Đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Dệt Xuân Hương được xác định dựa trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên giá thành sản phẩmđược tính cho từng mét vải kaki FOSMOSA sản xuất được.
Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với khối lương lớn, kế hoạch sản xuất tương đối ổn định, chu kỳsản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nên kỳ tính giá thành của công ty là hàng tháng.
2.2.2.2 Tính giá thành sản phẩm vải kakiFOSMOSA của công ty
Công ty TNHH Dệt Xuân Hương với quy trình công nghệsản xuất giản đơn, chu kỳsản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành liên tục trong kỳ. Do đó, công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn.
Giá thành đơn vị SP = Tổng giá thành SP hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Trong đó:
Tổng giá thành vải kaki FOSMOSA hoàn
thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành = 359.983 + 4.400.337– 434.291 = 4.326.029 (ngàn đồng).
Trong kỳ, công ty đã sản xuất được:
Vải khổ 1,2mét: 150.726 mét, trong đó có 28.402 mét vải kaki FOSMOSA Vải khổ 1,6 mét: 402.324 mét, trong đó có 53.334 mét vải kaki FOSMOSA. => Tổng cộng:553.050 mét, có 81.736 mét vải kaki FOSMOSA.
2.2.2.2.1 Giá thành vải khổ 1,2 mét
Định mức nguyên vật liệu chính cho 1 mét vải khổ1,2 mét là 0.26 kg/ mét
Chi phí nguyên vật liệu chính cho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA khổ1,2 mét (phân bổ theo định mức nguyên vật liệu chính):
3.942.576 / (28.402 * 0,26 + 53.334 * 0,3) * (28.402 * 0,26) = 1.245.002 (ngàn đồng) Chi phí nhân công trực tiếp phân bổcho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA:
171.699 / 81.736 * 28.402 = 59.663 (ngàn đồng)
Chi phí sản xuất chung phân bổcho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA: 286.062 / 81.736 * 28.402 = 99.402 (ngàn đồng)
Giá thành đơn vịsản phẩm:
2.2.2.2.2 Giá thành vải khổ 1,6 mét
Định mức nguyên vật liệu chính cho 1 mét vải khổ1,6 mét là 0.3 kg/ mét.
Chi phí nguyên vật liệu chính cho 53.334 mét vải kaki FOSMOSA khổ1,6 mét (phân bổ theo định mức nguyên vật liệu chính):
3.942.576 / (28.402 * 0,26 + 53.334 * 0,3) * (53.334 *0,3) = 2.697.574 (ngàn đồng) Chi phí nhân công trực tiếp phân bổcho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA:
171.699/ 81.736 * 53.334 = 112.036 (ngàn đồng) Chi phí sản xuất chung phân bổcho 28.402 mét vải kaki FOSMOSA:
286.062 / 81.736 * 53.334 = 186.660 (ngàn đồng) Giá thành đơnvịsản phẩm:
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Nhận xét
3.1.1 Nhận xét vềcông tác tổchức kếtoán của công ty
Là một doanh nghiệp tư nhân nhưng công ty TNHH Dệt Xuân Hương luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Vì vậy quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, và đã tạo được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Sự phát triển của công ty, bên cạnh sự chỉ đạo của ban lãnh đạo còn phải kể đến công tác kếtoán của công ty.
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định số 15 /2006 /QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2006. Hệ thống tài khoản này khá đầy đủvà phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dễdàng và thuận tiện cho việc ghi sổkế toán, việc kiểm tra các nghiệp vụphát sinh cũng như kiểm tra nội dung ghi trên chứng từ.
Hình thức tổ chức kế toán: Nhìn chung bộ máy kế toán thực hiện tại công ty gọn nhẹ, phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán với nhau. Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung giúp giảm bớt lượng nhân viên kế toán, đơn giản hóa công việc kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và quản lý tại công ty. Công việc được phân chia rõ ràng giữa các nhân viên giúp cho công tác kế toán được thực hiện trôi chảy, tạo điều kiện cho các thông tin kế toán được cung cấp một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ trong công tác kế toán, công việc đó được thực hiện thông qua một chương trình được cài sẵn trong máy vi tính rất phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty. Vì vậy, công việc xử lý thông tin lên bảng biểu rất nhanh chóng làm giảm nhẹkhối lương công việc sổsách, vấn đề lưu trữhồ sơ, đồng thời nâng cao năng suất lao động của cán bộcông nhân viên.
Hiện nay, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này xác định và đánh giá về số lượng và trịgiá hàng tồn kho vào thời điểm xảy ra nghiệp vụ. Nắm bắt và quản lý hàng tồn kho thường xuyên liên tục góp phần điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý hàng tồn kho.
3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm của công ty phẩm của công ty
3.1.2.1So sánh giá thành của sản phẩm vải kaki FOSMOSA qua các năm
Bảng 3.1 Bảng so sánh giá thành của Công ty TNHH Dệt Xuân Hương (năm 2011, 2012, 2013, tháng 3, 4 và 5 /2014.
Đơn vị tính: ngàn đồng.
Thời gian Vải kaki FOSMOSA khổ 1,2 mét Vải kaki FOSMOSA khổ 1,6 mét Đơn giá thành Số lượng (m) Đơn giá thành Số lượng (m)
4/ 2011 42,8 29.435 48,5 50.455 4/ 2012 43,7 29.904 49,6 49.453 4/ 2013 48,8 26.215 55,3 46.433 3/ 2014 49,3 26.005 56,0 45.906 4/ 2014 49,4 28.402 56,2 53.334 5/ 2014 48,0 22.176 54,5 51.709
Nguồn: Phòng kếtoán công ty TNHH Dệt Xuân Hương. Theo sốliệu của phòng kếtoán công ty TNHH Dệt Xuân Hương có thểthấy:
- Tình hình sản xuất vải kaki FOSMOSA qua các năm có sự thay đổi, số lượng vải khổ 1,2 mét có xu hướng giảm đi, ngược lại vải khổ 1,6 mét tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này chủyếu do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
- Giá thành tính trên mỗi mét vải kaki FOSMOSA cũng thay đổi qua các năm, có xu hướng tăng dần. Giá thành đơn vị của mặt hàng vải kaki FOSMOSA nói riêng và các mặt hàng khác của công ty nói chung tăng lên phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta trong thời gian qua, cụ thể giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, nước ta đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống cho công nhân viên, trong đó phải kể đến việc điều chỉnh tăng mức lương cơ bản, điều này khiến chi phí nhân công trực tiếp của công ty tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành thành phẩm của công ty.
- Đặc biệt tháng 4 năm 2013, giá thành đơn vị sản phẩm vải kaki FOSMOSA tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2012 trong khi đó, số lượng vải sản xuất được của công ty lại giảm
chọn tiêu thức phân bổ chi phí chưa hợp lý của công ty - phân bổ đều, đặc biệt là chi phí sản xuất chung. Với cách phân bổ đều chi phí sản xuất chung, khi số lượng sản phẩm sản xuất giảm thì định phí trên mỗi sản phẩm sẽ tăng lên (đặc biệt là chi phí khấu hao TSCĐ), điều này dẫn đến giá thành đơn vịsản phẩm cũng tăng lên.
- Trong tháng 5 năm 2014, cảsố lượng vải kaki FOSMOSA sản xuất và giá thành đơn vị đều giảm hơn so với tháng 4. Tình hình trong tháng 5, giá xuất kho của nguyên vật liệu sợi 170D/96F giảm còn 138.500 đồng/ kg trong khi tháng 4 là 144.400 đồng/ kg, điều này góp phần giảmđơn giá thành sản phẩm của công ty.
3.1.2.2Một số nhận xét về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmở công ty
Dựa vào bảng 3.1 có thể thấy giá thành đơn vị của sản phẩm vải kaki FOSMOSA nói riêng và các sản phẩm khác của công ty nói chung chịuảnh hưởng bởi công tác tập hợp chi phí sản xuất của công ty, trong đó có chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC.
- Vềkếtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phiếu xuất kho nguyên vật liệu sản xuất, chỉ ghi xuất kho NVL sử dụng để sản xuất theo loại vải mà chưa phân biệt cụthểtheo khổ vải là 1,2 mét hày khổ 1,6 mét. Ngoài ra, công ty TNHH Dệt Xuân Hương không mở tài khoản chi tiết TK 621 theo từng loại vải sản xuất trong kỳ của công ty. Điều này gây khó khăn trong việc theo dõi vềchi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm mà công ty sản xuất được.
- Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí này doanh nghiệp không hạch toán riêng cho từng loại vải mà tập hợp chung chi phí này của các phân xưởng sau đó phân bổ cho từng loại vải mà công ty sản xuất trong kỳ theo phương pháp phân bổ đều. Vì thời gian sản xuất mỗi loại vải khác nhau, nên phân bổchi phí nhân công trực tiếp theo tiêu thức số lượng vải sản xuất là chưa hợp lý.
- Về kế toán chi phí sản xuất chung, chi phí công cụ dụng cụ cho sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, trị giá cũng khác nhau. Ở công ty, các loại công cụdụng cụdùng cho sản xuất đều được phân bổ giá trị một lần vào thời điểm xuất kho không phân biệt những công cụdụng cụxuất kho có giá trị nhỏ hay có giá trị lớn, những công cụ dụng cụ được sử dụng trong một hay nhiều kỳ kếtoán, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm trong kỳ. Cụ thể,ở phân xưởng 2 và phân xưởng 3 của công ty, chi phí kim cho máy dệt có tháng trên 120
triệu đồng, có tháng chỉ khoảng 30 – 40 triệu, có tháng lại không có khoản chi phí này. Trong trường hợp này, giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng chi phí thực tếphát sinh mặc dù tỷtrọng chi phí này trong giá thành sản phẩm không lớn.
- Việc trích khấu hao tài sản cố định, các TSCĐ của công ty TNHH Dệt Xuân Hương đều được khấu hao theo đường thẳng trong vòng 10 năm, một sốtài sản có giá trị lớn được khấu hao 15 năm, thời gian khấu hao này là khá dài đối với ngành nghề đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ, đặc biệt là ngành dệt may. Cụ thể đối với các máy dệt, trên thị trường hiện nay, loại vải khổ 1,6 mét được ưa chuộng hơn loại 1,2 mét, điều này khiến doanh nghiệp phải tăng năng suất loại vải khổ1,6 mét bằng cách đầu tư thêm máy dệt vải 1,6 mét đồng thời phải giảm sản lượng vải 1,2 mét bằng cách giảm năng suất hoặc ngừng hoạt động một số máy dệt mặc dù chưa khấu hao hết giá trị. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng tuy đơn giản song sẽkhông phảnánh đúng chi phí khấu hao theo thời gian sử dụng. Máy móc thiết bị càng mới thì năng suất cao hơn, sẽ cho ra sản phẩm càng đẹp, chất lượng tốt và được ưa chuộng hơn so với những sản phẩm được làm từ máy cũ, sản phẩm tạo ra từ những máy mới sẽ có tính cạnh tranh cao hơn trong khi chi phí cố định (chi phí khấu hao TSCĐ) bằng nhau. Trong trường hợp này, chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
3.2 Kiến nghị
Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, tôi nhận thấy được về cơ bản, công tác kếtoán của công ty đãđảm bảo yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, áp dụng đúng theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty, cụthể:
1. Vềkếtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
- Đối với phiếu xuất kho: ghi rõ xuất kho NVL sản xuất cho loại vải nào với khổ vải bao nhiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho kếtoán giá thành khi tiến hành tập hợp chi phí cho
- Mởthêm tài khoản chi tiết TK 621 theo từng loại sản phẩm của công ty, ví dụ: TK 621 KKF– Chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki FOSMOSA
TK 621 KKT– Chi phí NVLTT để sản xuất vải kaki TT TK 621 CT36 – Chi phí NVLTT đểsản xuất vải cotton sợi 36 …
- Ngoài ra, đểtạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và giá thành sản phẩm của công ty sẽphản ánh đúng thực tếchi phí phát sinh thì công ty nên theo dõi cụ thể hơn về chi phí NVLTT cho từng khổ vải đối với các sản phẩm mà công ty sản xuất có nhiều hơn 1 loại khổvải, cụthểmởsốchi tiết TK 621:
TK 621KKF– chi phí NVLTT đểsản xuất vải kaki FOSMOSA
TK 621KKF A– chi phí NVLTT đểsản xuất vải kaki FOSMOSA khổ1,2 mét TK 621KKF B– chi phí NVLTT đểsản xuất vải kaki FOSMOSA khổ1,6 mét. Tương tự đối với các mặt hàng vải khác của công ty.
- Trong quá trình ghi chứng từ ghi sổ TK 621, kếtoán giá thành cũng cần ghi rõ ràng chi tiết từng chi phí NVLTT để sản xuất mỗi loại sản phẩm, cụthể:
Bảng 3.2: Mẫu chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ TK 621 – Chi phí NVLTT
Đơn vị tính: ngàn đồng.
Chứng từ
Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú
Số Ngày Nợ Có
29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki FOSMOSA 621KKF A 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki FOSMOSA 621KKF B 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki TT 621KKT A 152 29/4 Chi phí NVLTT sản xuất vải kaki TT 621KKT B 152
… … … …
2. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc công ty tiến hành phân bổ đều chi phí này là chưa hợp lý vì:
+ Phân xưởng 2 và 3 chỉ sản xuất một sốloại sản phẩm nhất định, cụ thểsản phẩm vải kaki FOSMOSA chỉ được sản xuất ở phân xưởng 2, do đó không thể tính chi phí nhân công trực tiếp của vải kaki FOSMOSA bằng cách phân bổ đều tổng chi phí nhân công của 6phân xưởng theo số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Thời gian máy chạyđể sản xuất mỗi loại sản phẩm khác nhau là khác nhau.
Từ những lí do trên, công ty TNHH Dệt Xuân Hương nên mở sổ tài khoản chi tiết cho TK 622 theo từng phân xưởng và tiến hành tập hợp và xác định tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp như sau:
+Phân xưởng 1– xưởng sợi se: Tập hợp trên TK 622 PX1 và phân bổ theo số kg sợi cho từng loại sợi
+Phân xưởng 2– xưởng dệt nước (dệt các loại vải quần tây kaki): Tập hợp trên TK 622 PX2 và phân bổtheo sốgiờmáy chạy cho từng loại vải
+ Phân xưởng 3 – xưởng dệt nước 2 (dệt các loại vải gấm, dệt thoi): Tập hợp trên TK 622 PX3 và phân bổtheo sốgiờmáy chạy cho từng loại vải
+ Phân xưởng 4 – xưởng xà: Tập hợp trên TK 622 PX4 và phân bổtheo sốgiờ máy chạy cho từng loại vải
+ Phân xưởng 5 – xưởng nhuộm: Tập hợp trên TK 622 PX5 và phân bổtheo sốkg vải cho từng loại vải
+ Phân xưởng 6– xưởng căng:Tập hợp trên TK 622 PX6 và phân bổtheo sốkg vải cho từng loại vải.
3. Vềkếtoán chi phí sản xuất chung:
- Chọn phương pháp phân bổ2 lần đối với giá trị công cụdụng cụ thực tếxuất dùng ở