Kết quả phương pháp tạo hình thân đốt sống qua da

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm ciment sinh học qua da tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 56)

3.2.1. Kết quả trong quá trình tiến hành thủ thuật .

3.2.1.1. Số lượng đốt sống được tạo hình.

62 bệnh nhân trong nhóm nghiên của chúng tôi xẹp một hoặc nhiều đốt sống ở nhiều giai đoạn (độ tuổi) khác nhau. Chúng tôi chỉ tiến hành thủ thuật ở các bệnh nhân xẹp đốt sống có biểu hiện phù tủy xương trên CHT.

Tổng số đốt sống được tạo hình là 71 đốt sống. Có 9/62 bệnh nhân được tạo hình 2 đốt sống cùng một thì, 53/62 bệnh nhân được tạo hình 1 đốt sống.

3.2.1.2 Phương pháp giảm đau

Bảng 3.13. Phương pháp giảm đau khi điều trị

Phương pháp giảm đau Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

Gây mê toàn thân 0 0

Gây tê tại chỗ 62 100

Thuốc an thần 0 0

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được gây

3.2.1.3. Kích cỡ Trocar đưa vào thân đốt sống

Bảng 3.14. Kích thước Trocar sử dụng khi tạo hình thân đốt sống

Cỡ Trocar Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

11G 61 98,4

13G 0 0

Cả 2 Trocar trên 01 1,6

Tổng 62 100

Nhận xét: Có 01 bệnh nhân dùng cả 2 loại kim 11G và 13G, còn lại 61

bệnh nhân dùng kim 11G

3.2.1.4 . Đường chọc Trocar

Bảng 3.15. Đường chọc Trocar khi điều trị

Đường chọc Trocar Số lượng đốt sống Tỷ lệ %

Qua cuống sống bên phải 0/71 0

Qua cuống sống bên trái 0/71 0

Qua cuống sống hai bên 71/71 100

Qua thân đốt sống 0/71 0

Tổng số 71 100

Nhận xét: 100% bệnh nhân được tiến hành chọc Trocar qua cuống

sống hai bên vào thân đốt sống.

3.2.1.5. Lượng cement trung bình/1 đốt sống.

Bảng 3.16 Lượng cement trung bình được bơm vào thân đốt sống

X ± SD Min Max

Lượng cement (ml) 5,7 ± 0,94 4 7

Nhận xét: Lượng xi măng trung bình được bơm vào thân đốt sống 5,7

3.2.1.6. Thời gian bơm cement và tổng thời gian tiến hành thủ thuật

Bảng 3.17. Thời gian bơm cement và tổng thời gian tiến hành thủ thuật

X ± SD Min Max

Khi bơm cement (phút) 6,0 ± 1,38 4,0 8,5 Tổng thời gian thủ thuật (phút) 52,3 ± 13,51 30 80

Nhận xét: Thời gian bơm xi măng trung bình 6,0 ± 1,38 phút, ít nhất

4,0 phút, nhiều nhất 8,5 phút. Tổng thời gian tiến hành thủ thuật là 52,3 ± 13,51 phút, ít nhất 30 phút, nhiều nhất 80 phút.

3.2.1.7. Tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt sau khi tạo hình

Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ ngấm cement trong thân đốt sống

Tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt Số lượng đốt sống Tỉ lệ %

Dưới 1/3 19 26,8

Từ 1/3 đến 2/3 38 53,5

Trên 2/3 14 19,7

Tổng 71 100

Nhận xét: Có 38/71 đốt sống có tỷ lệ ngấm xi măng từ 1/3 đến 2/3 thân

đốt sống chiếm 53,5%. Còn lại ngấm trên 2/3 thân đốt chiếm 19,7%, dưới 1/3 thân đốt chiếm 26,8%.

3.2.1.8. Biến chứng trong quá trình chọc Trocar

Trong 71 lần thực hiện thủ thuật, không gặp các biến chứng xảy ra khi chọc kim vào thân đốt sống như chọc nhầm đốt sống, chọc ra ngoài thân đốt sống hay chọc vào tủy sống.

3.2.1.9. Biến chứng trong quá trình bơm cement.

Bảng 3.19. Các biến chứng khi bơm cement

Biến chứng Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %

Tràn qua tĩnh mạch ngoài màng cứng 0/62 0

Tràn vào tĩnh mạch cạnh sống 0/62 0

Tràn vào lỗ gian đốt 0/62 0

Tràn vào đĩa đệm liên đốt sống 07/62 11,3

Nhận xét: Trong 62 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng duy nhất gặp trong quá trình bơm xi măng là tràn vào đĩa đệm liên đốt sống chiếm 11,3%. Không gặp các biến chứng còn lại trong quá trình bơm.

3.2.1.10. Biến chứng khác

Trong 62 đối tượng nghiên cứu, ngoài những trường hợp tràn xi măng vào đĩa đệm liên đốt sống, không phát hiện thấy các biến chứng nào khác như đau tăng lên thoáng qua, sốt thoáng qua, đau rễ thần kinh, nhồi máu phổi, tụ máu trong cơ thắt lưng hay nhiễm trùng vết chọc kim.

3.2.2. Kết quả theo dõi sau bơm xi măng sinh học qua da

3.2.2.1. Thang điểm VAS của bệnh nhân sau điều trị

Bảng 3.20. Thang điểm VAS của bệnh nhân sau điều trị

VAS Sau 01 ngày n=62 Sau 01 tuần n=62 Sau 01 tháng n=62 Sau 03 tháng n=54 SL % SL % SL % SL % 0 (Không đau) 03 4,8 04 6,5 04 6,5 13 24,4 1- 2 (Đau ít) 10 16,1 07 11,3 16 25,8 27 50 3- 4 (Đau vừa) 22 35,5 25 40,3 33 53,2 13 24,4 5 – 6 (Đau nhiều) 21 33,9 24 38,7 08 12,9 01 1,8 7 – 8 (Đau rất nhiều) 05 8,1 02 3,2 01 1,6 0 0 9 – 10 (không chịu được) 01 1,6 0 0 0 0 0 0

Nhận xét: Sau 01 ngày điều trị có 01 (1,6%) bn đau mức độ không

chịu được, 05 (8,1%) bn đau rất nhiều, 21 (33,9%) bn đau nhiều, 22 (35,5%) bn đau vừa, và 10 (16,1%) bn đau ít, 03 (4,8%) bn không đau. Sau 01 tuần điều trị có 0 (0%) bn đau mức độ không chịu được, 02 (3,2%) bn đau rất nhiều, 24 (38,7%) bn đau nhiều, 25 (40,3%) bn đau vừa, và 07 (11,3%) bn đau ít, 04(6,5%) bn không đau. Sau 03 tháng điều trị có 0 (0%) bn đau mức độ không chịu được, 0 (0%) bn đau rất nhiều, 01 (1,8%) bn đau nhiều, 13 (24,1%) bn đau vừa, và 27 (50%) bn đau ít, 13 (24,1%) bn không đau.

3.2.2.2 Điểm đau VAS, Roland-Morris trung bình của bệnh nhân sau điều trị

Bảng 3.21. Điểm trung bình VAS, Roland-Morris trung bình của bệnh nhân sau điều trị

Điểm trung bình VAS

X ± SD Điểm Roland-Morris X ± SD Sau 01 ngày 4,1 ± 2,03 10,5 ± 2,40 Sau 01 tuần 3,6 ± 1,72 9,2 ± 2,04 Sau 01 tháng 3,1 ± 1,65 8,0 ± 1,99 Sau 03 tháng 2,0 ± 1,40 6,4 ± 2,42

Nhận xét: Điểm đau trung bình VAS sau 01 ngày, 01 tuần, 01 tháng, 03 tháng của bệnh nhân lần lượt 4,1 điểm, 3,6 điểm, 3,1 điểm, 2,0 điểm. Điểm Roland-Morris tương ứng là 10,5 điểm, 9,2 điểm, 8,0 điểm và 6,4 điểm.

3.2.2.3. Tổng hợp kết quả điều trị của phương pháp tạo hình thân đốt sống

Bảng 3.22. Kết quả điều trị theo MacNab khi bệnh nhân xuất viện

Điểm MacNab Số lượng bệnh nhân Tỷ lệ %

Rất tốt 03 4,8

Tốt 55 88,7

Trung bình 04 6,5

Xấu 0 0

Tổng 62 100

Nhận xét: Trong 62 bệnh nhân, có 4,8% đạt kết quả rất tốt, 88,7% đạt kết quả tốt, 6,5% bệnh nhân đạt kết quả trung bình và 0% đạt kết quả xấu.

7.9 3.1 2 4.1 3.6 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trước can thiệp 1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng

Thời gian theo dõi

Thang

đi

ểm

đau

VAS

Biểu đồ 3.5. Điểm đau VAS trung bình của bệnh nhân trước và sau điều trị 01 ngày, 01 tuần, 01 tháng và 03 tháng

Nhận xét: Điểm đau VAS trung bình trước điều trị 7,9, sau 1 ngày điều

trị 4,1, sau 01 tuần điều trị giảm xuống 3,6, sau 01 tháng là 3,1 và sau 03 tháng giảm xuống còn 2,0 điểm.

10.5 9.2 8 6.4 19.9 0 5 10 15 20 25 Trước can thiệp 1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng

Thời gian theo dõi

Đi

ểm t

rung b

ình

Biểu đồ 3.6. Điểm trung bình bộ câu hỏi Roland-Morris của bệnh nhân trước và sau điều trị 01 ngày, 01 tuần, 01 tháng và 03 tháng

Nhận xét: Điểm trung bình mức độ hạn chế vận động trước điều trị là

19,9, sau 1 ngày điều trị là 10,5, sau 01 tuần là 9,2, sau 01 tháng còn 8,0 và sau 03 tháng giảm xuống còn 6,4 điểm.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng xẹp đốt sống do loãng xương của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 62 bệnh nhân, tất cả các đối tượng đều được chẩn đoán xẹp đốt sống và được đo mật độ xương có kết quả chỉ số T-score < -2,5. Độ tuổi trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu là 68,1 ± 9,74 tuổi, bệnh nhân thấp tuổi nhất là 50 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất là 87 tuổi. Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Santos và cs năm 2014 [86], với độ tuổi trung bình 64,5 . Hay một nghiên cứu của Karmakar và cs năm 2017, độ tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 66,3 ± 2,36 [63].

Trong 62 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới chiếm số lượng chủ yếu 47 bệnh nhân, nam giới có 15 bệnh nhân. Theo Karmakar và cs 2014 [63], trong 25 bệnh nhân nghiên cứu, nữ chiếm số lượng chủ yếu 17/25, nam chiếm 8/25. Tỷ lệ giữa nam và nữ bệnh nhân của chúng tôi khhong có sự khác biệt nhiều so với một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xẹp đốt sống do loãng xương, tất cả đều hội tụ lại một điểm chính đó là tỷ lệ nữ cao hơn nam rất nhiều.

Theo Nguyễn Ngọc Quyền và cs [19], tỷ lệ nữ/nam = 12/7 trong tổng số 19 bệnh nhân. Nghiên cứu của Hirakawa và cs [54], có tỷ lệ nữ/nam là 142/14 trong tổng số 156 bệnh nhân.

Bảng dưới đây so sánh độ tuổi trung bình cũng như tỷ lệ nữ/nam của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác về tạo hình đốt sống cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương.

Bảng 4.1. Số lượng, tuổi và giới của đối tượng trong các nghiên cứu Tác giả Số BN (nữ/nam) Tuổi trung bình Thấp tuổi nhất Cao tuổi nhất Fournol và cs, 2007 [47] 50 (37/13) 74 45 93 Brodaro và cs, 2011 [34] 59 (47/12) 73 53 90 Nguyễn Ngọc Quyền và cs, 2011 [19] 19 (12/7) 69 62 86 Hirakawa và cs, 2012 [54] 156 (142/14) 76,4 54 96 Khúc Văn Trung (2018) 62 (47/15) 68,1 50 87 Chúng tôi thấy rằng có sự phù hợp về độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trên, đa số bệnh nhân là người cao tuổi, thuộc nhóm tuổi > 70, bị xẹp đốt sống do loãng xương.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước. Có thể giải thích điều này là do ở nữ giới mất canxi trong xương qua quá trình kinh nguyệt, sinh đẻ, cho con bú và sau mãn kinh, do sự thay đổi về lượng hormone nên làm giảm mật độ xương, dễ gây ra xẹp đốt sống. Chính vì vậy, tỷ lệ nữ bị loãng xương và xẹp đốt sống cao hơn rất nhiều so với nam giới.

4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng trước tạo hình đốt sống qua da

4.1.2.1. Chỉ số BMI, tiền sử bệnh lý, yếu tố khởi phát, nguyên nhân, khu vực địa lý của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Trình bày chỉ số BMI trung bình của đối tượng được nghiên cứu theo giới. Trong đó BMI trung bình của giới nữ 23,5 ± 3,1 và của nam là 22,2±2,3. Kết quả chỉ số BMI nghiên cứu phù hợp vơi tác giả Chul và cs năm

2013 [36], BMI của 27 bệnh nhân nữ trong nghiên cứu là 23,3 ± 3,2, của bệnh nhân nam trong nghiên cứu 21,5 ± 2,7.

Theo bảng 3.3 có 22/62 người tiền sử khỏe mạnh, chỉ có 7 người có tiền sử bị xẹp đốt sống trước đó và 33 người mắc các bệnh lý nội khoa khác như cao huyết áp, đái tháo đường,... không nằm trong nhóm bệnh nội khoa cần điều trị bằng corticoid kéo dài gây loãng xương thứ phát

Từ bảng 3.5 chúng tôi nhận thấy, 7/62 đối tượng có tính chất xuất hiện cơn đau hay yếu tố khởi phát đau lưng tự nhiên, còn lại 55/62 trường hợp bị đau lưng sau khi có yếu tố khởi phát chấn thương cột sống. Xẹp đốt sống do loãng xương thường diễn ra thầm lặng, chỉ có một phần ba số người bị xẹp đốt sống được chẩn đoán trên X quang có biểu hiện lâm sàng, cụ thể ở đây là đau lưng. Trong số những người đau lưng chỉ có 10% là tìm đến các cơ sở y tế để khám bệnh. Đối với những bệnh nhân bị loãng xương, xẹp đốt sống nhiều khi xuất hiện ngẫu nhiên hoặc sau những hoạt động thường ngày như cúi, xoay người, nâng vật nặng theo báo cáo của tác giả Sambrook năm 2006 [84].

Kết quả biểu đồ 3.3 về phân bố bệnh nhân theo khu vực địa lý, 71% bệnh nhân thuộc khu vực nông thôn, cao hơn nhiều so với khu vực thành thị 29%.

Bảng 3.6 mô tả các nguyên nhân gây xẹp đốt sống, trong đó nguyên nhân chấn thương cột sống (thứ phát) chiếm 88,7% cao hơn so với loãng xương (nguyên phát) 11,3%.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nằm trong nhóm nguyên nhân và yếu tố khởi phát do chấn thương cột sống trên nền mắc bệnh loãng xương có từ trước đó, và hay gặp ở khu vực nông thôn. Có thể giải thích điều này là do dân cư tai các khu vực nông thôn trong nghiên cứu có đời sống còn khó khăn, người dân cao tuổi vẫn thường phải lao động nặng nhọc vất vả, chất lượng cuộc sống chưa cao, vì vậy tỷ lệ mắc loãng xương lớn, bệnh cảnh khởi phát cơn đau thường xảy ra khi bị chấn

thương cột sống trong quá trình lao động. Hậu quả bệnh nhân bị đau lưng rất nhiều, đây chính là lý do khiến bệnh nhân phải vào viện khám.

4.1.2.2. Mức độ đau, thời gian đau và mức độ hạn chế vận động của bệnh nhân xẹp đốt sống

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 62 đối tượng bị xẹp đốt sống có thời gian đau lưng trung bình từ lúc khởi phát cơn đau đến khi tiến hành can thiệp khoảng 21.1 ngày (từ 3 đến 90 ngày). Trong nghiên cứu của Rousing và cs, 25 đối tượng THĐSQD có khoảng thời gian từ khi đau lưng cho đến khi can thiệp là 8.4 ngày (từ 3.7 đến 13 ngày) [83]. Nghiên cứu của Klazen và cs, thời gian đau lưng của 101 đối tượng THĐSQD trung bình khoảng 29.3 ngày [64]. Về mức độ đau, chúng tôi đánh giá dựa vào thang điểm VAS. Đây là thang điểm được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng và đã được nhiều tác giả sử dụng như Legroux, Liliang, Muijs...[67], [77]. Mức độ đau trung bình trước can thiệp của 62 đối tượng nghiên cứu là 7,9 trong đó 26 (41,9%) người có mức độ đau 10 điểm (đau không thể chịu đựng được). Theo nghiên cứu của Farrokhi và cs, điểm VAS trung bình của 40 đối tượng được tạo hình đốt sống qua da là 8,4 [44], trong nghiên cứu của Brodano và cs [34], điểm VAS trung bình là 7,6. Như vậy, thang điểm đau trước khi điều trị tạo hình đốt sống thường ở mức độ nặng, từ 7-10 điểm.

Về mức độ hạn chế hoạt động của đối tượng chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi Roland-Morris (phụ lục 2). Mỗi người được phỏng vấn và chọn những câu phù hợp với hoàn cảnh của mình tại thời điểm được hỏi. Điểm càng cao đồng nghĩa với việc mức độ hạn chế hoạt động càng nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi số điểm trung bình sau khi phỏng vấn là 19,9 ± 3,45 điểm.

Theo Trout và cs nghiên cứu 113 đối tượng với 164 lần tạo hình đốt sống, điểm trung bình của các đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi RMDQ là 18,2 điểm [92]. Theo nghiên cứu của Kallmes và cs với 68 lần tạo hình đốt sống, điểm RMDQ trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 16,6 ± 3,8

điểm [61]. Layton và cs tiến hành 673 lần tạo hình đốt sống, điểm RMDQ trung bình của các đối tượng nghiên cứu là 18,4 điểm [65].

Như vậy số điểm trung bình của bộ câu hỏi RMDQ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như các nghiên cứu trên thế giới. Đau lưng do xẹp đốt sống đều gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, cụ thể ở đây là hạn chế vận động. Các bệnh nhân đều ngồi và nằm thường xuyên hơn, chỉ đi lại một quãng ngắn, từ bỏ các công việc trước đây vẫn hay làm, phải cần đến sự trợ giúp của người thân mới có thể thực hiện được...

4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng xẹp đốt sống của đối tượng nghiên cứu

Tất cả các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đều được đo mật độ xương để đánh giá tình trạng loãng xương theo định nghĩa của WHO. Các đối tượng này đều có mật độ xương thấp với chỉ số T-score < -2,5. Và theo Cauley, những người có mật độ xương thấp là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ bị xẹp đốt sống [35]. Do đó nếu một người có mật độ xương thấp bị xẹp đốt sống thì nguy cơ gãy xương lần sau sẽ cao hơn gấp nhiều lần. Như vậy việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm ciment sinh học qua da tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 56)