Hiện trạng quần thể Dầu nước ngoài tự nhiên, một số nguyên nhân làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể của loài dầu nước (dipterocarpus alatusroxb ex g don) ở rừng (Trang 46 - 49)

làm suy giảm kích thước quần thể

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài Dầu nước phân bố tương đối rộng. Nghiên cứu tìm thấy loài này ở VQG Yok Đôn (Đắk Lắk), VQG Cát Tiên, rừng Vĩnh Cửu và Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu Bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (Phú Yên), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò – Xa Mát (Tây Ninh) và Khu Bảo tồn Bình Châu Phước

Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu) và VQG Phú Quốc (Kiên Giang). Ngoài ra, loài này được sử dụng trồng phổ biến làm bóng mát trong các đô thị ở các tỉnh phía Nam như Đông Hà, Huế, Long Bình, Ban Mê Thuột, Đồng Xoài, Vũng Tàu, … Tuy nhiên, chỉ thu được 19 cá thể ở Bình Châu – Phước Bửu với đường kính cây dao động từ 10 đến 63cm. Khu vực Lò Gò – Xa Mát, thu được 20 cá thể trưởng thành, đường kính cây từ 18 đến 155cm. Khu vực Bù Gia Mập thu được 33 cá thể với đường kính từ 8 đến 33cm. Khu vực Cát Tiên (Đảo Tiên và Núi Tượng) đã ghi nhận và thu được 50 cá thể có đường kính từ 9 đến 94cm. Tương tự, khu vực Tân Phú và Mã Đà, mỗi khu vực cũng chỉ thu được 30 cá thể đường kính từ 13 đến 71cm. Phần lớn số cá thể trong mỗi quần thể phân bố khá tập trung, số lượng cá thể trong mỗi quần thể nhỏ không quá 50 cá thể.

Nói chung, tại sáu tỉnh khảo sát, ở những nơi có loài Dầu nước mọc tự nhiên thì đều có kích thước quần thể nhỏ, số lượng cá thể và số lượng cây tái sinh trong mỗi quần thể là rất thấp. Nhiều nơi không tìm thấy cây tái sinh như ở Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh). Ở Yok Đôn, Bù Gia Mập, cây tái sinh được tìm thấy với số lượng không đáng kể, đây đều là những nơi rừng bị tàn phá, có nhiều khoảng trống.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã ghi nhận được sự xuất hiện của một số loài Dầu khác có mặt tại địa điểm khảo sát như Dầu mít (Dipterocarpus costatus) ở Đồng Nai, Dầu cát (Dipterocarpuscondorensis) ở Bình Châu – Phước Bửu, Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu lông (Dipterocarpus intricatus), Dầu đồng (Dipterocarpaceae tuberculatus) và Sao đen (Hopea odorata) tại một số khu vực nghiên cứu như Yok Đôn, Lò Gò - Xa Mát, Chư Prông.

Một số nguyên nhân làm suy giảm kích thước quần thể ghi nhận được:

Phá rừng làm rẫy: Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hòa nước, vì vậy ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của thực vật. Mặt khác, do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc tại chỗ và số di dân tự do lấn chiếm đất lâm nghiệp để ở và canh tác cũng là

một trong những nguyên nhân làm giảm sút diện tích rừng tự nhiên và khả năng phục hồi rừng trở nên khó khăn.

Quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp: do áp lực phát triển kinh tế, nhiều khu rừng (không nằm trong các hệ thống khu Bảo tồn hay VQG) đã bị khai phá để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê. Kết quả là nhiều nhiều loài thực vật, trong đó có nhiều loài cây trong họ Dầu không còn nơi sinh sống.

Lợi dụng cơ chế chính sách của Nhà nước: để khai thác các loài cây gỗ quý, trong đó có cả các cây trong họ Dầu như Dầu nước, Dầu mít, Vên vên. Như tại Khu Bảo tồn Bình Châu - Phước Bửu, khi cơn bão số 1 (1/2012) làm gãy đổ một số cây trong khu bảo tồn, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý với đề xuất của Ban lãnh đạo khu bảo tồn cho thu gom những cây rừng bị gãy đổ với sự kiểm tra, giám sát của Ban quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5/2012, các đối tượng "được thu gom" đã cưa chặt thêm nhiều cây gỗ quý trên diện tích gần 50ha của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, trong đó có những cây có đường kính gần 2 người ôm và vận chuyển ra khỏi rừng. (Đoàn Mạnh Dương, 11/10/2012, Báo Tin tức điện tử). Khai thác gỗ trái phép: Chặt phá rừng tự nhiên lấy các loại gỗ quý, nhiều khu rừng tự nhiên tại các VQG như Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), đã bị chặt phá lấy đi nhiều loại gỗ quý với mục đích buôn bán, đặc biệt ở rừng phòng hộ Chư Prông (Gia Lai). Các hoạt động phá hoại này rất khó kiểm soát do diện tích rừng rộng, lực lượng bảo vệ rừng lại quả ít. Vì vậy, nhiều loại cây gỗ quý đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Những năm gần đây, tình trạng khai thác gỗ trái phép có tổ chức, có quy mô lớn cho thấy tính chất phá rừng đang hết sức phức tạp.

Do xây dựng cơ bản: Việc xây dựng đường giao thông đi qua các khu rừng tự nhiên hay việc xây dựng các công trình thủy điện đã có tác động tiêu cực rất lớn đến các trạng thái rừng và chất lượng rừng, kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.

Ngoài yếu tố khách quan do chính sách lâm nghiệp chưa hợp lý, nguyên nhân còn do các chủ rừng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chưa có biện pháp ngăn chặn các đối tượng phá rừng, thiếu sự gắn bó với địa phương, thậm chí còn tiếp tay với lâm tặc.

3.2 Đa dạng di truyền quần thể của loài Dầu nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể của loài dầu nước (dipterocarpus alatusroxb ex g don) ở rừng (Trang 46 - 49)