Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng một thứ NVL thu được nhiều sản phẩm khác nhau (hóa chất, cơ khí, dệt kim…), hay nói cách khác chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập hợp chung cho cảquá trình sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng hay quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là sản phẩm hoàn thành.
Trình tựtiến hành tính giá thành như sau:
- Bước 1: quy đổi số lượng thực tế tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệsốcho sẵn đểlàm tiêu thức phân bổ
Tổng số lượng của SP quy đổi = Số lượng SP sản xuất thực tế * Hệ số quy đổi
- Bước 2: xác định giá thành của sản phẩm quy đổi
Giá thành 1 SP quy đổi = Tổng giá thành SP quy đổi Tổng số lượng SP quy đổi Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ
- Bước 3: tính giá thành thực tếtừng sản phẩm Giá thành đơn vị = Số lượng SP sản xuất thực tế của SP đó * Hệ số của SP đó * Giá thành 1SP quy đổi
1.9.3Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn (nhiều bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn và được kết chuyển lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo. Phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp tính giá thành:
- Phương pháp kết chuyển song song
+ Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn diễn ra song song với nhau đểtạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
+ Đối tượng tập hợp chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành + Công thức tính: Giá thành SP hoàn thành = CPNVL trực tiếp + Chi phí ở bước 1 + Chi phí ở bước 2 + … + Chi phí ở bước n
- Phương pháp kết chuyển tuần tự
+ Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều giai đoạn sản xuất, sản phẩm ở giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn sau và ởmỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm.
+ Đối tượng tập hợp CPSX là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.
+ Công thức tính:
Căn cứ vào các chi phí phát sinh ở công đoạn 1 để tính giá thành bán thành phẩm ở công đoạn 1
Căn cứ vào giá thành bán thành phẩm ở công đoạn 1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn 2 và các chi phí phát sinh ở công đoạn 2để tính giá thành bán thành phẩmởcông đoạn 2
Tương tự, căn cứ vào giá thành bán thành phẩm công đoạn n-1 chuyển qua làm chi phí NVL công đoạn n và các chi phí phát sinh ở công đoạn n để tính giá thành thành phẩm cuối cùng.
Ưu điểm: Các công đoạn diễn ra chặt chẽvà có kếhoạch sản xuất ổn định.
Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều công đoạn.
1.9.4Phương pháp tính giá thành loại trừsản phẩm phụ
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ (các doanh nghiệp mía đường, bia…). Để tính giá trị sản phẩm chính, kếtoán phải loại trừgiá trịsản phẩm phụkhỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Tổng giá thành SP chính = Chi phí SXDD đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Chi phí SXDD cuối kỳ - Giá trị SP phụ