Các chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm ciment sinh học qua da tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 45)

2.4.1. Thông tin chung về bệnh nhân

Tuổi: tính theo năm, chia thành 4 nhóm tuổi nhỏ hơn 60 tuổi, từ 60 đến 69 tuổi, 70 đến 79 tuổi và trên 80 tuổi theo nghiên cứu của Hirakawa và cs (2012) [54].

Giới: nữ, nam.

Các thông tin hành chính: Mã bệnh án, ngày vào viện, ra viện Địa chỉ: thành thị, nông thôn

2.4.2. Đặc điểm lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da

Tiền sử bệnh: không có tiền sử bệnh, xẹp đốt sống trước đó đã tạo hình thân đốt sống, bệnh nội khoa chia làm 2 nhóm một nhóm có sử dụng corticoid điều trị kéo dài, nhóm còn lại là các bệnh nội khoa khác không sử dụng corticoid kéo dài.

Triệu chứng lâm sàng: đau tại chỗ, biến dạng cột sống,hạn chế vận động, hạn chế hô hấp.

Yếu tố khởi phát đau :sau mang vác nặng, sau tư thế bất thường, sau ngã là các nguyên nhân gây xẹp đốt sống thứ phát, hay xuất hiện tự nhiên là xẹp đốt sống nguyên phát.

Thời gian khởi phát đau: tính theo ngày.

Chiều cao,cân nặng, chỉ số BMI chia thể trạng thành các mức gầy, trung bình, thừa cân, béo phì của WHO năm 2004 [39]

Mức độ đau: được đánh giá theo thang điểm VAS, là thang điểm được biểu thị bởi đường thẳng và được đánh số điểm từ 0 đến 10 tương ứng với các mức độ đau tăng dần : Không đau (0 điểm), đau ít (1-2 điểm) , đau vừa (3-4 điểm), đau nhiều (5-6 điểm) , đau rất nhiều (7-8 điểm) và đau không chịu được (9-10 điểm). Bệnh nhân được phỏng vấn mức độ đau theo thang VAS sau đó được xếp vào các mứ độ đau tùy theo thang điểm nhận được từ 0-10.

Hình 2.5 Thang điểm VAS [33].

- Mức độ tàn tật, hạn chế vận động: được đánh giá theo bộ câu hỏi Roland-Morris (phụ lục 2). Mỗi câu trả lời có được tính 01 điểm. Tổng điểm lớn nhất 24, nhỏ nhất 0. Số điểm càng cao đồng nghĩa với mức độ hạn chế vận động do đau lưng càng nhiều.

1. Tôi ở nhà hầu hết thời gian vì đau lưng.

2. Tôi thay đổi tư thế thường xuyên để giúp lưng tôi được thoải mái. 3. Tôi đi chậm hơn so với bình thường do đau lưng.

4. Vì đau lưng, hiện tôi không làm bất kỳ việc nào thường làm trong nhà. 5. Vì đau lưng, tôi phải vịn lan can cầu thang để leo lên tầng.

6. Vì đau lưng, tôi nằm nghỉ thường xuyên hơn.

8. Vì đau lưng, tôi phải nhờ những người khác làm một số việc cho tôi. 9. Tôi mặc quần áo chậm hơn sau đó bình thường do đau lưng. 10. Tôi chỉ đứng được một thời gian ngắn vì đau lưng.

11. Vì đau lưng, tôi cố gắng không cúi người hoặc quỳ xuống.

12. Tôi cảm thấy khó khăn khi ngồi dậy khỏi một chiếc ghế vì đau lưng. 13. Tôi đau lưng hầu hết thời gian trong ngày.

14. Tôi thấy khó khăn khi trở mình trên giường vì đau lưng. 15. Khẩu vị của tôi không được tốt lắm vì đau lưng.

16. Tôi gặp khó khăn khi đi tất vì đau lưng. 17. Tôi chỉ đi bộ khoảng cách ngắn vì đau lưng. 18. Tôi ngủ kém hơn cũng vì đau lưng.

19. Vì đau lưng, tôi phải nhờ người khác giúp để mặc quần áo. 20. Tôi ngồi hầu hết thời gian trong ngày vì đau lưng.

21. Tôi tránh các công việc nặng nhọc trong nhà vì đau lưng.

22. Vì đau lưng, tôi cáu kỉnh và dễ nổi cáu với mọi người hơn bình thường. 23. Vì đau lưng, tôi đi lên cầu thang chậm hơn so với bình thường. 24. Tôi nằm trên giường hầu hết thời gian vì đau lưng.

Các phương pháp điều trị bệnh nhân đã được áp dụng: Các phương pháp vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, không điều trị gì.

2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da

2.4.2.1. Đặc điểm xẹp đốt sống

- Số lượng, vị trí các đốt sống bị xẹp: lưng, thắt lưng, cả hai vị trí

- Mức độ xẹp của các đốt sống (xẹp độ 1, 2, 3) theo phân độ của Genant và cs (1995) [49].

2.4.3. Kết quả phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da

2.4.3.1. Trong khi tiến hành điều trị

- Phương pháp giảm đau: tê tại chỗ, gây mê, thuốc an thần - Phương tiện chọc: 2 cỡ kim được dùng 11G và 13G. - Tổng số lượng cement được bơm vào 01 thân đốt sống

- Tai biến xảy ra khi bơm cement: tràn qua tĩnh mạch ngoài màng cứng, tràn vào tĩnh mạch cạnh sống, tràn vào lỗ gian đốt sống, tràn vào đĩa đệm liên đốt sống

- Tai biến khi chọc Trocar: Chọc nhầm đốt sống, chọc ra ngoài thân đốt, chọc vào tủy sống

2.4.3.2. Kết quả sau khi điều trị

- Thời điểm theo dõi: sau 24 giờ, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng theo tác giả Klazen và cs (2010) [64] với các chỉ số đánh giá điểm đau VAS trung bình của các bệnh nhân, Các thang điểm đau theo điểm VAS từ không đau đến đau không chịu được, điểm trung bình Roland-Morris của bệnh nhân, điểm hạn chế vận động do đau lưng MacNab tại bảng 2.1 khi bệnh nhân xuất viện.

- Kết quả ngay sau khi tạo hình đốt sống được đánh giá bằng tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt trên hình chiếu ở tư thế thẳng theo 3 mức độ: dưới 1/3, từ 1/3 đến 2/3 và trên 2/3 thân đốt lượng cement ngấm càng nhiều thân đốt sống càng vững sau điều trị.

2.5. Phương pháp thống kê và xử lí kết quả

Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1). Việc nhập số liệu được thực hiện bởi nghiên cứu viên tham gia đề tài.

Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được nhập và phân tích bằng phần mền SPSS 21.0

2.6. Đạo đức nghiên cứu

Tham gia nghiên cứu là dựa trên sự chấp thuận của đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng được quyền từ chối không tham gia nghiên cứu.

Số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu được lưu giữ bảo mật. Các số liệu thu được đều được kiểm tra lại ở nhiều khâu để đảm bảo tính chính xác.

Đề cương học viên được thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu được sự chấp nhận của Phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Các thông số chung của đối tượng nghiên cứu

Trong thời gian từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018, chúng tôi đã tiến hành tạo hình đốt sống qua da không có bóng cho 62 bệnh nhân bị xẹp thân đốt sống do loãng xương hoặc nguyên nhân chấn thương trên nền bệnh nhân có bệnh loãng xương tại khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và thu được một số kết quả sau:

3.1.1.1. Tuổi của các đối tượng nghiên cứu.

Bảng 3.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân

X ± SD Min Max

Tuổi trung bình 68,1 ± 9,74 50 87

Nhận xét: Tuổi trung bình 68,1 ± 9,74 tuổi. Tuổi cao nhất là 87 tuổi và

tuổi thấp nhất là 50 tuổi.

3.1.1.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu.

27,4 27,4 30,6 14,5 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷ lệ % 50 - 59 60 - 69 70 - 79 > 79 Nhóm tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân

Nhận xét: Nhóm tuổi 50-59 chiếm 27,4%. Nhóm 60-69 chiếm 27,4%.

3.1.1.3. Giới tính của các đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ % theo giới 75.8 24.2 Nữ Nam

Biều đồ 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Trong 62 bệnh nhân có 47 bệnh nhân nữ (75,8%), 15 bệnh nhân là nam (24,2%).

3.1.1.4. Sự phân bố theo địa lý.

29 71 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ % Thành thị Nông thôn Khu vực

Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo khu vực địa lý

Nhận xét: Bệnh nhân sống vùng nông thôn chiếm 71%. Còn lại 29%

3.1.1.5 Chỉ số BMI của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Bảng 3.2 Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân

Giới X ± SD

Nữ 23,5 ± 3,1

Nam 22,2 ± 2,3

Nhận xét: Chỉ số BMI trung bình của giới nữ 23,5 ± 3,1. BMI trung bình

của nam 22,2 ± 2,3

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng xẹp đốt sống kết hợp loãng xương.

3.1.2.1. Tiền sử bệnh lý

Bảng 3.3. Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân nghiên cứu

Tiền sử bệnh lý Số lượng BN Tỷ lệ %

Không có 22 35,5 Xẹp đốt sống 07 11,3 Nội khoa Không dùng corticoid kéo dài 33 53,2

Dùng corticoid kéo dài 0 0

Tổng 62 100

Nhận xét: 53,2% bệnh nhân mắc nhóm bệnh lý nội khoa không điều trị

corticoid kéo dài, 11,3% bệnh nhân có tiền sử xẹp đốt sống, số còn lại (35,5%) không có tiền sử bệnh khi nhập viện.

3.1.2.2. Các triệu chứng lâm sàng xẹp đốt sống

Bảng 3.4 Các triệu chứng lâm sàng của xẹp đốt sống

Triệu chứng lâm sàng Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

Đau tại chỗ 62/62 100

Hạn chế vận động 60/62 96,8

Biến dạng cột sống 09/62 14,5

Hạn chế hô hấp 37/62 57,7

Nhận xét: 100 % bệnh nhân đều đau lưng tại chỗ tổn thương, 96,8 % có hạn chế vận động. Có 14,5 % bệnh nhân bị biến dạng cột sống và 57,7 % bệnh nhân bị hạn chế hô hấp.

3.1.2.3. Yếu tố khởi phát cơn đau

Bảng 3.5 Tính chất xuất hiện cơn đau

Số lượng BN Tỷ lệ %

Đau tự nhiên 7 11,3

Đau sau nâng vật nặng 1 1,6

Đau sau ngã 54 87,1

Tổng 62 100

Nhận xét: Tính chất xuất hiện cơn đau sau nâng vật nặng và do ngã,

đặc biệt sau ngã có 54 bệnh nhân ( 87,1%), 1 trường hợp sau nâng vật nặng (1,6%). Còn 7 trường hợp còn lại xuất hiện tự nhiên chiếm 11,3%.

Bảng 3.6. Các nguyên nhân gây xẹp đốt sống trên nền bệnh loãng xương

Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ %

Thứ phát ( Sau chấn thương cột sống) 55 88,7

Loãng xương ( Nguyên phát) 7 11,3

Tổng số 62 100

Nhận xét:11,3% bệnh nhân xẹp đốt sống nguyên phát. 88,7% bệnh nhân xẹp đốt sống thứ phát.

3.1.2.5. Mức độ đau theo thang điểm VAS của bệnh nhân xẹp đốt sống

Bảng 3.7. Thang điểm VAS của bệnh trước điều trị

VAS 0 Không đau 1- 2 Đau ít 3- 4 Đau vừa 5 - 6 Đau nhiều 7 - 8 Đau rất nhiều 9 – 10 Đau không chịu được Tổng Số lượng 0 01 02 07 26 26 62 % 0 1,6 3,2 11,4 41,9 41,9 100

Nhận xét: Trong 62 bệnh nhân, có 26 (41,9%) bệnh nhân đau mức độ

không chịu được, 26 (41,9%) bệnh nhân đau rất nhiều, 07 (11,4%) bệnh nhân đau nhiều, 02 (3,2%) bệnh nhân đau vừa, và 01 (1,6%) bệnh nhân đau ít.

3.1.2.6 Điểm hạn chế vận động theo thang điểm Roland-Morris, điểm VAS trung bình của bệnh nhân xẹp đốt sống.

Bảng 3.8 Điểm VAS, Roland-Morris trung bình của bệnh nhân trước điều trị

Nhận xét: Điểm đau VAS trung bình của 62 bệnh nhân trước điều trị 7,9 ± 1,68, nhỏ nhất 02 điểm, lớn nhất 10 điểm. Điểm Roland-Morris 19,9.

3.1.2.7. Thời gian đau

Bảng 3.9 Thời gian đau trung bình của bệnh nhân trước phẫu thuật

X ± SD Min Max

Thời gian đau (Ngày) 21,1 ± 14,9 3 90

Nhận xét: Thời gian đau trung bình 21,1 ± 14,09 ngày. Thời gian đau

ngắn nhất là 3 ngày , dài nhất là 90 ngày.

3.1.2.8 Các phương pháp điều trị đã dùng

Bảng 3.10. Một số phương pháp điều trị đã được áp dụng trước nhập viện

Phương pháp điều trị Số lượng Tỷ lệ %

Thuốc giảm đau 17/62 27,4

Các phương pháp vật lý trị liệu 10/62 16,1

Không điều trị 35/62 56,5

Nhận xét: 35 bệnh nhân đều không điều trị gì trước can thiệp (56,5%),

10 bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu và số còn lại sử dụng các thuốc giảm đau có 17 người chiếm 27,4%.

Các thang điểm X ± SD Min Max

Điểm VAS 7,9 ± 1,68 02 10

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng xẹp đốt sống của các bệnh nhân trước điều trị

3.1.3.1. Số lượng và vị trí các đốt sống bị xẹp

1 2 8 17 27 12 2 2 0 5 10 15 20 25 30 D9 D10 D11 D12 L1 L2 L3 L4 Các đốt sống S ợng đốt sống Biểu đồ 3.4. Số lượng và vị trí các đốt sống bị xẹp

Nhận xét: Có 27 đốt sống L1, 17 đốt D12, 12 đốt L2, 08 đốt D11, mỗi

đốt sống D10, L3, L4 có 02 đốt và D9 có 01 đốt trong tổng số 71 đốt sống xẹp được điều trị.

3.1.3.2. Khu vực cột sống bị xẹp

Bảng 3.11. Vùng các đốt sống bị tổn thương.

Vị trí đốt sống Số lượng Tỷ lệ %

D9-D10 03 4,3

D11-D12-L1-L2 64 90,1

L3-L4 04 5,6

Tổng 71 100

Nhận xét: Tổng số các đốt sống bị xẹp là 71, trong đó vị trí xẹp từ D11–L2 có 64/71 đốt sống chiếm 90,1%, vị trí từ L3 – L5 chiếm 4/71 chiếm 5,6%, vị trí D9 – D10 là 3/71 chiếm 4,3%

3.1.3.3. Mức độ xẹp của các đốt sống Bảng 3.12. Mức độ xẹp của các đốt sống Độ xẹp Số lượng Tỉ lệ % Độ 1 32 45,1 Độ 2 39 54,9 Độ 3 0 0 Tổng 71 100

Nhận xét: Trong số 71 đốt sống xẹp, có 32/71 đốt sống xẹp độ 1

(45,1%) và 39/71 đốt sống xẹp độ 2 (54,9%).

3.2. Kết quả phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da.

3.2.1. Kết quả trong quá trình tiến hành thủ thuật .

3.2.1.1. Số lượng đốt sống được tạo hình.

62 bệnh nhân trong nhóm nghiên của chúng tôi xẹp một hoặc nhiều đốt sống ở nhiều giai đoạn (độ tuổi) khác nhau. Chúng tôi chỉ tiến hành thủ thuật ở các bệnh nhân xẹp đốt sống có biểu hiện phù tủy xương trên CHT.

Tổng số đốt sống được tạo hình là 71 đốt sống. Có 9/62 bệnh nhân được tạo hình 2 đốt sống cùng một thì, 53/62 bệnh nhân được tạo hình 1 đốt sống.

3.2.1.2 Phương pháp giảm đau

Bảng 3.13. Phương pháp giảm đau khi điều trị

Phương pháp giảm đau Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

Gây mê toàn thân 0 0

Gây tê tại chỗ 62 100

Thuốc an thần 0 0

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được gây

3.2.1.3. Kích cỡ Trocar đưa vào thân đốt sống

Bảng 3.14. Kích thước Trocar sử dụng khi tạo hình thân đốt sống

Cỡ Trocar Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

11G 61 98,4

13G 0 0

Cả 2 Trocar trên 01 1,6

Tổng 62 100

Nhận xét: Có 01 bệnh nhân dùng cả 2 loại kim 11G và 13G, còn lại 61

bệnh nhân dùng kim 11G

3.2.1.4 . Đường chọc Trocar

Bảng 3.15. Đường chọc Trocar khi điều trị

Đường chọc Trocar Số lượng đốt sống Tỷ lệ %

Qua cuống sống bên phải 0/71 0

Qua cuống sống bên trái 0/71 0

Qua cuống sống hai bên 71/71 100

Qua thân đốt sống 0/71 0

Tổng số 71 100

Nhận xét: 100% bệnh nhân được tiến hành chọc Trocar qua cuống

sống hai bên vào thân đốt sống.

3.2.1.5. Lượng cement trung bình/1 đốt sống.

Bảng 3.16 Lượng cement trung bình được bơm vào thân đốt sống

X ± SD Min Max

Lượng cement (ml) 5,7 ± 0,94 4 7

Nhận xét: Lượng xi măng trung bình được bơm vào thân đốt sống 5,7

3.2.1.6. Thời gian bơm cement và tổng thời gian tiến hành thủ thuật

Bảng 3.17. Thời gian bơm cement và tổng thời gian tiến hành thủ thuật

X ± SD Min Max

Khi bơm cement (phút) 6,0 ± 1,38 4,0 8,5 Tổng thời gian thủ thuật (phút) 52,3 ± 13,51 30 80

Nhận xét: Thời gian bơm xi măng trung bình 6,0 ± 1,38 phút, ít nhất

4,0 phút, nhiều nhất 8,5 phút. Tổng thời gian tiến hành thủ thuật là 52,3 ± 13,51 phút, ít nhất 30 phút, nhiều nhất 80 phút.

3.2.1.7. Tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt sau khi tạo hình

Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ ngấm cement trong thân đốt sống

Tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt Số lượng đốt sống Tỉ lệ %

Dưới 1/3 19 26,8

Từ 1/3 đến 2/3 38 53,5

Trên 2/3 14 19,7

Tổng 71 100

Nhận xét: Có 38/71 đốt sống có tỷ lệ ngấm xi măng từ 1/3 đến 2/3 thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm ciment sinh học qua da tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 45)