Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 30 - 31)

Chương 6: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

6.2.3.1. Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên

Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những hiện tượng nhất định, nó phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được.

Ngẫu nhiên là cái không phải do mối quan hệ bản chất của các kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do những yếu tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc có thể xuất hiện như thế khác.

Thí dụ, gieo một con xúc xắc sẽ có một trong sáu mặt ngửa và một trong sáu mặt sấp, đó là tất nhiên, nhưng mặt nào sấp, mặt nào ngửa trong mỗi lần tung lại không phải là cái tất nhiên, mà là cái ngẫu nhiên.

Hoặc một thí dụ khác như đã là nhà tư bản thì tất yếu phải bóc lột sức lao động của công nhân. Điều đó do bản chất quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. Nhưng nhà tư bản tiến hành sản xuất cái gì: ô tô, vải vóc, hay vũ khí chất độc, và bóc lột công nhân như thế nào... thì lại là cái ngẫu nhiên vì nó do những nguyên nhân riêng biệt như: sự tác động của quy luật cung-cầu trong thị trường; điều kiện thuận lợi hay khó khăn về nguyên vật liệu, về cơ sở hạ tầng, về thị trường tiêu thụ, hoặc do những điều kiện cá nhân v.v.. để nhà tư bản lựa chọn sản xuất mặt này hay mặt kia.

Khi phân biệt phạm trù tất nhiên và phạm trù ngẫu nhiên cần chú ý:

Chú ý 1: Không đồng nhất phạm trù tất nhiên với phạm trù “cái chung”. Bởi vì: phần lớn cái chung được quyết định bởi bản chất nội tại, bởi quy luật bên trong của sự vật khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, nhưng cũng có cái chung chỉ là những thuộc tính được lặp đi lặp lại ở nhiều sự vật riêng lẻ, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên.

Vì vậy, có cái chung là tất nhiên, nhưng cũng có cái chung là ngẫu nhiên. Thí dụ, thuộc tính “biết chế tạo công cụ lao động và có ngôn ngữ” là cái chung của con người. Cái chung này đồng thời cũng là cái tất nhiên, vì nó được nảy sinh do tác động của bản thân quy luật nội tại của quá trình hình thành con người. Nhưng có cái chung là cái ngẫu nhiên thí dụ, trong cuộc thi tuyển viên chức của một công ty viễn thông ở một tỉnh nọ, có rất nhiều người dự thi từ nhiều trường đại học khác nhau, nhưng những người được tuyển chọn đều là sinh viên được đào tạo tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Đó là sự trùng hợp hoàn toàn ngẫu nhiên. Điều đó chứng tỏ rằng không phải cái chung nào cũng là tất nhiên.

Chú ý 2: cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên nhân. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là ở chỗ cái tất nhiên gắn liền với nguyên nhân cơ bản, nội tại của sự vật, còn ngẫu nhiên là kết quả tác động của một số nguyên nhân bên ngoài.Ví dụ: Học và thi hết môn học đó là tất nhiên, nhưng trong quá trình học tập có những sinh viên học chăm chỉ, hiểu bài thì tất nhiên họ sẽ là bài tốt, nhưng cũng có những sinh viên học lệch, học tủ những nội dung mà họ cho là quan trọng, và khi bốc thăm đề thi, có thể họ bốc đề trúng phần họ học tủ và họ làm bài được đó chính là ngẫu nhiên.

Chú ý 3: cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật. Sự khác nhau ở chỗ: tất nhiên được tuân theo một loại quy luật được gọi là quy luật động lực: khi biết trạng thái ban đầu của hệ thống nào đó ta có thể tiên đoán chính xác trạng thái tương lai của nó (các định luật của quy luật NiuTơn là ví dụ cụ thể về quy luật động lực).

Còn cái ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê: nếu biết trạng thái ban đầu của của một hệ thống nào đó, ta không thể tiên đoán được trạng thái của nó trong tương lai một cách chắc chắn mà chỉ có thể tiên đoán được với một xác suất nhất định.

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)