Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 26 - 27)

Chương 6: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

6.2.2.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả

a. Định nghĩa:

Thông thường, ta hay hiểu có một hiện tượng A mà tác động của nó gây nên, làm biến đổi, hay kéo theo sau nó hiện tượng khác (chẳng hạn hiện tượng B ) thì A được gọi là nguyên nhân, còn B được gọi là kết quả. Song trên thực tế, nguyên nhân thực sự của B không phải bản thân hiện tượng A, mà chính là sự tác động qua lại của A với các hiện tượng C,D,E... nào đó mới chính là cái dẫn đến sự xuất hiện hiện tượng B.

Ví dụ, bóng đèn phát sáng thì không phải dòng điện là nguyên nhân làm cho bóng đèn sáng mà chính là tương tác của dòng điện với dây dẫn (dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Vậy, chính tương tác mới thực sự là nguyên nhân của các sự biến đổi.

Do vậy:

Nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt trong sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định;

Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện:

* Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân, nhưng nó chỉ là quan hệ bên ngoài ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả.

* Điều kiện là những sự vật, hiện tượng gắn liền với nguyên nhân, liên hệ với nguyên nhân trong cùng một không gian, thời gian, tác động vào nguyên nhân làm cho nguyên nhân phát sinh tác dụng. Nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.

Ví dụ: Để có sự nảy mầm ( kết quả) của một hạt cây nào đó, là do sự khác nhau giữa các yếu tố trong hạt cây đó (nguyên nhân ), nhưng phải có những điều kiện nhiệt độ, độẩm, áp xuất thích hợp của môi trường v.v... mới xuất hiện kết quảđược.

b. Một số tính chất của mối liên hệ nhân quả

- Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật. Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không. Nó là mối liên hệ của bản thân sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất không do ai sáng tạo ra, con người chỉ có thể tìm ra mối liên hệ nhân - quảấy trong giới tự nhiên khách quan, chứ không phải tạo ra nó từ trong đầu óc.

Ngược lại, Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo tìm nguyên nhân của mọi hiện tượng ở một thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài ta hoặc ở Thượng đế (ví dụ họ cho Thượng đế là nguyên nhân gây nên mọi biến đổi trên cõi đời này). Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi khái

niệm nguyên nhân và kết quả chỉ là những ký hiệu mà con người dùng để ghi những cảm giác của mình.

-Tính phổ biến: Tất cả mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều được gây ra bởi những nguyên nhân nhất định. Mọi hiện tượng đều có nguyên nhân. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả. Chỉ có điều nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện mà thôi.

Đây chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định luận -một nguyên tắc quan trọng của nhận thức khoa học.

Chủ nghĩa duy tâm đang ra sức phủ nhận nguyên tắc này, mà thay vào đó nguyên tắc “vô định luận” một học thuyết sai lầm cho rằng không có sự ràng buộc nhân - quả trong tự nhiên, rằng có những hiện tượng không có nguyên nhân. Hiện nay, vấn đề này đang được tranh luận đặc biệt sôi nổi trong vật lý học hiện đại giữa một bên là những người khẳng định “quyết định luận” và một bên là những người khẳng định “vô định luận” trong các hiện tượng vi mô.

-Tính tất yếu:

Thực tiễn cho thấy rằng: một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định. Điều đó chứng tỏ mối liên hệ nhân - quả trong những điều kiện nhất định có tính tất yếu. Thí dụ, vật trong chân không luôn luôn rơi với gia tốc 9,8 m/s2. Nước ở áp suất 1 átmốtphe luôn luôn sôi ở 1000C, v.v.. Chính nhờ có tính tất yếu này của mối liên hệ nhân - quả mà hoạt động thực tiễn của con người mới có thể tiến hành được.

Ta biết rằng trong thiên nhiên không thể có những sự vật hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khái niệm nguyên nhân như nhau trong những hoàn cảnh hoàn toàn như nhau bao giờ cũng cho kết quả y hệt nhau ở mọi nơi, mọi lúc là một khái niệm trừu tượng. Tuy nhiên, có những sự vật, những hiện tượng về cơ bản là giống nhau thì trong hoàn cảnh tương đối giống nhau sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản. Thí dụ, thóc gieo xuống một mảnh ruộng, hoặc nhiều mảnh ruộng khác nhau, gieo ở những thời vụ khác nhau thì vẫn sẽ cho lúa chứ không cho ngô, khoai v.v…

Nếu tính đến tình hình này thì tính tất yếu của mối liên hệ nhân - quả phải được hiểu như sau: nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng ít khác nhau bấy nhiêu..

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 26 - 27)