3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại các nông hộ chăn nuôi lợn thuộc ba xã (Tiền Phong, Đoàn Kết, Mường Chiềng) huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
- Thời gian: từ tháng 08/2018 đến tháng 08/2019. 2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn Bản địa tại huyện Đà Bắc
- Số lượng và cơ cấu đàn lợn nuôi tại vùng điều tra - Phương thức chăn nuôi
- Quy mô đàn lợn nuôi trong hộ gia đình
2.3.2. Đánh giá khả năng sinh sản của nái F1 (♂ Rừng x ♀ Bản địa)
- Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái Bản địa:
+ Tuổi động dục lần đầu (tháng) + Tuổi phối giống lần đầu (tháng) + Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) + Khối lượng động dục lần đầu (kg) + Chu kỳ động dục (ngày) + Thời gian động dục (ngày)
- Khả năng sản xuất của lợn nái:
+ Số con sơ sinh/lứa + Số con cai sữa/lứa
+ Số lứa/năm + Số con cai sữa/nái/năm
+ Khối lượng sơ sinh/con + Khối lượng sơ sinh toàn ổ + Khối lượng lợn qua các tháng tuổi.
2.3.3. Đánh giá khả năng sản xuất thịt của lợn F2 (♂ Rừng x ♀F1)
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn + Khối lượng của lợn
- Xác định chất lượng thịt qua các chỉ tiêu mổ khảo sát
- Khối lượng sống (kg) - Tỷ lệ nạc (%)
- Tỷ lệ mỡ (%) - Tỷ lệ da (%)
- Tỷ lệ xương (%) - Độ dày mỡ lưng (cm) - Diện tích cơ thăn (cm2)
- Khối lượng thịt móc hàm (kg) và tỷ lệ thịt móc hàm (%) - Khối lượng thịt xẻ (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%)
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập các thông tin chung tình hình chăn nuôi lợn Bản địa tại huyện Đà Bắc
Thông qua số liệu thống kê và báo cáo.
2.4.2. Các chỉ tiêu sinh lý và năng suất sinh sản lợn nái F1
* Sơ đồ phối giống
- Lợn cái F1 được phối giống theo sơ đồ sau: ♂ Rừng x ♀ Bản địa
F1 (nuôi sinh sản)
- Lợn thịt F2 nuôi thịt được phối giống theo sơ đồ sau:
♂ Rừng x ♀ F1
F2 (nuôi thịt)
2.4.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản lợn nái F1
- Tiến hành theo dõi trực tiếp trên đàn lợn nái F1 về các chỉ tiêu sinh lý sinh sản: theo dõi và ghi chép sổ sách
2.4.2.2. Khả năng sinh sản
- Đếm số con ở các thời điểm: khi mới đẻ, khi để nuôi, khi cai sữa. Tỷ lệ sống (%) = Số con còn sống sau đẻ ra 100
Số con đẻ ra
Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con nuôi sống đến khi cai sữa 100 Số con để nuôi
- Theo dõi, ghi chép năng suất sinh sản của đàn lợn nái.
- Tiến hành cân, đo lợn ở các thời điểm: Sơ sinh, cai sữa bằng cân đồng hồ, cân lần lượt từng con.
2.4.3. Khả năng sinh trưởng của lợn lợn thịt F2 (♂ Rừng x ♀F1)
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn F2 (♀F1 x ♂ Rừng) tiến hành theo dõi 60 con (tỷ lệ đực cái là 50/50) từ sau khi cai sữa. 60 con này được nuôi ở 6 hộ gia đình có điều kiện tương đương nhau, mỗi gia đình nuôi 10 con.
- Trực tiếp theo dõi khả năng sinh trưởng và năng suất của lợn nuôi thịt: tiến hành tại các nông hộ.
- Con lai F2 (♀F1 x ♂ Rừng) nuôi thịt: đồng đều về độ tuổi, phương thức chăn nuôi, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, tiêm phòng, tẩy giun sán, vệ sinh, phòng bệnh như nhau.
- Sinh trưởng tương đối: là tỷ số phần trăm mức tăng chiều đo (hoặc khối lượng) của gia súc so với trị số ban đầu của chiều đo (hoặc khối lượng) trong thời gian khảo sát. Sức sinh trưởng tương đối được tính bằng công thức: 100 0 0 1 V V V R Trong đó:
R: Sức sinh trưởng tương đối
Vo: Chiều đo (hoặc khối lượng) gia súc lúc bắt đầu khảo sát. V1: Chiều đo (hoặc khối lượng) gia súc lúc kết thúc khảo sát.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là mức tăng khối lượng trong một đơn vị thời gian của giai đoạn nhất định. Sức sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng công thức:
t P P A 1 0 Trong đó:
A: sức sinh trưởng tuyệt đối
Po: khối lượng gia súc lúc bắt đầu khảo sát P1: khối lượng gia súc lúc kết thúc khảo sát t: thời gian khảo sát.
- Mổ khảo sát: tiến hành mổ khảo sát 3 đực và 3 cái F2 (♂ Rừng x ♀F1) tại thời điểm 8 tháng tuổi và tính toán một số chỉ tiêu cơ bản như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc, tỷ lệ mỡ, xương, da, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Minitab và Excel: Giá trị trung bình ( X ); Độ biến động Cv(%); Sai số tiêu chuẩn: SE (Standard Error); Sai khác (giá trị P)
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Số lượng, cơ cấu đàn lợn và phương thức chăn nuôi
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại điểm theo dõi
Trên cơ sở các số liệu thống kê có được về tình hình chăn nuôi lợn của toàn tỉnh Hòa Bình, chúng tôi kết hợp điều tra cơ cấu của đàn lợn nuôi trong một số xã vùng cao như Tiền Phong, Đoàn Kết, Mường Chiềng. Vì vậy chúng tôi điều tra cơ cấu đàn lợn Bản của địa phương. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
STT Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm Tổng
số (con)
Tiền Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Lợn Bản Con 129 328 289 746 Tỷ lệ % 17,29 43,97 38,74 100 2 Lợn MC Con 58 197 109 364 Tỷ lệ % 15,93 54,12 29,95 100 3 Lợn lai Con 45 165 201 411 Tỷ lệ % 10,95 40,15 48,91 100 4 Lợn khác Con 26 97 48 171 Tỷ lệ % 15,20 56,73 28,07 100 Tổng số lợn Con 258 787 647 1692
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi (đvt: %)
Qua số liệu thu được ở bảng 3.1 được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1 chúng tôi thấy rằng:
- Lợn Bản địa: So với tổng số lợn điều tra trong cả 3 xã thì số lợn Bản địa luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu của đàn, cụ thể: Tiền Phong có 129 con (chiếm 17,29%), Đoàn Kết có 328 con (chiếm 43,97%), Mường Chiềng có 289 con (chiếm 38,74%). Tổng đàn của 3 xã điều tra là 746 con chiếm 46,93%. Với những số liệu trên cho thấy, đàn lợn Bản vẫn giữ được vị trí quan trọng đối với người dân vùng cao mặc dù có rất nhiều giống lợn lai năng suất cao đang được đưa vào trong các nông hộ. Hơn nữa, trong những năm gần đây các dự án trong nước và ngoài nước cũng góp phần tích cực vào việc gìn giữ giống lợn địa phương. Thịt lợn Bản lại có nhiều ưu điểm, thơm ngon, có giá trị kinh tế và cũng là “đặc sản”, thế mạnh của địa phương.
- Lợn Móng Cái, lợn lai và một số loại lợn khác có trên địa bàn của 3 xã điều tra chiếm một tỷ lệ ít hơn: Lợn Móng Cái trung bình là 19,33%
(cao nhất là ở Đoàn Kết 197 con và thấp nhất là ở Tiền Phong 58 con); lợn lai chiếm tỷ lệ trung bình là 24,47% (cao nhất là ở Mường Chiềng có 201 con và thấp nhất là ở Tiền Phong có 45 con); lợn khác chiếm trung bình là 9,28% (cao nhất là ở Đoàn Kết có 97 con và thấp nhất là ở Tiền Phong có 26 con).
Nhìn vào sự phát triển của đàn lợn lai chúng tôi cũng thấy rằng với sự tuyên truyền và hỗ trợ về chính sách khoa học kĩ thuật, các hộ gia đình đã chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề kĩ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng đồng thời cũng có những hộ bước đầu biết tăng gia sản xuất, mở rộng chăn nuôi nái ngoại theo mô hình trang trại nhỏ. Tuy đàn lợn Bản có ưu thế về khả năng chịu đựng kham khổ nhưng sản lượng thịt ít hơn rất nhiều. Do đó, phát triển đàn nái lai là điều cần thiết với những xã vùng cao như Tiền Phong, Mường Chiềng, Đoàn Kết.
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
Để đánh giá được cơ cấu đàn lợn tại địa điểm theo dõi, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.2 và biểu đồ hình 3.2.
Qua số liệu ở bảng 3.2 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy:
- Xã Tiền Phong có 147 con lợn Bản trong đó nái sinh sản là 33 con (chiếm 22,45%), lợn đực giống là 5 con (chiếm 3,40%), trong khi đó lợn thịt và lợn con là 109 con (chiếm 74,15%).
- Xã Đoàn Kết với tổng số lợn là 308 con, số lượng lợn nái sinh sản là 85 con (chiếm 27,60%), số lợn đực giống là 15 con (chiếm 4,87%), số lợn thịt và lợn con là 208 con (chiếm 67,53%).
- Mường Chiềng có số lượng lợn là 291 con, với nái sinh sản là 62 con (chiếm 21,31%), lợn đực giống là 8 con (chiếm 2,75%), số lợn thịt là 221 con
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại địa điểm theo dõi
Địa điểm
Nái sinh sản Đực giống Lợn thịt
Tổng Số lượng (con) tỷ lệ (%) Số lượng (con) tỷ lệ (%) Số lượng (con) tỷ lệ (%) Tiền Phong 33 22,45 5 3,40 109 74,15 147 Đoàn Kết 85 27,60 15 4,87 208 67,53 308 Mường Chiềng 62 21,31 8 2,75 221 75,95 291 Tổng số 180 24,13 28 3,75 546 73,19 746
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu đàn lợn nuôi tại địa điểm theo dõi
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy cơ cấu đàn lợn của 3 xã không đồng đều với tổng số lợn là 764 con. Trong đó, tổng đàn lợn nái sinh sản là 80 con, lợn đực giống của cả 3 xã chỉ có 28 con, lợn thịt và lợn con là 546 con. Vậy so
với lợn nái thì cơ cấu đực giống/nái sinh sản là 1/2,86 con. Theo tỷ lệ này thì số lợn đực cũng không phải là ít, tuy nhiên chất lượng lại không cao do người dân thường sử dụng con đực phối lại với mẹ của nó. Con đực giống cũng không được sử dụng lâu dài, chỉ cho phối một lần rồi cũng loại thải. Số lợn đực giống tốt thì chỉ có vài ba con được nuôi trong gia đình có điều kiện dùng để phối giống cho lợn nái của cả bản. Điều đó cho thấy người dân ở địa phương vẫn chưa chú trọng đến việc chăn nuôi lợn đực giống để cải tạo chất lượng đàn lợn con mà chỉ chú trọng đến chăn nuôi lợn nái, lợn con và lợn thịt. Bởi vì, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, và do tập quán ở địa phương thường nuôi lợn để dùng thịt khi có đám cưới, cỗ bàn, hay khi vào vụ mùa, cho nên hầu như gia đình nào cũng nuôi một vài con lợn thịt để sử dụng trong gia đình. Chính vì lợn đực không được người dân quan tâm nhiều nên việc cho giao phối cận huyến là điều tất yếu xảy ra, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của đàn lợn con. Trong điều kiện giao phối trực tiếp cần hướng dẫn, khuyến khích bà con chọn lọc đực giống tốt và luân chuyển đực giống đã được chọn lọc để tăng năng suất sinh sản cho nái Bản địa phương.
3.1.3. Tình hình chăn nuôi và tập quán nuôi lợn của huyện Đà Bắc
Do đặc trưng của đồng bào vùng núi trong cuộc sống vẫn còn gặp không ít những khó khăn về nhiều mặt, do vậy chăn nuôi quảng canh vẫn là phương thức được người dân nơi đây lựa chọn là phương thức chăn nuôi chủ yếu, mặt khác nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn tại các địa bàn này còn rất thấp. Chính vì vậy, tại các địa phương này chưa có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại nếu như không có sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước về chính sách và cơ sở vật chất. Kết quả khảo sát về tình hình chăn nuôi và tập quán nuôi lợn Bản địa tại 03 xã của huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi lợn Bản và quy mô trong các hộ
TT Chỉ tiêu ĐVT
Địa điểm
Tổng Tiền Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Số hộ điều tra Hộ 32 230 80 342 2 Số hộ nuôi Hộ 19 145 49 213 3 Tỷ lệ hộ nuôi % 59,38 63,04 38,00 62,28 4 Tổng số đàn lợn Bản Con 147 328 319 794 5 Bình quân số con/hộ Con 7,74 2,26 6,51 3,73 6 Số lợn nuôi ít nhất/hộ Con 2 1 1 1,33 7 Số lợn nuôi nhiều nhất/hộ Con 20 18 20 19,33
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy: Tại 3 địa điểm điều tra của huyện có số lượng lợn Bản nhiều nhất cũng đang có sự suy giảm. Trong tổng số 342 hộ điều tra thì số hộ nuôi lợn Bản là 213 hộ chiếm 62,28% với tổng số là 794 con; chỉ tiêu bình quân số con /hộ (2.26-7.74 con) và tỷ lệ hộ nuôi lợn Bản là 38,00 - 63,04%; trong đó số hộ nuôi ít nhất là 1 - 2 con (1,33 con) còn những hộ nuôi nhiều có thể lên đến 18 - 20 con (19,33 con). Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng, mặc dù tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn Bản đã giảm đi nhưng số hộ chăn nuôi với quy mô 2 - 3 nái lại tăng lên, vì vậy mà lợn Bản vẫn giữ được số lượng nhất định. Hơn nữa, do trình độ kĩ thuật của người dân ngày được nâng cao hơn qua các lớp tập huấn hay các chương trình dự án của Chính phủ nên việc chăn nuôi lợn có quy mô hơn so với trước đây.
* Phương thức chăn nuôi
Có thể nói phương thức chăn nuôi cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho biết tình hình phát triển chăn nuôi, khả năng sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó là cơ sở khoa học để định hướng phát triển chăn nuôi. Do tầm quan trọng của công tác điều tra cơ bản, cho nên chúng tôi cùng với phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Thống kê - Kế hoạch huyện Đà Bắc tiến hành điều tra tổng đàn lợn trong huyện và phương thức chăn nuôi của người dân địa phương tại thời điểm 1/10 hàng năm, kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 chúng tôi có nhận xét: Phương thức chăn nuôi của bà con đã có sự thay đổi dần dần. Trước đây người dân chủ yếu sử dụng phương thức chăn thả tự nhiên thì ngày nay đã chuyển dần sang bán chăn thả và nuôi nhốt. Điều này được thể hiện qua bảng 4.5, tỷ lệ lợn Bản được nuôi theo phương thức chăn thảchiếm 3,78%, bán chăn thả là 16,78% và nuôi nhốt là 26,36% so với tổng đàn điều tra.
Chuồng nuôi nhốt lợn được làm ở gần nhà, sát kề với nhà hoặc phía rìa gầm nhà sàn để tận dụng mái che, chuồng nhốt có hố ủ phân được đào sâu khoảng hơn 1m ngay dưới sàn chuồng. Phần lớn chuồng nuôi được làm bằng gỗ cây vải lâu năm hoặc cây tre, cây trúc sẵn có tại địa phương. Gỗ được xẻ thành tấm, tre cắt từng đoạn tùy thuộc vào kích cỡ của chuồng. Sau đó, được đóng ghép thành hình cũi, gồm: thành và sàn chuồng có khe hở để phân và nước tiểu thoát xuống hố phân dự trữ, chuồng trại như vậy tạo được độ thông thoáng và khô ráo. Qua phỏng vấn trực tiếp, người dân cho biết chuồng làm bằng gỗ cây vải rất tốt, chuồng luôn khô ráo, bền vững sử dụng được nhiều năm. Điều này cho thấy sự hiểu biết và kinh nghiệm của người dân bản địa rất phong phú trong việc lựa chọn vật liệu xây dựng chuồng trại, đảm bảo thuận lợi và phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi lợn ngay tại gia đình, trong khi chưa có khả năng đầu tư từ bên ngoài.
Bảng 3.4. Phương thức chăn nuôi
TT Chỉ tiêu
Địa điểm
Tổng số Tiền
Phong Đoàn Kết Mường
Chiềng 1 Tổng số lợn điều tra 258 787 647 1692 2 Chăn thả Số lợn điều tra N 18 37 29 84 % 6,98 4,70 4,48 4,96 Lợn Bản N 15 28 21 64 % 83,33 75,68 72,41 3,78 3 Bán chăn thả Số lợn điều tra N 87 215 226 528 % 33,72 27,32 34,93 31,21 Lợn Bản N 48 108 128 284 % 55,17 50,23 56,64 16,78 4 Nuôi nhốt Số lợn điều tra N 153 535 392 1080 % 59,30 67,98 60.59 63,83 Lợn Bản N 84 192 170 446 % 54,90 35,89 43,37 26,36 * Loại hình thức ăn
- Thức ăn tinh: Chủ yếu là ngô hạt hoặc ngô được nghiền thành bột, cám gạo và bột sắn, thức ăn tinh sử dụng với lượng rất ít. Hầu như các hộ dân