b. Đặc điểm về xúc tiến bán hàng Quảng cáo:
4.3.6 Bán hàng trên các sàn TMĐT.
Để có thể thành công khi bán hàng trên các sàn TMĐT hiện nay, cần xây dựng một kế hoạch hoặc có một chiến lược cụ thể.
Với lợi thế là doanh nghiệp sản xuất trực tiếp, giá thành rẻ, chất lượng tốt. Công ty hoàn toàn có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau:
- Tham khảo giá thị trường để đưa ra giá không quá thấp hoặc quá cao. - Không bán các sản phẩm phân phối độc quyền
- Không bán các sản phẩm gắn mác của thương hiệu khác (nhãn riêng của khách hàng)
- Tuyệt đối không bán sản phẩm chưa tung ra thị trường của bất kì thương hiệu nào.
- Khi xây dựng một trang bán hàng qua sàn TMĐT, nên đăng các sản phẩm thương hiệu “Hanwool” của công ty để đẩy mạnh nhận diện thương hiệu trước.
- Thời gian đầu, không nên quá chú trọng vào mục tiêu số lượng bán hàng lẻ mà quan trọng là giới thiệu thương hiệu đồng thời khẳng định chất lượng sản phẩm.
Một số sàn TMĐT uy tín công ty có thể tham gia: Shopee, Sendo, Tiki, Lazada.
Cần có một nhân viên chuyên trách về các các hoạt động này. Nhân viên này phải chủ động thực hiện các công việc có liên quan: trả lời thắc mắc của khách hàng, xử lý và đóng gói đơn hàng.
● Các bước xây dựng một kênh bán hàng trên các trang TMĐT:
- Tìm hiểu ký chính sách của các sàn TMĐT để có thể lựa chọn kênh bánh hàng phù hợp.
- Tạo một tài khoản thực: Tài khoản này phải đảm bảo là tài khoản thực của công ty, có xác thực đăng ký kinh doanh và đăng ký nhãn hiệu để tránh trường hợp bị hack hoặc mất tài khoản.
- Thêm thông tin chi tiết về công ty (Tên, địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh nổi bật,....) để khách hàng yên tâm về sản phẩm và chất lượng.
- Đăng bán sản phẩm: cần chụp hình kỹ sản phẩm (các góc độ: trước và sau, các màu, ảnh khi sử dụng, chi tiết mặt vải,...), thông số sản phẩm rõ ràng (thành phần, size số, độ dài ngắn, giới tính, độ tuổi, cách bảo quản,....). Tham khảo cách chụp hình của các nhà bán hàng khác để có thể có hình ảnh đẹp nhất về sản phẩm.
- Giá bán cần tham khảo các bên, tránh để giá quá cao (mất khách) hoặc quá thấp (phá giá thị trường).
- Thường xuyên cập nhật thông tin và kiểm tra đơn hàng cũng như tin nhắn, thắc mắc của khách hàng.
- Đảm bảo giao hàng sớm và đúng hẹn, kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi giao hàng để tránh lỗi hỏng, nhầm màu, nhầm size, thiếu hàng,...
- Có thể tặng kèm sản phẩm nếu có (mua áo tặng cài áo, tặng thêm sản phẩm công ty đang sản xuất cũng là một cách để giới thiệu sản phẩm)
- Sau khi giao hàng có thể hỏi ý kiến khách hàng về sản phẩm, tặng voucher sau khi mua hàng cho những lần mua hàng tiếp theo
KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của Internet trong thế kỷ XXI đã đưa con người đến với những ứng dụng vô cùng tiện ích triển khai với chi phí thấp. Trong bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay việc ứng dụng các công cụ Marketing trực tuyến tuy đã được triển khai rầm rộ nhưng về chất lượng thì còn hạn chế. Doanh nghiệp cần phân tích tình hình thị trường cũng như khả năng của công ty để lựa chọn chiến lược Marketing trực tuyến phù hợp. Mà song hành với nó là sử dụng các công cụ Marketing một cách khoa học, hiệu quả phù hợp với mục tiêu và khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dệt len thời trang Hà Nội, tôi đã được học tập và tìm hiểu về công ty cũng như hoạt động Marketing nói chung và hoạt động Marketing trực tuyến nói riêng. Nhìn chung, công ty đã thực hiện tốt vai trò của mình với xã hội cũng như nền kinh tế mà cụ thể ngành dệt len Việt Nam. Việc ứng dụng Marketing trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của công ty đã đem lại được một số thành công nhất định. Nhưng do mới chỉ là bước đầu thực hiện nên còn nhiều thiếu sót cần bổ sung. Qua phân tích tìm hiểu tôi cũng đưa ra một số giải pháp giúp phát triển Marketing trực tuyến tại công ty. Mặc dù nó chưa thực sự chi tiết cụ thể nhưng cũng mong có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty.