Nơi sống và cấu trúc phân tầng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể của loài dầu nước (dipterocarpus alatusroxb ex g don) ở rừng (Trang 32)

3.1.1.1 VQG Cát Tiên, rừng Vĩnh Cửu và Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai).

VQG Cát Tiên: nằm ở tọa độ 11o20’50” đến 11o50’20” vĩ độ Bắc và 107o09’05” đến 107o35’20” kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Tây giáp với tỉnh Đắk Lắk và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp với Khu quản lý Bảo tồn Thiên nhiên và văn hóa Đồng Nai, phía Đông giáp với sông Đồng Nai và các huyện Cát Tiên, Bảo Lộc. Về mặt địa hình, VQG Cát Tiên là vùng chuyển tiếp từ các cao nguyên cực Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. VQG gồm 5 kiểu địa hình. Địa hình núi cao, sườn dốc với độ cao từ 200-600m và độ dốc 15-20o, chiếm chủ yếu ở phía Bắc của VQG. Địa hình đồi núi trung bình và sườn ít dốc với độ cao 200-300m, với độ dốc khoảng 15o và tập trung ở phía Nam vườn. Kiểu địa hình đồi thấp bằng phẳng với độ cao 150 m, độ dốc 5- 7o tập trung ở phía Đông Nam vườn. Địa hình bậc thềm sông Đồng Nai chạy dài từ ranh giới Đồng Nai - Sông Bé và chạy dọc sông Đồng Nai đến Tà Lài, với độ cao 130m. Và cuối cùng, địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm với độ cao dưới 130m. Về mặt thổ nhưỡng gồm bốn loại đất chính, đất Feralit phát triển trên đất bazan, đất Feralit phát triển trên đá và cát, đất Feralit phát triển trên phù sa cổ và đất phát triển trên đá sét. Khí hậu của vườn được xác định bởi nhiệt độ trung bình năm 25,4oC, lượng mưa 2185mm và độ ẩm 83,6%. Vườn có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 và mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 10, mỗi tháng mưa trên 300mm có ngày đạt đến 245mm. VQG có nhiều suối lớn đổ ra sông Đồng Nai. Thảm thực vât ở VQG gồm 5 kiểu rừng chính, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa và thảm thực vật đầm lầy.

Rừng phòng hộ Tân Phú: Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại khu rừng ở Tân Phú nằm ở vị trí 107o20’30” đến 107o27’30” kinh độ Đông và 11o02’32” đến 11o10’33” vĩ độ Bắc, với phía Bắc giáp xã Gia Canh và Công ty mía đường La Ngà, phía Nam giáp sông La Ngà (huyện Xuân Lộc), phía Đông giáp sông La Ngà (Tỉnh Bình Thuận) và phía Tây giáp Công ty mía đường La Ngà. Về mặt địa hình bao gồm đồi núi thấp, trung bình 70-150m, độ dốc không quá 10o. Lượng mưa hàng năm khoảng 2500-2800mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình năm 27oC với độ ẩm 78%. Về thổ nhưỡng gồm 5 loại đất chính như đất bazan trên vùng đồi thấp, đất bazan trên đồi núi trung bình, đất phù sa cổ trên đồi thấp, đất phù sa cổ trên vùng bán bình nguyên và đất hình thành trên sa thạch, phiến thạch vùng đồi trung bình. Thảm thực vật đặc trưng bởi rừng nhiệt đới với các họ đặc trưng như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) và họ Côm (Elaeocarpaceae). Rừng này thuộc rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác được chọn vào những năm 1980 và 1990.

Khu rừng Vĩnh Cửu (Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa Đồng Nai):

nằm trên địa bàn xã Phú Lý, Mã Đà, Phú Cường, Phú Ngọc, La Ngà và Ngọc Định (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Xã Thanh Bình (Huyện Trảng Bom) xã Gia Tân (Thống Nhất). Đây là khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn nhất nước ta, với hệ sinh thái đặc trưng Đông Nam Bộ. Khu rừng này được thiết lập năm 2004 trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Khu vực này có 3 di tích lịch sử nổi tiếng là căn cứ Trung ương cục Đông Nam Bộ, căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ và địa đạo Suối Linh. Về thảm thực vật, khu rừng này gồm các kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới với các loài cây họ Dầu như Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), Sao đen (Hopea odorata) và một số loài khác như họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sim (Myrtaceae) và kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới.

Bên cạnh loài cây họ Dầu còn có nhiều loài cây gỗ mọc hỗn giao đa số thuộc loài cây họ Đậu (Fabaceae) như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia oliveri), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),... và các loài cây gỗ thuộc các họ khác như họ Xoài (Anacardiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Tử vi (Lythraceae),... tạo thành rừng nhiều tầng tán, độ đa dạng thực vật khá cao, cây phụ sinh phong phú, độ tán che 0,7 và là kiểu rừng có cảnh sắc đa dạng phức tạp, tiêu biểu của kiểu rừng thường xanh ẩm nhiệt đới. Cấu trúc phức tạp nhiều tầng được phân biệt thành 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng thảm tươi.

- Tầng vượt tán: Là tầng hình thành bởi những cây gỗ cao trên 40 m, gồm các loài cây thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Đậu (Fabaceae),... Tầng này có những cây thường xanh nhưng cũng có những cây rụng lá trong mùa khô, là một tầng không liên tục.

- Tầng ưu thế sinh thái: Là tầng cây gỗ cao trung bình từ 20-30m, thân thẳng, tán liên tục gồm nhiều cây của nhiều họ khác nhau, đa số là các cây thường xanh như Trâm (Syzygium sp.), Trường (Pometia sp.), Re (Cinnamomum

sp.), Kơ nia (Irvingia malayana), Cám (Parinarium annamensis), Bình linh (Vitex pubescens), Gáo vàng (Nauclea orientalis),... Tầng ưu thế sinh thái tuy không có cây gỗ to và cao như tầng vượt tán nhưng số lượng cây khá tập trung và có nhiều cây thuộc lớp kế cận cho tầng trên tham gia vào trữ lượng ổn định lâu dài và liên tục của rừng.

- Tầng dưới tán: gồm những cây mọc rải rác dưới tán rừng, có chiều cao trên dưới 15m, đường kính nhỏ hơn, tạo thành lớp tán không liên tục và mỏng. Tổ thành loài cây trong tầng này gồm những loài thuộc các họ thực vật có giá trị kinh tế thấp như: Bứa (Clusiaceae), Máu chó (Myristicaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Thị (Ebenaceae).

- Tầng cây bụi: gồm những cây mọc rải rác, thấp nhỏ, cao từ 2-8m, thuộc các họ Cà phê (Rubiaceae), Trúc đào (Apocynaceae) và một số loài cây thuộc họ Cau dừa (Arecaceae) như: Cau rừng (Areca triandra), Song mây

(Daemonoropes draco),... và đôi khi có Tre lồ ô (Bambusa balcooa) thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) mọc xen rải rác.

- Tầng thảm tươi: là tầng cuối cùng thấp nhất, gồm những loài thực vật như cỏ Quyết, Sẹ (Alpinia globosa), Sa nhân (Amomum sp.), Dương xỉ,... cao không quá 2m, thường làm cây chỉ thị cho hoàn cảnh môi trường rừng.

Trong rừng còn có nhiều dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae),... cùng với một số cây phụ sinh như Quyết tổ diều, Phong lan,... Thể hiện rõ rệt nhất ở VQG Cát Tiên và lâm trường Tân Phú với đặc trưng là rừng cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) có diện tích lớn. Các loài cây họ Dầu chiếm tỷ lệ cao hoặc có ưu thế tuyệt đối trong tổ thành loài cây như Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Chò chai (Shorea guiso), Vên vên (Anisoptera costata),... Chúng thường mọc thành cụm hoặc không liên tục, chiếm ưu thế ở tầng vượt tán, đôi khi mọc tập trung thuần loại thường được gọi là “lán dầu”.

3.1.1.2 VQG Bù Gia Mập (Bình Phước)

VQG Bù Gia Mập: được thành lập năm 2003 với diện tích 26.032ha, trong đó khu bảo vệ nghiêm ngặt là 18.100ha. Tọa độ 12o08’ đến 12o17’ vĩ độ Bắc và 107o03’ đến 107o14’ kinh độ Đông. Về mặt địa hình VQG Bù Gia Mập thuộc vùng đất thấp phía Nam Việt Nam, có đỉnh cao nhất 700 m. VQG gồm các kiểu rừng như rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.

Cấu trúc rừng tại VQG Bù Gia Mập:

- Tầng ưu thế sinh thái: ở các diện tích rừng phân bố ở độ cao từ 300-500m so với mực nước biển, với hiện trạng rừng IIIA3. Ở trạng thái rừng này, không có tầng vượt tán, mà chỉ có một số loài chiếm ưu thế sinh thái. Dầu nước (Dipterocarpus alatus) chiếm 6,85% số cá thể cây gỗ, cùng với một số loài khác chiếm ưu thế sinh thái như Kơ nia (Irvingia malayana) (7,33%), Sao đen (Hopea odorata) (7,06%), Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata) (6,19%), Săng mây (Sageraea elliptica) (4,18%), Trâm trắng (Syzygium chanlos)

(4,09%). Dầu mít (Dipterocarpus costatus) cũng có xuất hiện trong vùng này nhưng số lượng ít, mọc rải rác không tập trung thành quần thể. Dầu nước (Dipterocarpus alatus) thường mọc sườn tây các ngọn núi, đôi khi tập trung thành những quần thể nhưng không lớn. Kơ nia, Sao đen, Bằng lăng ổi, Săng mây, Trâm trắng cũng tập trung thành những quần thể nhỏ, hay đan xen lẫn nhau. Ngoài các cây chiếm ưu thế sinh thái như trên, còn một số loài cây gỗ khác có trong vùng này có số cá thể nhỏ (không đến 4%) như Bình linh (Vitex pubescens), Dẻ (Lithocarpus sp.), Chò chai (Shorea guiso), Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa), Máu chó (Knema lenta), Cẩm lai (Dalbergia oliveri).

- Tầng cây gỗ trung bình: bao gồm các loài cây như Cóc rừng (Spondias pinnata) và Mít rừng (Artocarpus chaplasha), Còng trắng (Calophyllum soulatri), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Tai chua (Garcinia cowa) và Chàm ron (Colona evecta), Chẹo (Engelhardia spicata), Quao núi (Stereospermum neuranthum), Gáo vàng (Nauclea orientalis), Re (Cinnamomum obtusifolium), Cà ổi (Castanopsis indica), Cà chắc (Shorea obtusa), Căng hai hột (Canthium dicoccum), Dung (Symplocos cochinchinensis), Quắn hoa (Helicia sp.), Mò cua (Alstonia scholari), Sơn (Melanorrhoea sp.), Sòi tía (Sapium discolor), Ươi (Scaphium macropodium), Cò ke (Grewia eriocarpa Juss.), Cơm nguội (Mitrella mesnyi), Mít nài (Artocarpus rigida), Sầm (Memecylon sp.), Cám (Parinari annamensis), Đỏm lông (Bridelia monoica), Vàng tâm (Manglietia conifera), Săng máu (Horsfieldia amygdalina), Trường (Xerospermum noronhinum), Gội (Aglaia sp.), Ngát (Gironniera subequalis), Quế bời lời (Cinnamomum polyadelphum), Bời lời vàng (Litsea pierrei), Kháo (Phoebe pallida), Chiếc tam lang (Barringtonia marostachya), Lòng mang lá nhỏ (Pterospermum grewiaefolium), Bứa (Garcinia fusca), Cuống vàng (Gonocaryum lobbianum), Dâu (Baccaurea sapida), Chôm chôm (Nephelium hypoleucum), Lim vàng (Peltophorum dasyrrachis).

- Tầng cây gỗ nhỏ, cây bụi và các loại cây thân thảo: Trong tầng này, các taxon có số lượng lớn nhất so với các tầng trên. Các loài cây ở tầng này bao gồm: Bời lời vàng (Litsea pierrei), Cà chắc (Shorea obtusa), Cà ổi (Castanopsis

indica), Cám (Parinari annamensis), Căng hai hột (Canthium dicoccum), Chiếc tam lang (Barringtonia marostachya), Cò ke (Grewia eriocarpa Juss.), Máu chó (Knema lenta), Cương (Scleria sp.), Tiểu sim (Rhodamnia dumetorum), Trai mồng (Cyanotis cristata), Kim cang (Smilax sp.), Dây chiều (Tetracera scandens), Găng gai cong (Oxyceros horridus), Hà thủ ô (Streptocaulon juventas), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Vàng nghệ (Garcinia gaudichaudii), Tiểu quả (Toxocarpus wightianus), Cơm nguội (Mitrella mesnyi), Đỏm lông (Bridelia monoica), Lốp bốp (Connarus cochinchinensis), Giác đế (Goniothalamus gabriacianus), Xà thảo nhật (Ophiopogon japonicus), Trầu bà (Scindapsus officinalis), Vảy ốc (Diospyros buxifolia), Cơm rượu (Glycosmis pentaphylla), Cám (Parinari annamensis), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Sầm lam (Memecylon caeruleum)…

Trong cấu trúc phân tầng tại các trạng thái rừng của VQG Bù Gia Mập, Dầu nước không phải là thành phần chiếm ưu thế tuyệt đối, mà chỉ là một trong các nhóm ưu thế sinh thái. Tùy theo địa hình mà Dầu nước có mật độ tập trung nhiều hay ít.

3.1.1.3 VQG Lò Gò - Xa Mát (Tân Biên, Tây Ninh)

VQG Lò Gò – Xa Mát được thành lập năm 2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh. Về vị trí địa lý, phía Bắc giáp với biên giới Việt Nam – Campuchia. Đông giáp đường ranh giới Lâm nông trường Tân Lập, Tân Bình và phía Nam giáp với Lâm nông trường Hòa Hiệp và Tây giáp với sông Vàm Cỏ Đông. Tọa độ địa lý là 105o57’ đến 106o04’ kinh độ Đông và 11o02’ đến 11o47’ vĩ độ Bắc, độ cao trung bình 13m so với mặt biển và độ dốc dưới 5o. Khu vực này có nhiều chỗ ngập nước vào mùa mưa. VQG có diện tích khoảng 800ha chủ yếu là rừng phục hồi sau khai thác gỗ, có trữ lượng gỗ thấp. Về cấu trúc thảm thực vật, rừng nhiều tầng.

Cấu trúc phân tầng rừng:

- Tầng tán: Chiều cao các loài cây trong tầng cao nhất có thể đạt trung bình đến 20-25m bao gồm các loài như Kơ nia (Irvingia malayana), Trám (Canarium

sp.), các loài da sung Ficus spp. (Moraceae), Dầu Dipterocarpus spp. (Dipterocarpaceae). Trên tầng đất Feralit nông và mỏng, Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) hình thành như một tầng tán thưa.

- Tầng cây bụi: gồm các loài cây thấp hơn bao gồm các loài có chiều cao trung bình hay cây bụi như: Cơm nguội (Mitrella mesnyi), Quả dẹt (Hymenocardia punctata) (Euphorbiaceae), Bằng lăng Lagerstroemia sp. (Lythraceae), Memecylon sp. (Melastomataceae), Bưởi bung (Acronychia pedunculata) (Rutaceae) và một số cây nhỏ như Đùng đình Caryota sp., Kè

Livistona sp. (Arecaceae). Dây leo trong khu vực này nhìn chung không đa dạng, tầng cây bụi nhiều nơi vắng hay thưa thớt, các loài phụ sinh hiếm, gần như không gặp và đa phần là các loài Dương xỉ thuộc các chi Drynaria, Platycerium,

Polypodium, họ Thiên lý (Asclepiadaceae): Dischidia, Hoya và rất ít đại diện của họ Lan (Orchidaceae) như chi Dendrobium, Oberonia, Otochilus.

- Tầng thảm cỏ đa niên bao gồm các loài thuộc họ Poaceae, Fabaceae và Asteraceae, chúng có chiều cao trung bình 1-1,5m. Trên đất ngập nước còn tìm thấy loài Pseudopogonantherum, mọc xen kẽ với Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Heteropogon contortus, Themeda triandraAlloteropsis semialata.

Gần như các loài cây gỗ trong kiểu rừng ở Lò Gò - Xa Mát là loài rụng lá, quá trình rụng lá chủ yếu do thiếu nước trong mùa khô hơn là do quang chu kỳ (photoperiod). Tùy theo loài, quá trình rụng lá có khác nhau nếu loài Shorea roxbughii rụng lá vào khoảng tháng 12 trong đầu mùa khô và sau đó lá non sẽ hình thành vào tháng giêng sau đó. Nhưng loài Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) lại thay lá dần dần trong suốt mùa khô và rất ít khi bị trơ cành. Trong khi các cây con của loài này lại không rụng lá như các cây bố mẹ. Hoa Dầu trà beng xuất hiện tương đối sớm, thường vào cuối mùa khô. Một đặc điểm khá phổ biến cho các loài họ Dầu trong kiểu rừng này là lớp vỏ cây dày dễ bong ra và khả năng tái sinh bằng chồi do khả năng thích ứng với lửa rừng thường xuyên xảy ra tại kiểu rừng này.

Một số loài họ Dầu thường gặp trong kiểu rừng này là: Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Dầu nước (D. alatus), Dầu mít (D. costatus), Dầu lông (D. intricatus), Sến (Shorea roxburghii), Cẩm liên (Shorea siamensis), và các loài cây gỗ phổ biến khác: Vừng (Careya arborea), Chiêu liêu xanh

(Terminalia chebula), Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa). Trong đó Dầu nước có thành phần không lớn, mọc hỗn giao với các loài cây họ Dầu và một số loài cây gỗ khác.

3.1.1.4 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu và VQG Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Khu bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu là khu rừng ven biển nằm trên địa giới của các xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Phước Thuận và Phước Bửu. Khu Bảo tồn tiếp giáp với các xã như Hòa Hội, Hòa Hiệp và Xuyên Mộc. Tọa độ địa lý, từ 10o27’57” đến 10o37’46” vĩ độ Bắc và 107o24’31” đến 107o36’07” kinh độ Đông. Khu vực này tương đối bằng phẳng, tuy nhiên ở phía Tây có vài đồi cao từ 100-150m. Nhiệt độ trung bình năm là 25,8oC, lượng mưa hàng năm là 1397mm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Độ ẩm là 85,2%. Về thổ nhưỡng, khu bảo tồn gồm các kiểu đất chính được hình thành từ đá macma, đá bazan, trầm tích và phù sa cổ. Thảm thực vật ở đây nghèo.

VQG Côn Đảo có diện tích trên đảo trên 6000ha và mặt nước khoảng 9000ha, tọa độ từ 8o34’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và từ 106o31’ đến 106o45’ kinh độ Đông. Thảm thực vật trên đảo phong phú đa dạng với khoảng 882 loài thực vật bậc cao thuộc 562 chi (161 họ). Rừng ở đây cũng bị suy giảm liên quan đến hoạt động của con người.

Cấu trúc phân tầng rừng tại Bà Rịa – Vũng Tàu:

- Tầng vượt tán: Với ưu thế thuộc về các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), trong đó Dầu cát (Dipterocarpus condorensis) tập trung thành những quần thể lớn, tập trung. Các loài cây gỗ trong tầng này bao gồm: Sến (Shorea roxburghii), Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Thị đen (Diospyros nhatrangensis), Sao đen (Hopea odorata), Sơn đào (Melanorrhoea

usitata), Trâm bột (Syzygium tinctorium), Kơ nia (Irvingia malayana), Cáp gai (Capparis micrantha), Vên vên (Anisoptera costata), Máu chó (Knema lenta), Vừng (Careya sphaerica), Trám lá đỏ (Canarium subulatum), Cám (Parinari annamensis),… Số cá thể Dầu nước và Dầu mít so với Dầu cát kém hơn trong tầng vượt tán và không tập trung thành quần thể lớn như Dầu cát.

- Tầng ưu thế sinh thái: Tầng này có số lượng taxon nhiều hơn hẳn so với tầng cao nhất tính theo đường kính ngang ngực từ 5cm đến 20cm, chiều cao cây từ 15-25m. Ở tầng này, Dầu cát vẫn chiếm ưu thế nhưng số lượng cá thể đã giảm nhiều so với tầng trên. Thành phần cây gỗ chủ yếu trong tầng này gồm các loài: Dầu nước (Dipterocarpus alatus), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Sơn đào (Melanorrhoea usitata), Vàng nghệ (Garcinia gaudichaudii), Thị đen (Diospyros nhatrangensis), Sến (Shorea roxburghii), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Viết (Madhuca floribunda), Kơ nia (Irvingia malayana), Trạch quạch (Adenanthera pavonina), Cơm nguội (Mitrella mesnyi), Trâm bột (Syzygium tinctorium), Lành ngạnh (Cratoxylon formosum), Lương xương (Anneslea fragrans), Cám (Parinari annamensis), Sổ trai (Dillenia ovata), Máu chó (Knema lenta), Cáp gai (Capparis micrantha), Mai vàng (Ochna integerrima), Sầm lam (Memecylon caeruleum), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thị dé (Diospyros castanea), Bình linh (Vitex pubescens), Trường (Xerospermum noronhianum), Chiêu liêu ổi (Terminalia corticosa), Săng mã (Carallia brachiata). Trong tầng này, Dầu nước và Dầu mít chiếm ưu thế hơn so với Dầu cát.

- Tầng cây tái sinh và cây bụi: Các cây trong tầng này có chiều cao ngang ngực dưới 5cm và cao hơn 1,5m. Tầng này gồm các loài: Thị dé (Diospyros castanea), Vàng nghệ (Garcinia gaudichaudii), Mai vàng (Ochna integerrima), Trạch quạch (Adenanthera pavonina), Găng gai cong (Oxyceros horridus), Cò ke (Grewia eriocarpa Juss.), Cồng (Calophyllum dryobalanoides), Găng (Pavetta geoffrayi), Kơ nia (Irvingia malayana), Viết (Madhuca floribunda), Sến (Shorea roxburghii), Máu chó (Knema lenta), Thị đen (Diospyros nhatrangensis), Lành ngạnh (Cratoxylon formosum), Sầm lam (Memecylon

caeruleum), Sầm (Memecylon edule), Trường (Xerospermum noronhianum), Găng néo (Manilkara hexandra), Bá bệnh (Eurycoma longifolia), Bứa (Garcinia

sp.), Sơn cam (Cansjera rheedii), Sổ (Dillenia ovata), Vảy ốc (Diospyros buxifolia), Cơm nguội (Mitrella mesnyi), Xoài rừng (Mangifera sp.), Cơm rượu (Glycosmis pentaphylla), Cô ca (Erythroxylum novagranatense), Trâm bột (Syzygium tinctorium), Lốp bốp (Connarus cochinchinensis), Bưởi bung (Acronychia pedunculata), Trường (Xerospermum noronhianum).

- Tầng thảm tươi và các loại cây thân thảo: Trong tầng này, các taxon có số lượng lớn nhất so với 3 tầng trên. Các loài cây ở tầng này bao gồm: Cương (Scleria sp.), Mai vàng (Ochna integerrima), Tiểu sim (Rhodamnia dumetorum), Bá bệnh (Eurycoma longifolia), Trai mồng (Cyanotis cristata), Kim cang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể của loài dầu nước (dipterocarpus alatusroxb ex g don) ở rừng (Trang 32)