Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing trực tuyến – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH dệt len thời trang hà nội (Trang 44 - 46)

Khách hàng

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến đó là các khách hàng tổ chức. Chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp, hệ thống cửa hàng thời trang lớn (Format, Yody, Seven Uomo, con cưng, Tô son,…)

Các sản phẩm mang thương hiệu Hanwool của Công ty còn được bán trong hệ thống Vinmart & Vinmart+

Đồng thời, Công ty cũng mang những sản phẩm của doanh nghiệp mình đến một số hội chợ thời trang Việt Nam tại Nga. Trong đó có hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức thường niên tại Matxcova.

Ngoài ra, công ty len Hà Nội còn là doanh nghiệp gia công sản phẩm cho các thương hiệu nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã xuất đi thị trường Nga, Mỹ, Hàn Quốc,....

Khách hàng nội địa

Dựa trên thực trạng của việc lựa chọn thị trường mục tiêu của hoạt động Marketing của công ty là phục vụ khách hàng tại khu vực miền Bắc và Bắc Miền Trung. Hoạt động Marketing trực tuyến của công ty cũng dựa trên thị trường mục tiêu là khu vực miền Bắc và Bắc Miền Trung. Đối với hình thức Marketing trực tuyến, sự khác biệt đến từ môi trường hoạt động Internet vậy nên các đối tượng là các doanh nghiệp, hãng thời trang có quy mô lớn, trung bình.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thói quen của người trẻ đã thay đổi. Họ thường tìm kiếm thông tin thông qua Internet vừa có được nhiều thông tin hơn, vừa tiết kiệm thời gian hơn… Do đó việc sử dụng Internet để đặt hàng hay giao dịch mua bán được xem là một giải pháp tối ưu cho

các doanh nghiệp… Khách hàng chỉ đơn giản và search và click các thông tin đáng quan tâm về mặt hàng, doanh nghiệp, phương thức liên hệ, sau đó gửi mẫu, xin báo giá. Sau khi nhận được báo giá, công ty tiến hành sản xuất hàng mẫu, gửi cho khách hàng. Khách hàng nhận được hàng mẫu sẽ đưa ra ý kiến, nhận xét, nếu cần chỉnh sửa, công ty sẽ cho chỉnh sửa lại, sau đó khách duyệt lại. Duyệt mẫu mã xong, khách hàng sẽ ký hợp đồng, đặt cọc và công ty cho sản xuất hàng loạt theo mẫu đã duyệt.

Khách hàng nước ngoài ( xuất khẩu):

Với những đơn hàng xuất khẩu, khách hàng thường là đối tượng tìm đến doanh nghiệp trước. Khách sẽ gửi mẫu mã cho công ty, và đặt hàng dệt y như mẫu đã gửi. Để khách hàng tìm thấy doanh nghiệp mình, công ty thường xuyên tham gia những hội chợ xúc tiến thương mại về ngành nghề của mình. Hàng năm những hội chợ, tuần lễ thời trang dệt len được tổ chức tại Nga, Hồng Kông, Đài Loan,.. công ty luôn cử người tham gia.

Để duy trì lượng khách hàng đã có, do liên hệ ra nước ngoài chi phí khá đắt và hạn chế về trình độ ngoại ngữ, công ty chọn cách liên hệ bằng email. Phòng kinh doanh thường xuyên gửi email hỏi thăm những khách hàng cũ về tình hình kinh doanh của họ, đồng thời giới thiệu những sản phẩm mới ( mẫu mã, quy cách, chất liệu, màu sắc,..)

Điều này vừa giúp duy trì liên lạc, vừa là cách để gây ấn tượng đồng thời khách hàng sẽ không “quên” doanh nghiệp mình.

Nhà cung cấp.

Với đặc điểm là sản xuất các sản phẩm từ len, sợi, nhà cung cấp chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp kinh doanh sợi, sợi mộc, các doanh nghiệp nhuộm sợi. Ngoài ra, các đơn vị in ấn, bao bì, hóa chất (sử dụng trong giặt sấy) cũng là nhà cung cấp thường xuyên của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing trực tuyến – nghiên cứu tình huống tại công ty TNHH dệt len thời trang hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)