Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 121)

4.3.1. Đối với chi nhánh

- Bổ sung thêm cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác tín dụng

Vì chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chịu ảnh hƣởng, tác động lớn từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên việc tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng là một yêu cầu quan trọng trong công tác tín dụng.

Chi nhánh VIB Quảng Ninh có quy mô tín dụng khá lớn, trong đó có nhiều khách hàng lớn mà việc quản lý các khách hàng này là khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ phụ trách phải có trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm trong

hoạt động tín dụng. Trong khi đó đội ngủ cán bộ làm công tác tín dụng của Chi nhánh phần lớn đều còn trẻ, tuy có chuyên môn nhƣng kinh nghiệm chƣa nhiều, lại phải phụ trách một lúc nhiều doanh nghiệp nên mức độ nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp lớn còn nhiều hạn chế. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần bổ sung thêm đội ngủ cán bộ làm công tác tín dụng để giảm tải áp lực công việc, giúp cán bộ tín dụng có thêm thời gian để nghiên cứu chính sách, chế độ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tìm hiểu, nắm bắt kỹ hơn tình hình của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất đƣợc chính sách phù hợp hơn đối với từng khách hàng.

- Phát triển mạng lưới

Định hƣớng tín dụng trong thời gian tới của VIB nói chung và VIB Quảng Ninh nói riêng là hƣớng đến khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Do đó VIB Quảng Ninh cần chú trọng hơn nữa đến công tác phát triển mạng lƣới để tạo thuận tiện cho khách hàng.

Vì sự mở rộng mạng lƣới điểm giao dịch của các ngân hàng BIDV, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh thu hút khách hàng từ các địa bàn khác, nhất là đối với khách hàng bán lẽ. Do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần nghiên cứu để mở thêm phòng giao dịch tại một số địa bàn có nhiều tiềm năng nhằm thu hút khách hàng cá nhân, đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ.

4.3.2. Đối với ngân hàng VIB Việt Nam

- Hoàn thiện và đổi mới quy trình tín dụng: Theo hƣớng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng đồng thời giảm thời gian và thủ tục xét duyệt.

- Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định để đáp ứng yêu cầu thẩm định chính xác, kịp thời góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc.

- Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lƣợng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng cho toàn hệ thống.

- Nâng cao vai trò của phòng thông tin tín dụng của VIB.

-VIB cần thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống.

- Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng.

4.3.3. Đối với Ngân hàng nhà nước

Tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng thƣơng mại, thƣờng xuyên bám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm...xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm. Mặt khác tiếp tục đào tạo, tăng cƣờng đội ngũ thanh tra giám sát nhằm tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong hoạt động của ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng nhà nƣớc cần ban hành cụ thể chặt chẽ quy chế chuyển nợ thành vốn góp giúp ngân hàng có cơ sở để tiến hành xúc tiến cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.

Trong điều kiện tỷ giá diễn ra phức tạp gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng nhà nƣớc nên có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với diễn biến của thị trƣờng và giảm bớt khó khăn cho ngân hàng thƣơng mại.

Hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp quy có liên quan đến lĩnh vực tín dụng, phù hợp với thực tế, thông thoáng linh hoạt và đƣợc áp dụng thống nhất chung trong toàn hệ thống ngân hàng. Việc hoàn thiện này có thể dựa trên

việc nghiên cứu thực tế theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp cụ thể ở các nƣớc trong khu vực để rút ra kinh nghiệm chủ động ban hành hoặc đề xuất với Chính phủ.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ ngân hàng và các doanh nghiệp. Mặt khác cũng cần quy định một mức độ liên đới trách nhiệm nhất định của thệ thống thông tin tín dụng trong trƣờng hợp ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tín dụng bị rủi ro thiệt hại do sử dụng thông tin thiếu chính xác của trung tâm cung cấp.

Ngân hàng nhà nƣớc nên xây dựng một công ty định giá tài sản. Nếu thiết lập một bộ phận đảm nhận chức năng này ở một ngân hàng đơn lẻ, ngân hàng phải chuyên môn hoá từng giai đoạn trong tiến trình cho vay và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong quá trình xác định các khoản vay và sử lý tài sản nợ khi có vấn đề. Mặt khác với nhiệm vụ là cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Việc thành lập công ty này sẽ giúp ngân hàng nhà nƣớc quản lý sát sao hơn các khoản vay về mặt chất lƣợng. Do vậy ngay từ đầu các khoản vay đƣợc định giá độ an toàn nhất định.

Hệ thống ngân hàng phải đi đầu trong việc thực hiện công khai hoá tài chính và có chế độ báo cáo định kỳ hàng năm.

Trung tâm hệ thống thông tin tín dụng: cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình tín dụng của từng khách hàng cũng nhƣ từng ngành, từng vùng kinh tế; xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm doanh nghiệp phù hợp; cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho các ngân hàng thƣơng mại.

4.3.4. Đối với cơ quan ban ngành liên quan.

Nhà nƣớc cần tăng cƣờng giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là Bộ Tài chính cần tăng cƣờng hƣớng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ hạch toán kế toán. Tránh tình trạng các doanh nghiệp đƣa ra các thông tin tài chính sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng việc thực hiện chế độ kiểm toán trong các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan nhƣ phòng công chứng, cơ quan kiểm toán và các cơ quan định giá tài sản…trong việc định giá tài sản đảm bảo nợ vay, xử lý TSĐB

Nhà nƣớc cần có thái độ dứt khoát trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc, chỉ để lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đẩy nhanh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp này đƣợc bố trí lại, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và khoản vốn vay từ ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn.

Quốc hội cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung một số điều, khoản chƣa hợp lý trong bộ luật Ngân hàng tránh tình trạng chồng chéo, làm sai rồi mới sửa…

Chính phủ cần thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản lƣu động của doanh nghiệp đƣợc thành lập để thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ các NHTM giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng đã kéo dài trong nhiều năm.

KẾT LUẬN

Có thể nói, tín dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là một phần trong hệ thống kinh doanh tiền tệ của mỗi ngân hàng. Và vấn đề chất lƣợng tín dụng chƣa và không bao giờ là vấn đề cũ đối với các NHTM nói chung và đối với VIB Quảng Ninh nói riêng. Nó luôn luôn đòi hỏi phải đƣợc nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng là quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, hệ thống tài chính, tín dụng phải đƣợc hoàn hiện, thống nhất và đồng bộ, đồng thời là sự nỗ lực phấn đấu của từng ngân hàng thƣơng mại. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế xã hội và có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu, với mục đích nghiên cứu là: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế- Chi nhánh Quảng Ninh”, khóa luận đã tập trung và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lƣợng hoạt động tín dụng, đồng thời đã nêu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.

- Nghiên cứu và phân tích, đánh giá thực trạng và chất lƣợng tín dụng tại VIB Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù VIB Quảng Ninh đã có những bƣớc phát triển tích cực theo định hƣớng khách hàng, thay đổi mô hình tín dụng mới và áp dụng công nghệ dịch vụ ngân hàng tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, nhƣng các sản phẩm tín dụng vẫn còn đơn điệu, chƣa đa dạng, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng cho thấy chứa đựng nhiều rủi ro nhƣ nợ xấu có xu hƣớng gia tăng, các khoản lãi

chƣa thu đƣợc ngày càng cao, danh mục đầu tƣ tập trung vào các khách hàng lớn…

- Luận văn đã nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao chất lƣợng tín dụng tại VIB Quảng Ninh

Nội dung của khóa luận chỉ là những giải pháp, đề xuất, đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Tuy vậy, đây là những biện pháp có tính khả thi, nó sẽ phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực của bản thân VIB Quảng Ninh cũng nhƣ sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá thình thực hiện. Hy vọng trong tƣơng lai, chi nhánh sẽ vẫn duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả đã đạt đƣợc, đồng thời tích cực áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những tồn tại để không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng của mình, góp phần cung cấp vốn một cách hiệu quả nhất cho kinh tế Quảng Ninh nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng là một đề tài có phạm vi rộng và tƣơng đối nhạy cảm. Do kiến thức bản thân còn hạn hẹp và sự hạn chế của tài liệu thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị cán bộ của VIB Quảng Ninh về bài khóa luận của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nghiêm Thị Thà, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình viết bài cùng Ban giám đốc và các cô chú, anh chị công tác tại VIB Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành bài khóa luận của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Basel II (2008), Sự thống nhất quốc tế về đo lƣờng và các tiêu chuẩn vốn, Nhà xuât bản Văn hóa Thông tin

2. Lê Thị Huyền Diệu (2007), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng ở Citibank, số 16 - Tạp chí Ngân hàng

3. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê

4. Nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại (2009), Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. http: //vib.com.vn

6. htttp://www.investopedia.com 7. http://www.fetp.edu.vn

8. Nguyễn Đại La (2005), Kinh nghiệm về xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của một số nƣớc trong khu vực - Số chuyên đề, Tạp chí Ngân hàng.

9. Lehtinen, U & J.R. Lehtinen, Service Quality: A Study of Quality Dimemsions, Working Paper, Service Management Institute, Helsinki, Finland., (1982).

10. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 012 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

11. Phan Đình Nguyên (2012), Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

12. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L. (1988), SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, Vol. 64 No. 1

13. Peter S. Rose, Hiệu đính Nguyễn Văn Nam, Vƣơng Trọng Nghĩa (2001), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

14. Quality Means Survival by Domingo, Rene T.

15. Ngô Thanh Phúc (2012), Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Tây Đô, Trƣờng Đại học Kinh tế.

16. Nguyễn Đức Trung (2009), Phƣơng pháp ƣớc tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro, Số 25 - Tạp chí Ngân hàng.

PHỤ LỤC

NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG VIB QUẢNG NINH

1. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ và gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong

hợp đồng tín dụng

2. Điều kiện vay vốn

Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

a) Đối với khách hàng vay là tổ chức cá nhân Việt Nam: - Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự.

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

-Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

b) Đối với khách hàng vay vốn là tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài.

Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân Sự của nƣớc Việt Nam,

các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc đƣợc điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trọng thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣm phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật.

Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ, hƣớng dẫn của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 121)