Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ hài lòng của người học đối với chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 49)

1- Bộ quốc phòng

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mức độ hài lòng của người học đối với chất

đào tạo

2.3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng đào tạo

Để đánh giá các thành phần của chất lượng đào ta ̣o, nghiên cứu sử du ̣ng thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA.

Nhóm các yếu tố thuộc chất lượng đào ta ̣o ảnh hưởng đến sự hài lòng của của người ho ̣c bao gồm 35 biến quan sát, trong đó bao gồm yếu tố Chương trình đào ta ̣o được đo bằng 5 biến quan sát, yếu tố Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đo bằng 6 biến quan sát, yếu tố Phương pháp và nội dung giảng dạy được đo bằng 4 biến quan sát, yếu tố Cơ sở vật chất được đo bằng 11 biến quan sát, yếu tố Quản lý và hỗ trợ đào ta ̣o được đo bằng 9 biến quan sát. Qua phân tích Cronbach’s Alpha, nếu biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì sẽ bi ̣ loa ̣i khỏi thang đo. Các biến đa ̣t tiêu chuẩn phải có hê ̣ số Cronbach’s Alpha > 0,6.

Sau khi kiểm định thang đo bằng hê ̣ số Cronbach’s Alpha, các biến còn la ̣i tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong phân tích EFA, chỉ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp của các nhân tố. Giá trị KMO lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng. Những nhân tố có giá tri ̣ KMO nhỏ hơn 0,5 bi ̣ loa ̣i khỏi mô hình. Những

nhân tố còn la ̣i tiếp tu ̣c được đưa vào phân tích nhân tố khám phá và loa ̣i bỏ nếu không đa ̣t yêu cầu. Khi tất cả các giá tri ̣ KMO thu được đều lớn hơn 0,5, kiểm tra giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 thì ta sẽ có kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA. Giá tri ̣ phương sai trích cho ta biết các thành phần được xác định giải thích bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ liệu.

2.3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của người học

Thang đo sự hài lòng của người học đối với chất lượng đào ta ̣o được đo lường bằng 3 biến quan sát. Qua phân tích Cronbach’s Alpha, nếu biến quan sát nào có hê ̣ số tương quan biến tổng < 0,3 thì sẽ bi ̣ loa ̣i khỏi thang đo. Các biến đa ̣t tiêu chuẩn phải có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6.

Sau khi kiểm định thang đo bằng hê ̣ số Cronbach’s Alpha, tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến phu ̣ thuô ̣c. Nếu kết quả phân tích cho thấy các giá trị KMO đều lớn hơn 0,5 thì các nhân tố mới được sử dụng. Những nhân tố có giá trị KMO nhỏ hơn 0,5 bi ̣ loại khỏi mô hình. Khi tất cả các giá tri ̣ KMO thu được đều lớn hơn 0,5, kiểm tra giá tri ̣ Sig. nhỏ hơn 0,05 thì kết luâ ̣n bác bỏ giả thuyết H0: “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể”. Hay nói các khác, tất cả các biến quan sát đều quan tro ̣ng trong thành phần sự hài lòng của người ho ̣c đối với chất lượng đào ta ̣o.

Sử du ̣ng mô hình phân tích hồi quy để đánh giá tro ̣ng số của từng thành phần tác động đến sự hài lòng của người ho ̣c về chất lượng đào ta ̣o tại trường. Trong đó, sự hài lòng của người ho ̣c (HL) là thành phần phụ thuô ̣c, 5 thành phần còn la ̣i là những thành phần đô ̣c lâ ̣p và được giả đi ̣nh là các yếu tố tác đô ̣ng đến sự hài lòng của người ho ̣c. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp hôi quy tổng thể các biến với phần mềm SPSS version 20.0.

Sau khi phân tích hồi quy, chúng ta sẽ thu được mô hình hồi quy có da ̣ng sau: HL = β1.CTDT + β2.GV + β3.PP + β4.CSVC + β5.HDQL + β0 Qua phương trình hồi quy chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về Chương trình đào ta ̣o tăng lên 1 thì sự hài lòng của ngườ i ho ̣c tăng trung bình lên β1điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về Đô ̣i ngũ giáo viên, giảng viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của người ho ̣c về chất lượng đào

tạo tăng lên trung bình β2 điểm; khi điểm đánh giá về Phương pháp và nội dung giảng dạy tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của ngườ i ho ̣c về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình β3 điểm; khi điểm đánh giá về Cơ sở vâ ̣t chất tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của người ho ̣c về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình β4 điểm; khi điểm đánh giá về Quản lý và hỗ trợ đào ta ̣o tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình β5 điểm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Khi biến đô ̣c lâ ̣p thay đổi thì sẽ tác đô ̣ng làm thay đổi biến phu ̣ thuô ̣c bao nhiêu đơn vi ̣. Đây chính là cơ sở để kết luâ ̣n mức đô ̣ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của người ho ̣c đối với chất lượng đào ta ̣o của trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ quốc phòng.

Chương 3

THỰC TRẠNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 1 -

BỘ QUỐC PHÒNG

3.1. Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ quốc phòng

3.1.1. Lịch sử hình thành

Trường Cao đẳng nghề số 1 - BQP được thành lập theo quyết định số 533/2011/QĐ-LĐTBXH ngày 04/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng nghề số 1 - BQP, tiền thân là Trường lái xe Quân khu Việt Bắc được thành lập ngày 03/7/1965. Trụ sở: Tổ 8 - P. Tân Thịnh - Tp Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Nhà trường đã có bề dày kinh nghiệm đào tạo, dạy nghề và bồi dưỡng, huấn luyện nhân viên kỹ thuật, hơn 45 năm qua nhà trường đã nỗ lực phấn đấu đổi mới, trưởng thành và phát triển toàn diện, chất lượng đào tạo đã được thực tế kiểm nghiệm. Nhà trường là địa chỉ học nghề tin cậy có uy tín cao trên địa bàn. Nhà trường đạt cấp độ 3 (83/100 điểm) theo Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề của Bộ LĐ- TB&XH năm 2009.

Với những nỗ lực không ngừng của các thế hệ, Nhà trường đã được cấp trên tặng thưởng Huân chương chiến công và nhiều bằng khen:

- Năm 2009 được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. - Năm 2010 được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng 3

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ quốc phòng

* Cơ cấu tổ chức của Nhà trường,gồm: - Ban giám hiệu.

- Sáu phòng, ban chức năng là: Phòng Đào tạo, Ban Chính trị, Phòng Hành chính - Hậu cần, Phòng Tài chính, Phòng Kỹ thuật và Phòng Đảm bảo chất lượng.

- Bẩy khoa là: Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Cơ khí - Hàn, Khoa Điện, Khoa Công nghệ ô tô, Khoa Xe máy công trình, Khoa Y - dược và Khoa Đào tạo lái xe.

- Ba cơ sở đào tạo là: Cơ sở đào tạo số 2, cơ sở đào tạo số 3, cơ sở đào tạo Bắc Kạn.

BAN GIÁM HIỆU

TRUNG TÂM TƯ VẤN - GTVL

TRUNG TÂM SÁT HẠCH LX

CƠ SỞ SÁT HẠCH CƠ SỞ ĐÀO TẠO 2

CƠ SỞ ĐÀO TẠO 3 BAN CHÍNH TRỊ P.HC - HẬU CẦN P. KỸ THUẬT P. ĐÀO TẠO P.TÀI CHÍNH P. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KHOA ĐIỆN KHOA XMCT KHOA Y - DƯỢC KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ KHOA ĐTLX KHOA KHCB KHOA HÀN

- Ba trung tâm là: Trung tâm tư vấn - giới thiệu việc làm, Trung tâm sát hạch lái xe Mô tô (Loại 3) và Trung tâm sát hạch lái xe ô tô (Loại 2). (hình 2.1)

* Tổ chức Đảng và đoàn thể

- Tổ chức Đảng: là Đảng bộ 2 cấp trực thuộc Đảng bộ Quân khu 1, gồm có 115 đồng chí đảng viên (trong đó 18 đảng viên là học viên) 5 năm liên tục gần đây nhất Đảng bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Năm 2010 được Quân ủy Trung ương tặng cờ ‘‘Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 2005 - 2010’’, Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng cờ ‘‘Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua quyết thắng 2010’’.

- Tổ chức Công đoàn và đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường luôn hoạt động tích cực được các cấp tặng nhiều bằng khen và giấy.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho bộ đội xuất ngũ, người lao động của các tỉnh vùng đồng bằng trung du và miền núi phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên) với Thái Nguyên là trung tâm vùng, theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

- Hợp tác đào tạo, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực.

- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ sở dạy nghề và các cơ sở sản xuất để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội và nâng cao trình độ cho học viên.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức đào tạo cho Bộ đội xuất ngũ và người lao động có nhu cầu học nghề ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học có bản lĩnh chính trị, trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc.

- Tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo theo đúng hướng dẫn của cơ quan chức năng.

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề và quản lý người học.

- Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội.

- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học.

- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề. Liên doanh, liên kết đào tạo với các trường cao đẳng, đại học khác.

- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động thương binh & Xã hội.

- Quản lý con người, đất đai, cơ sở vật chất và tài chính theo qui định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác của Quân đội giao; Đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc, thi nâng giữ bậc lái xe ôtô quân sự và tập huấn ngành xe cho toàn Quân khu 1 và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Thực trạng công tác đào tạo tại trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ quốc phòng

3.2.1. Công tác đào tạo tại trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ quốc phòng

3.2.1.1. Cá c loại hình đào tạo

Từ khi được thành lâ ̣p đến nay, các loại hình đào tạo của nhà trường không ngừng được mở rộng, bao gồm: Đào tạo hệ sơ cấp nghề, hệ trung cấp nghề, hệ cao đẳng, đào tạo theo địa chỉ, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức trong nhiều lĩnh vực trong và ngoài tỉnh…. Ngoài ra, năm 2015 - 2016, Nhà trường mở rộng đào tạo quốc tế cho nước Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào, tiếp nhận các du học sinh nước Lào đến học tập tại trường.

3.2.1.2. Quy mô và chất lượng đào tạo

Trường Cao đẳng nghề số 1 là trường cao đẳng chuyên đào ta ̣o các ngành nghề phục vu ̣ cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Công tác giáo du ̣c, đào ta ̣o của nhà trường ngày càng được mở rô ̣ng và phát triển về quy mô, số lượng và chất lượng các ngành nghề, các hê ̣ đào ta ̣o. Cu ̣ thể:

Hệ cao đẳng nghề:

+ Công nghệ ô tô. + Điện công nghiệp. + Hàn.

+ Cắt gọt kim loại.

Hệ trung cấp nghề:

+ Công nghệ ô tô. + Điện công nghiệp.

+ Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. + Hàn.

+ Cắt gọt kim loại.

+ Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

Hệ sơ cấp nghề:

+ Công nghệ ô tô. + Điện công nghiệp.

+ Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. + Hàn.

+ Vận hành máy thi công nền. + Cắt gọt kim loại.

+ Kỹ thuật dược. + Sửa chữa xe máy. + Hàn công nghệ cao. + Lái xe ô tô.

+ Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính. a. Quy mô đào tạo

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và nhân viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời giải quyết việc làm ổn định đảm bảo đời sống cho cán bộ quản lý, công nhân viên chức nhà trường, công tác tuyển sinh có vai trò hết sức quan trọng, nó có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển nhà trường.

Nhà trường xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh 3000 - 3500 học sinh, sinh viên/năm nhưng thực tuyển thường vượt chỉ tiêu. Đối tượng tuyển sinh là bộ đội xuất ngũ và học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và Trung học cơ sở trên địa bàn Quân khu 1 (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Thái Nguyên) trong đó chủ yếu là con em người dân tộc các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Kạn.

Ngoài đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp, trường còn liên kết với trường mở các lớp đào tạo liên thông, tạo điều kiện cho các em có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Ngoài ra, trường còn liên tục mở các lớp đào tạo

ngắn hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đáp ứng cho mọi đối tượng học nghề và doanh nghiệp sử dụng lao động. Quy mô tuyển sinh và đào tạo thể hiện trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 3.1: Qui mô tuyển sinh và đào tạo

TT Đối tượng

đào tạo

Số lượng tuyển sinh các năm

2012 2013 2014 2015 2016

I Chỉ tiêu được giao 3000 3000 3500 3500 4000

II Thực tuyển 3390 3513 3847 4061 4464

1 Cao đẳng nghề 102 120 300 266 704

2 Trung cấp nghề 279 283 297 304 360

3 Sơ cấp nghề 3009 3110 3250 3491 3400

(Nguồn: Phòng Đào tạo - Trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ quốc phòng)

Công tác tuyển sinh trong các năm qua đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt khi thực hiện Quyết định 121/2009/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009 của Thủ tướng chính phủ về thẻ học nghề thì lượng bộ đội xuất ngũ về học nghề tăng gấp hai lần so với những năm trước đây. Như vậy nhu cầu về học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)