Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 97)

1- Bộ quốc phòng

3.4.1. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan đo lường mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc. Để xác định cụ thể mối tương quan giữa các nhân tố này, tác giả đã sử dụng giá trị trung bình của các biến quan sát trong các nhân tố đã được kiểm định ở phần trên. Trong đó:

Hệ số tương quan < 0.2: Ko tương quan

Hệ số tương quan từ 0.2 đến 0.4: Tương quan yếu

Hệ số tương quan từ 0.4 đến 0.6: Tương quan trung bình Hệ số tương quan từ 0.6 đến 0.8: Tương quan mạnh Hệ số tương quan từ 0.8 đến < 1: Tương quan rất mạnh

Bảng 3.23: Kiểm đi ̣nh tương quan giữa các biến

F_CTDT F_GV F_PP F_CSVC F_HDQL F_HL

F_CTDT

Hệ thống tương

quan Pearson 1 .302

** .226** .096 .122* .578**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .078 .024 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

F_GV Hệ thống tương

quan Pearson .302

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

F_PP

Hệ thống tương

quan Pearson .226

** .344** 1 .239** .173** .431**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .001 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

F_CSVC

Hệ thống tương

quan Pearson .096 .349

** .239** 1 .238** .383**

Sig. (2-tailed) .078 .000 .000 .000 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

F_HDQL

Hệ thống tương

quan Pearson .122

* .223** .173** .238** 1 .269**

Sig. (2-tailed) .024 .000 .001 .000 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

F_HL

Hệ thống tương

quan Pearson .578

** .419** .431** .383** .269** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

Tổng quan sát 340 340 340 340 340 340

**. Tương quan với mức ý nghĩa 0.01 level (2-tailed). *. Tương quan với mức ý nghĩa 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Kết quả phân tích tương quan)

Kết quả phân tích (Bảng 3.23) cho thấy, các nhân tố độc lập có mức độ tương quan trung bình với nhân tố phụ thuộc là sự hài lòng của sinh viên với độ tin cậy 99%. Bản thân các nhân tố độc lập không có nhiều mối tương quan với nhau hoặc có mối tương quan rất thấp.

3.4.2. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Để xác định cụ thể trọng số của từng nhân tố độc lập tác đến sự hài lòng của sinh viên, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi qui. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát trong các nhân tố đã được kiểm định.

Kiểm định giả thuyết mô hình hồi qui giữa 5 thành phần là biến độc lập. Kết quả kiểm định mô hình hồi qui được thể hiện qua hệ thống các bảng sau:

Bảng 3.24: Kết quả hồi qui của mô hình Tóm tắt mô hình

Mô hình

1 ,720a ,519 ,512 ,37825 1,728 a. Predictors: (Constant), F_HDQL, F_CTDT, F_CSVC, F_PP, F_GV

b. Dependent Variable: F_HL

(Nguồn: Kết quả hồi quy)

Bằng việc áp dụng phương pháp Enter cho phân tích hồi quy ta thu được kết quả hồi quy như bảng 3.24. Kết quả này cho giá trị R2 điều chỉnh = 0,519. Điều này có nghĩa độ thích hợp của mô hình là 51,9% hay nói cách khác, mô hình có thể giải thích được 51,9% cho tổng thể sự liên hệ của 5 nhóm nhân tố. Giá trị R2 điều chỉnh phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, ta có giá trị R2 điều chỉnh bằng 0,512 (hay 51,12%) có nghĩa tồn tại mô hình hồi qui tuyến tính giữa Sự hài lòng và 5 thành phần trong chất lượng đào tạo. Do mẫu nghiên cứu của đề tài là 340>200 nên việc kiểm định tự tương quan được áp dụng bằng quy tắc kiểm định theo kinh nghiệm. Cụ thể, hệ số Durbin-Watson là d=1,728 (1<d< 3) nên kết luận mô hình không có tự tương quan.

Bảng 3.25: Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa Mô hình SS df MS F Sig. 1 Hồi qui 51.568 5 10.314 72.087 .000b Phần dư 47.786 334 .143 Tổng 99.354 339 a. Biến phụ thuộc: F_HL b. Biến độc lập: F_HDQL, F_CTDT, F_CSVC, F_PP, F_GV

(Nguồn: Kết quả phân tích phương sai ANOVA)

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Phân tích phương sai ANOVA cho thấy trị số F có mức ý nghĩa Sig.=0,000 (nhỏ hơn 0,05), có nghĩa là mô hình hồi qui phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%. Thống kê giá trị F = 72,087 được dùng để kiểm định giả thiết H0, ở đây ta thấy mối quan hệ tuyến tính là rất có ý nghĩa với p_value < 0,05. Ta có thể bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số góc của 5 thành phần trong chất lượng đào tạo bằng 0. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc Sự hài lòng.

Bảng 3.26: Các hệ số hồi qui trong mô hình Hệ sốa

Mô hình Trọng số hồi qui chưa chuẩn hóa

Trọng số hồi qui đã chuẩn

hóa

t Sig. Đa cộng tuyến

B Std. Error Beta T VIF 1 Hằng số HQ -,055 ,221 -,247 ,805 F_CTDT ,433 ,038 ,464 11,529 ,000 ,889 1,125 F_GV ,105 ,045 ,102 2,337 ,020 ,750 1,334 F_PP ,222 ,042 ,220 5,318 ,000 ,844 1,185 F_CSVC ,202 ,037 ,227 5,466 ,000 ,838 1,194 F_HDQL ,089 ,036 ,098 2,462 ,014 ,912 1,096 a. Biến phụ thuộc: F_HL

(Nguồn: Kết quả phân tích hê ̣ số hồi quy)

Kết quả phân tích các hệ số hồi qui trong mô hình cho thấy, mức ý nghĩa của các thành phần Sig. đều nhỏ hơn 0,05. Do đó, ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Tất cả các thành phần trong chất lượng đào tạo đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên, do các hệ số hồi qui đều mang dấu dương. Hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 nên ta có thể nhận xét không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Giá trị hồi qui chuẩn của các biến độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo lần lượt: Chương trình đào tạo là 0,433, Phương pháp và nội dung giảng dạy là 0,222, Đội ngũ giáo viên, giảng viên là 0,105; Cở sở vật chất là 0,202; Hoạt đô ̣ng quản lý và hỗ trợ đào ta ̣o là 0,089. Qua kết quả phân tích hồi qui ta có mô hình:

HL = 0,433*CTDT + 0,222*PP + 0,202*CSVC + 0,105*GV + 0,089*HĐQL - 0,055

Mô hình trên giả thích được 51,90% sự thay đổi của biến Sự hài lòng của sinh viên là do các biến độc lập trong mô hình tạo ra, còn lại 49,10% biến thiên được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình.

Mô hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thỏa mãn của người sử dụng ở độ tin cậy 95%. Qua phương trình hồi qui chúng ta thấy, nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không đổi thì khi điểm đánh giá về Chương trình đào tạo tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên tăng trung bình lên 0,433 điểm. Tương tự, khi điểm đánh giá về Phương pháp và nội dung giảng dạy tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0,222 điểm. Khi điểm đánh giá về Cơ sở vật chất tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0,202 điểm. Khi điểm đánh giá về Đội ngũ giáo viên, giảng viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0,105 điểm. Khi điểm đánh giá về Hoạt động quản lý của Nhà trường tới sinh viên tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên trung bình 0,089 điểm. Qua kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Giá trị hồi qui chuẩn của Chương trình đào tạo ảnh hưởng 46,4% đến Sự hài lòng. Giá trị hồi qui chuẩn của Phương pháp và nội dung giảng dạy ảnh hưởng 22% đến Sự hài lòng. Giá trị hồi quy chuẩn của Cơ sở vật chất ảnh hưởng đến 22,7% đến Sự hài lòng. Giá trị hồi quy chuẩn của Đội ngũ giáo viên, giảng viên ảnh hưởng 10,2% đến Sự hài lòng. Giá trị hồi quy chuẩn

của Hoạt động quản lý ảnh hưởng đến 9,8% đến Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo.

Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui với 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

Bảng 3.27: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả

kiểm định

H1: Chương trình đào ta ̣o quan hệ dương với sự hài lòng Chấp nhâ ̣n H2: Đô ̣i ngũ giáo viên, giảng viên quan hệ dương với sự hài lòng Chấp nhâ ̣n H3: Phương pháp và nội dung giảng dạy quan hệ dương với sự hài lòng Chấp nhâ ̣n H4: Cơ sở vật chất quan hệ dương với sự hài lòng Chấp nhâ ̣n H5: Hoạt đô ̣ng quản lý và hỗ trợ đào ta ̣o quan hệ dương với sự hài lòng Chấp nhâ ̣n

(Nguồn: Kết quả tự tổng hợp)

Qua bảng trên chúng ta thấy các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5 đều được chấp nhận, vì khi tăng những yếu tố này sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo, hay nói cách khác khi cảm nhận của học sinh, sinh viên về chất lượng đào tạo tăng lên thì sự hài lòng cũng tăng theo.

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận (giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5). Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết được minh họa qua hình sau.

HSHQ:0,089 HS Beta:0,098 HSHQ:0,202 HS Beta:0,227 HSHQ:0,222 HS Beta:0,220 HSHQ:0,105 HS Beta:0,102 HSHQ:0,433 HS Beta:0,464 Chương trình đào tạo

Đội ngũ giáo viên, giảng viên

Cơ sở vật chất

Hoạt động quản lý và hỗ trợ Phương pháp và nội dung

Hình 3.2: Kết quả kiểm đi ̣nh mô hình lý thuyết

Qua hình 3.2 cho ta thấy được tầm quan trọng của các thành phần phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số hồi qui đã chuẩn hóa. Thành phần nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng càng nhiều. Do đó, trong hình 3.2 chúng ta thấy Sự hài lòng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thành phần Chương trình đào tạo (Beta = 0,464); quan trọng thứ hai là thành phần Cơ sở vâ ̣t chất (Beta = 0,227); quan trọng thứ ba là thành phần Phương pháp và nội dung giảng dạy (Beta = 0,220); quan trọng thứ tư là thành phần Đội ngũ giáo viên, giảng viên (Beta = 0,021) và cuối cùng là thành phần Hoạt đô ̣ng quản lý và hỗ trợ đào ta ̣o (Beta = 0,098).

3.5. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ quốc phòng

3.5.1. Những kết quả đạt được

Trường Cao đẳng Nghề số 1 là trường công lập và ngày càng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ chính trị được giao và yêu cầu của người học.

Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề số 1 đã chứng tỏ vai trò của mình trong việc đào tạo học sinh, sinh viên có trình độ nghề cao, hợp tác làm kinh tế với các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh và trong cả nước.

Trường Cao đẳng Nghề số 1 - Bộ Quốc phòng đã thực sự trở thành trường đào tạo nghề nổi tiếng trong nước, đào tạo một đội ngũ có tay nghề cao, giúp cung ứng một nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp

Ngoài ra, nhà trường cũng tổ chức hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế giúp người học có thể dễ dàng tìm được công việc sau khi ra trường.

Trường đã tập trung đầu tư nhiều cơ sở vật chất, công cụ dụng cụ học cho người học và hiện nay, đang là trường nghề có đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất nhất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trường đang không ngừng tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp đang được cả thế giới cũng như các trường Việt Nam quan tâm, đó là phương

pháp dạy học theo học chế tín chỉ.

3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trong chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường Cao đẳng Nghề số 1 vẫn còn những hạn chế như:

- Thời lượng học lý thuyết và thực hành được phân bố chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người học. Sự phân bổ lịch học giữa các nghành, các năm học chưa đồng đều. Điều này lý giải tại sao sinh viên chưa thực sự hài lòng đối với chương trình đào tạo của trường hiện nay

- Trình độ hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên của đội ngũ giáo viên, giảng viên chưa thực tốt, có thể là do các thầy cô kiêm nhiệm quá nhiều môn học trong một học kỳ.

- Phương pháp giảng dạy còn mang tính lý thuyết nhiều, học sinh, sinh viên ít được thực hành dẫn đến kỹ năng hoạt động tay nghề sau khi ra trường còn yếu.

- Việc sử dụng công cụ hỗ trợ giảng dạy và máy móc thực hành còn gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân do đặc thù trường nghề, việc đầu tư cơ sở vật chất tốn kém chi phí trong khi ngân sách còn hạn chế.

- Hoạt động tư vấn nghề nghiệp chưa hiệu quả, có thể do trường chưa xây dựng một đội ngũ chuyên trách trong hoạt động này.

- Các cán bộ, nhân viên ở các phòng ban chưa thực sự nhiệt tình giúp đỡ học sinh, sinh viên. Nguyên nhân bởi vì số lượng cán bộ ít, mà khối lượng công việc nhiều gây ra trạng quá tải công việc.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

NGHỀ SỐ 1 - BỘ QUỐC PHÒNG

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ quốc phòng

4.1.1. Quan điểm

Trong suốt những năm qua, việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn là nhiê ̣m vụ tro ̣ng tâm được Nhà trường đă ̣t lên hàng đầu. Nhằm nâng cao sự hài lòng của người ho ̣c đối với chất lượng đào ta ̣o, Nhà trường luôn nhấn ma ̣nh các quan điểm:

* Nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng di ̣ch vụ đào ta ̣o phả i đúng các quy định của Nhà nước

Thực hiện nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng di ̣ch vu ̣ đào tạo của Nhà trường phải căn cứ vào các quy định, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Khung chương trình đào tạo nghề phải được xây dựng theo yêu cầu của Bộ Lao động và Thương binh xã hội.

* Nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo phải bền vững

Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo phải đảm bảo bền vững lâu dài, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của nhà trường, tức đảm bảo và nâng cao được uy tín, thương hiệu của trường đặc biệt trong khu vực miền núi phía bắc.

* Nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo phả i phù hợp với điều kiện của Nhà trường

Hiện nay, bối cảnh, điều kiện về tài lực, vật lực và nhân lực còn hạn chế thì sự nâng cao sự hài lòng của người học cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường, các giải pháp đưa ra cần có tính khả thi, tiết kiệm được thời gian và chi phí, nhưng vẫn nâng cao được sự hài lòng của người học.

* Nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo phả i phát huy được lợi thế của Nhà trường

Theo đó, việc nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo phải dựa trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, mặt tích cực trong công tác đào tạo của Nhà trường, đồng thời khắc phục những mặt yếu, mặt hạn chế của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của người học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng nghề số 1 bộ quốc phòng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)