Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 27 - 30)

Chương 6: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

6.2.2.2.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

a. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả

- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Song, phải chú ý rằng giữa nguyên nhân và kết quả không chỉ có mối quan hệ về thời gian. Ví dụ: Ngày luôn luôn “đến sau” đêm, nhưng đêm không phải là nguyên nhân của ngày, vì nguyên nhân của nó là sự tự quay quanh trục của trái đất, mà luôn luôn có nửa phần trái đất phô ra ánh sáng mặt trời và nửa phần trái đất bị che khuất.

Hoặc sấm luôn luôn “đến sau” chớp, nhưng chớp không phải là nguyên nhân của sấm, mà là do sự phóng điện rất mạnh của các đám mây tích điện; tốc độ lan truyền của ánh sáng lớn hơn tốc độ lan truyền của âm thanh nên ta thường thấy chớp trước khi nghe tiếng sấm. v.v…

Những hiện tượng nối tiếp trên không nằm trong mối liên hệ nhân - quả với nhau, mà chỉ đơn thuần là quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian.

Như vậy, khi xem xét mối liên hệ nhân - quả mà chỉ chú ý đến tính liên tục về thời gian thôi thì chưa đủ. Cái quan trọng nhất, cũng đồng thời là cái phân biệt liên hệ nhân - quả với liên hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian chính là ở chỗ: giữa nguyên nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.

- Cần phân biệt liên hệ nhân - quả với tương quan hàm số. Hàm số là một trong những khái niệm cơ bản của toán học. Người ta nói rằng đại lượng Y sẽ là hàm số của đại lượng X nếu như giữa X và Y có một quan hệ phụ thuộc, trong đó ứng với mỗi giá trị của X xẽ có một giá trị tương ứng của Y.

Ví dụ, quãng đường đi được S là một hàm số của thời gian t, vì khi vật chuyển động với tốc độ cho trước thì quãng đường đi được sẽ tăng lên nếu thời gian tăng (S = v*t).

- Nguyên nhân sinh ra kết quả như thế nào? Thực tiễn cho thấy:

Thứ nhất: cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, cùng một chủ trương cần kích thích lợi ích cá nhân khi áp dụng vào trường hợp này có thể gây nên sự hăng hái của người lao động, nhưng trong trường hợp khác lại có thể gây nên những hành vi tội lỗi.

Thứ hai: cùng một kết quả có thểđược gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ, ví dụ, vật thể nóng lên có thể do bịđốt nóng, có thể do cọ sát với vật thể khác, có thể do mặt trời chiếu vào, v.v.; hay tác động cùng một lúc, ví dụ như phẩm chất đạo đức của một học sinh vừa là kết quả phấn đấu của bản thân, vừa là kết quả giáo dục phối hợp của cả gia đình, nhà trường và xã hội .

Khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân tới sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào hướng tác động của nó. Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì chúng sẽ gây ra nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn thành triệt tiêu các tác dụng của nhau.

- Phân loại nguyên nhân

Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân các nguyên nhân ra thành.

+ Một là: Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

Nguyên nhân chủ yếu là những nguyên nhân mà thiếu chúng thì kết quả sẽ không xảy ra.

Nguyên nhân thứ yếu là những nguyên nhân mà sự có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng.

Ví dụ: Nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng kinh tế dưới chếđộ tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lao động có tính chất xã hội với chiếm hữu có tính chất cá nhân. Còn nguyên nhân thứ yếu ởđây là sự giảm nhu cầu đối với một mặt hàng nào đó, sự phá sản của một nhà băng nào đó gây nên sự khánh kiệt của một số xí nghiệp có liên quan với nhà băng này .v.v...

+Hai là: Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:

Nguyên nhân bên trong là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay giữa những yếu tố của cùng một kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định.

Nguyên nhân bên ngoài: là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác nhau và gây ra những biến đổi thích hợp trong những kết cấu vật chất ấy.

Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua những nguyên nhân bên trong. Ví dụ: năng suất cây trồng là do nguyên nhân bên trong (giống) là quyết định, còn các điều kiện khác như nước, phân, sự chăm bón là quan trọng không thể thiếu được. Hay sự phát triển của đất nước chủ yếu dựa vào sự phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp trong nước là chủ yếu, nhưng môi trường hợp tác với thế giới bên ngoài cũng hết sức quan trọng.

+ Ba là: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức của con người, của các giai cấp, các chính đảng, v.v...

Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức của con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng, v.v..., nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển... của các quá trình hiện thực

Ví dụ: Cách mạng tháng Tám nổ ra và thành công là kết quả tổng hợp giữa các nguyên nhân khách quan (Pháp bị Nhật đảo chính, Nhật đầu hàng đồng minh...) và nguyên nhân chủ quan là có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, có khối đại đoàn kết toàn dân, tinh thần yêu nước và cách mạng của quần chúng nhân dân. Hay sự thành công của doanh nghiệp thường là kết hợp chặt chẽ giữa nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, hạn chếđược nguyên nhân ngược chiều, bất lợi.

b. Sự tác động trở lại của kết quảđối với nguyên nhân

Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại với nguyên nhân. Sựảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: hoặc thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực) hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực).

Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.

c. Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ: một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và ngược lại. Một hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình lại trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... và quá trình cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào có thể trở thành khâu bắt đầu hay khâu cuối cùng. Vì vậy, các chuỗi nhân - quả là “không đầu”, “không đuôi”, và một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng phải ở trong một quan hệ xác định, cụ thể.

6.2.2.3. Mt s kết lun v mt phương pháp lun

Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy để giải thich được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từđó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều hoạt động và hạn chế nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quảđã đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích. Thí dụ, chúng ta cần phải tận dụng những kết quảđã đạt được trong xây dựng kinh tế, phát triển giáo dục v.v.v., của gần 20 năm đổi mới để tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Một phần của tài liệu triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 3 pot (Trang 27 - 30)