, lợn Bản vẫn sinh trưởng và sinh sản bình thường. Do đặc điểm của giống và sự thích nghi với tập quán chăn nuôi, nên đến giai đoạn này chúng chỉ sinh trưởng ở mức thấp. Tuy nhiên, cần phải quan tâm tới tuổi phối giống và khối lượng phối giống lần đầu vì nó rất quan trọng, liên quan đến chu kỳ kinh tế của đàn lợn nái, khi phối đúng thời điểm mà lợn đã thành thục tính dục và đạt tới 2/3 khối lượng trưởng thành sẽ nâng cao được năng suất sinh sản của lợn nái và nâng cao phẩm chất đời con.
3.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sản xuất của lợn nái
Sự thành thục về thể vóc bao giờ cũng muộn hơn sự thành thục về tính. Khi xuất hiện động dục lần đầu tiên mà phối ngay, thường thì không đạt và nếu có đạt thì do thể trạng quá nhỏ nên năng suất sinh sản và phẩm chất đời con cũng rất kém. “Không thể đạt được hiệu quả sinh sản đầy đủ, cho bất kỳ loại gia súc nào, ở lần chịu đực hoặc xuất tinh đầu tiên, vì có một thời kỳ gọi là: Vô sinh ở tuổi dậy thì”
Khả năng sinh sản của một giống lợn là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế của giống. Nó thể hiện qua nhiều chỉ tiêu đánh giá và là sự thể hiện năng lực tái tạo đời sau của thế hệ bố mẹ. Khả năng sinh sản không chỉ là một tính trạng di truyền mà cũng thể hiện sự thích nghi của giống với các tác động của điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng và điều kiện tự nhiên nuôi dưỡng. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra khả năng sinh sản của 31 con lợn nái Bản kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Khả năng sinh sản của lợn nái (n = 30)
Chỉ tiêu Đơn vị X
X
m Cv(%)
Thời gian mang thai Ngày 114,98 ± 0,23 1,10 Số con đẻ ra trong một lứa Con 6,84 ± 0,22 17,75
Khối lượng sơ sinh/con Kg 0,46 ± 0,01 17,85
Khối lượng lúc cai sữa/con Kg 5,27 ± 0,05 5,78 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa % 97,50 ± 1,07 6,14 Thời gian động dục sau cai sữa Ngày 12,94 ± 0,27 11,80
Khoảng cách lứa đẻ Ngày 210,48 ± 1,63 4,31
Thời gian cai sữa Ngày 84,42 ± 0,90 7,55
Qua kết quả ở bảng 3.6 chúng tôi có nhận xét:
- Số con sơ sinh/ổ của lợn nái Bản là 6,84 ± 0,22 con. So với lợn Móng Cái, số con sơ sinh/ổ là 10 - 12 con, theo kết quả của một số tác giả số con sơ sinh/ổ của lợn Hạ Lang - Cao Bằng là 8,88 con, thì lợn Bản ít hơn, điều đó