Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 31 - 32)

Chương 6: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

6.2.3.2.Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

a. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật

Trong quá trình phát triển của sự vật, không phải chỉ có cái tất nhiên mà cả cái ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng. Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển đó, có thể làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh

hoặc chậm. Thí dụ : cá tính của lãnh tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng phát triển của phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào....

b. Tt nhiên và ngu nhiên cùng tn ti, nhưng chúng không bao giờ tồn tại một cách biệt lập với nhau dưới dạng thuần túy, mà bao giờ cũng cùng nhau tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ. Sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.

Điều đó có nghĩa là, cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng chủ yếu của sự phát triển, nhưng khuynh hướng ấy mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng phải phải bộc lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó. Hơn nữa, bản thân cái tất nhiên ấy chỉ có thểđược tạo nên từ những cái ngẫu nhiên (tất cả những cái ngẫu nhiên ta thấy trong hiện thực không phải là ngẫu nhiên thuần tuý mà là những ngẫu nhiên trong đó đã bao hàm cái tất nhiên, che giấu cái tất nhiên nào đó).

Ví dụ: hôm nay, xảy ra tai nạn xe cộ trên đường. Đó là một chuyện ngẫu nhiên. Nhưng cả thời gian nhiều ngày qua, người ta thấy đoạn đường này thường xuyên xảy ra tai nạn xe cộ, như vậy đằng sau những tai nạn ngẫu nhiên nhưng xảy ra thường xuyên ấy chắc chắn có ẩn dấu một cái tất nhiên nào đó. Chẳng hạn có thể do đây là đoạn đường vòng quá hẹp, nhiều nhà và cây to chắn tầm nhìn của người tham gia giao thông, không có biển báo hiệu nguy hiểm từ xa. Chính vì địa thếđặc biệt đó đã khiến cho việc xảy ra tai nạn trên đoạn đường này trở nên tất nhiên. Cái tất nhiên này nó bộc lộ thông qua từng trường hợp tai nạn xe cộ cụ thể, ngẫu nhiên thường xuyên xảy ra trên đoạn đường này.

Trên lĩnh vực xã hội cũng như vậy, chẳng hạn sự xuất hiện nhân vật xuất sắc trong lịch sử là một tất nhiên do nhu cầu của xã hội cần giải quyết những nhiệm vụđã chín muồi. Nhưng ai sẽ giữ vai trò lịch sử ấy lại là ngẫu nhiên. Nếu ta gạt bỏ người ấy thì sẽ xuất hiện nhu cầu phải có một người khác thay thế, và sớm hay muộn, người thay thế này sẽ xuất hiện, tốt hơn hay xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định sẽ xuất hiện.

Thí dụ : sự xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản có quan điểm duy vật về lịch sử giữa thế kỷ 19 là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của thực tiễn xã hôị. Nhưng người đầu tiên đó là C.Mác và P. Ăngghen lại là điều ngẫu nhiên. Có nhiều tài liệu cho thấy nếu C.Mác và P. Ăngghen không nêu lên quan điểm đó thì sẽ có người khác nêu ra.

Từ những ví dụ trên, cái tất nhiên đã vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những cái ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, đồng thời là cái bổ xung cho tất nhiên, làm cho cái tất nhiên được bộc lộ một cách sinh động cụ thể.

c.Tt nhiên và ngu nhiên có th chuyn hoá cho nhau.

Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hoá thành ngẫu nhiên và ngược lại. Thí dụ : trong xã hội công xã nguyên thuỷ,việc trao đổi vật này lấy vật khác là việc hoàn toàn ngẫu nhiên. Vì khi đó, lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất đủ cho

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 31 - 32)