Cơ cấu tổ chức của KBNN huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 53 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN huyện Thanh Ba

a. Chức năng

KBNN huyện Thanh Ba là đơn vị trực thuộc KBNN tỉnh Phú Thọ có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.

KBNN huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Cơ quan KBNN huyện Thanh Ba có trách nhiệm thực hiện trực tiếp quản lý ngân sách. Giúp việc Giám đốc KBNN huyện có các tổ nghiệp nghiệp vụ. Tại KBNN huyện Thanh Ba có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và các tổ nghiệp vụ sau: Tổ Tổng hợp hành chính, Tổ Kế toán, Tổ Kho quỹ..

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của KBNN Thanh Ba - Phú Thọ

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KHO QUỸ

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

KBNN huyện Thanh Ba thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1 - Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, các khoản thu cho các cấp ngân sách.

2 - Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3 - Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác của nhà nước theo quy định của pháp luật.

4 - Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.

5 - Quản lý ngân quỹ KBNN huyện chế độ quy định.

6 - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ tại KBNN Thanh Ba 7 - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện.

8 - Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN huyện tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

9 - Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN huyện Thanh Ba.

10 - Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước, hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN huyện quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cược, ký quỹ… theo quy định của pháp luật.

11 - Thực hiện công tác điện báo, báo cáo về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền, thống kê báo cáo quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN huyện.

12 - Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN huyện Thanh Ba.

13 - Tổ chức công tác tiếp dân tại KBNN huyện theo quy định.

14 - Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN huyện theo quy định.

15 - Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

16 - Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN huyện theo quy định. 17 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.

3.2. Thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại KBNN huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Căn cứ kiểm soát chi đầu tư XDCB

Căn cứ kiểm soát chi đầu tư XDCB dựa trên các văn bản hướng dẫn sau: - Luật NSNN (sửa đối) đã được ban hành vào năm 2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính Phủ.

- Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

- Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.

- Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn NSNN.

- Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007 và thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về quản lý, chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. - Quyết định số 86/QĐ-KBNN ngày 17/6/2011 của Tổng Giám đốc KBNN về việc ban hành Quy trình kiểm soát chi đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

3.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm soát chi đầu tư XDCB

Thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN của KBNN Thanh Ba được tổ chức thành 2 bộ phận:

- Tổ kế toán thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo quy định của Luật NSNN. Việc bố trí bộ máy kiểm soát chi thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) như sau: phân công cho kế toán viên đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi theo đơn vị sử dụng NSNN, không phân công theo tài khoản của đơn vị, cán bộ kế toán trực tiếp giao nhận (và trả lại đơn vị theo quy định khi hoàn thành việc kiểm soát thanh toán) chứng từ tài liệu, hồ sơ đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng NSNN và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định trước khi trình Kế toán trưởng. Kế toán trưởng là người quản lý, điều hành Tổ Kế toán, là người kiểm soát cuối cùng các chứng từ, hồ sơ kiểm soát chi do kế toán viên trình trước khi trình Giám đốc KBNN ký duyệt.

- Tổ tổng hợp - hành chính thực hiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và vốn chương trình mục tiêu và các chương trình mục tiêu khác theo phân cấp của KBNN tỉnh. Cán bộ kiểm soát chi được phân công kiểm soát theo lĩnh vực và nguồn vốn như: kiểm soát chi đầu tư ngân sách xã, chi đầu tư ngân sách huyện, các dự án nguồn vốn kinh phí ủy quyền (NS trung ương, NS tỉnh)..., cán bộ kiểm soát chi trực tiếp giao nhận (và trả lại đơn vị theo quy định khi hoàn thành việc kiểm soát thanh toán) chứng từ, hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổ trưởng. Điều hành, quản lý Tổ Tổng hợp- Hành chính là Tổ trưởng, đồng thời cũng là người kiểm soát cuối cùng các hồ sơ dự án chi đầu tư XDCB do cán bộ kiểm soát chi đề nghị thanh toán trước khi trình Giám đốc KBNN ký duyệt.

Mối quan hệ giữa trong đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đó là một thể thống nhất từ trên xuống dưới trong đó quan hệ giữa Ban lãnh đạo với các tổ là quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo đối với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện cơ chế quản lý và các quy trình nghiệp vụ về kiểm soát chi NSNN. Quan hệ giữa các tổ là quan hệ đồng nghiệp, giao nhận chứng từ, hồ sơ đề nghị thanh toán của các đơn vị sử dụng NSNN trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó bằng các quy định về quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác, mối quan hệ giữa các bộ phận trong KBNN ngày càng được củng cố và tăng cường hơn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trên địa bàn.

3.2.3. Quy trình, thủ tục, tổ chức và nội dung thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện Thanh Ba

3.2.3.1. Quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN theo cơ chế một cửa

Thực hiện quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/8/2007 của Tổng giám đốc KBNN về việc ban hành quy chế thực hiện một cửa trong kiểm soát chi NSNN qua KBNN, hiện nay KBNN huyện Thanh Ba thực hiện quy trình

kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước qua hệ thống KBNN theo Quyết định 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 của Tổng giám đốc KBNN.

Quy trình thực hiện kiểm soát chi đầu tư XDCB được thực hiện qua 9 bước. Điểm cần lưu ý của qui trình là hình thành bộ phận giao dịch “một cửa” được tách bạch khỏi bộ phận kiểm soát chi. Việc nhận yêu cầu và trả kết quả cho chủ đầu tư (ban quản lý dự án) được thực hiện tại bộ phận giao dịch “một cửa” của KBNN.

Có thể khái quát quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua KBNN Hà Nội theo cơ chế một cửa như sau:

Sơ đồ 3.2. Qui trình KSC đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN huyện Thanh Ba

(Nguồn: Phòng tổng hợp, KBNN Thanh Ba)

Lãnh đạo phụ trách KSC đầu tư XDCB Bộ phận giao dịch một cửa Phòng KSC NSNN Phòng Kế toán NSNN Chủ đầu tư (BQLDA) Đơn vị thụ hưởng (1) (9) (8) (2) (3) (7) (6) (5) (4)

Bước 1: Bộ phận giao dịch một cửa tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu tư. Bước 2: Cán bộ kiểm soát chi NSNN tiếp nhận hồ sơ của chủ đầu từ bộ phận giao dịch một cửa và tiến hành kiểm soát hồ sơ (bao gồm hồ sơ ban đầu và hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán), ký các chứng từ thanh toán vốn đầu tư và tờ trình lãnh đạo KBNN, trình lãnh đạo phòng ký duyệt.

Bước 3: Phòng Kiểm soát chi NSNN chuyển toàn bộ hồ sơ và chứng từ cho phòng Kế toán

Bước 4: Phòng Kế toán kiểm tra, ký chứng từ, trình toàn bộ hồ sơ và chứng từ cho lãnh đạo KBNN.

Bước 5: Lãnh đạo KBNN xem xét hồ sơ, ký tờ trình lãnh đạo KBNN, giấy rút vốn đầu tư, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và chuyển trả phòng Kế toán.

Bước 6: Phòng Kế toán thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng

Bước 7: Phòng Kế toán lưu 1 liên giấy rút vốn đầu tư và 1 liên giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) và chuyển trả lại toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho phòng KSC NSNN.

Bước 8: Phòng Kiểm soát chi NSNN lưu hồ sơ theo quy định và trả chứng từ cho chủ đầu tư (BQLDA) qua bộ phận giao dịch một cửa.

Bước 9: Chủ đầu tư nhận chứng từ tại bộ phận giao dịch một cửa

3.2.3.2. Tiếp nhận, thông báo kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN, mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

a. Tiếp nhận, thông báo kế hoạch đầu tư XDCB từ NSNN

Tại KBNN huyện Thanh Ba sau khi nhận được thông báo kế hoạch đầu tư XDCB từ KBNN Trung ương (đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương) và UBND thành phố, huyện (đối với các dự án thuộc ngân sách thành phố, địa phương), Phòng Tổng hợp lập thông báo kế hoạch đầu tư XDCB trình lãnh đạo ký gửi cho các Phòng Kiểm soát chi NSNN theo phân cấp.

Tình hình tiếp nhận, thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016 được thể hiện ở bảng số liệu 3.1. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn đầu tư XDCB Huyện Thanh Ba tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2014-2016, số dự án sử dụng nguồn vốn này cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Bảng 3.1. Tổng hợp chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN huyện Thanh Ba giai đoạn 2014-2016 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển bình quân (%) 2014 2015 2016 + + % + + % I Vốn đầu tư XDCB Tr.đ 335.688 595.566 788.550 259.878 177,4 192.984 132,4 53,27

1 Ngân sách Trung ương Tr.đ 198.986 268.371 478.342 69.385 134,9 209.971 178,2 55,05

2 Ngân sách địa phương Tr.đ 136.703 327.195 310.209 190.492 239,3 -16.986 94,8 50,64

II Số dự án đầu tư XDCB D.án 117 121 127 4 103,4 6 105,0 4,19

1 Ngân sách Trung ương D.án 35 39 40 4 111,4 1 102,6 6,90

2 Ngân sách địa phương D.án 81 83 87 2 102,5 4 104,8 3,64

III Bình quân vốn

XDCB/d.án Tr.đ/d.án 2.879 4.922 6.234 2.043 171,0 1.312 126,7 47,15

1 Ngân sách Trung ương Tr.đ/dự án 5.653 6971 12.079 1.318 123,3 5.108 173,3 46,18

2 Ngân sách địa phương Tr.đ/dự án 1.679 3966 3.570 2.287 236,2 -396 90,0 45,82

- Xét về vốn đầu tư XDCB: Nguồn vốn đầu tư từ năm 2014-2016 tăng đều qua các năm, giai đoạn 2015-2016 tăng 192.984 triệu đồng. Bình quân giai đoa ̣n 2014-2016 tăng trưởng 53,27% năm. Nhìn chung số vốn đầu tư phần lớn là do NSTW cung cấp phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, xây dưng những công trình quan trọng và cần nhiều vốn (số vố n từ NS trung ương cấp tăng trưởng cao hơn 55% mô ̣t năm). NSĐP chủ yếu phục vụ xây dựng những công trình nhỏ thuộc cấp huyện quản lý.

- Cù ng với lươ ̣ng vốn đầu tư tăng theo các năm, số dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB cũng tăng dần qua các năm với tốc đô ̣ tăng trưởng bình quân là 4,1% năm. Số dự án sử dụng NSTW chiếm tỉ trọng ít hơn nhưng mỗi dự án lại có số vốn đầu tư lớn hơn nên vì thế bình quân vốn mỗi dự án sử dụng NSTW có vốn bình quân lớn hơn rất nhiều so với các dự án sử dụng NSĐP.

b. Mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Theo quy định của Bộ tài chính tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 và Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ Tài chính thì chủ đầu tư hoặc các ban quản lý dự án (gọi chung là chủ đầu tư) được mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho giao dịch của chủ đầu tư và thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán của KBNN. KBNN huyện Thanh Ba thực hiện mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư theo từng dự án đầu tư.

Hồ sơ mở tài khoản gồm: Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư (trường hợp trong quyết định đầu tư không nêu), quyết định thành lập ban quản lý dự án, quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán), giấy đề nghị mở tài khoản, bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký, thông báo kế hoạch vốn đầu tư của dự án (trong năm đầu tiên).

CHỦ ĐẦU TƯ CÁN BỘ CHUYÊN QUẢN KẾ TOÁN TRƯỞNG P. GĐ PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN

Sơ đồ 3.3. Mở tài khoản qua kho bạc Nhà nước huyện Thanh Ba

Sau khi cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản từ bộ phận “một cửa” tiến hành kiểm tra sự đầy đủ của tài liệu theo quy định, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu. Nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì dự thảo văn bản và báo cáo trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ký gửi chủ đầu tư đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu hoặc điều chỉnh hoặc thay thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ.

Đối với hồ sơ mở tài khoản, cán bộ kiểm soát chi NSNN phôtô thêm một bản để lưu hồ sơ dự án và chuyển cho Phòng (bộ phận) Kế toán. Phòng (bộ phận) Kế toán dự kiến cấp mã các tài khoản theo chế độ quy định và trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện thanh ba, tỉnh phú thọ​ (Trang 53 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)