5. Bố cục của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh
Luật NSNN được sửa đổi theo hướng đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và đơn vị cơ sở khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính, thành phố Bắc Ninh tổ chức thực hiện khá
tốt đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Năm 2017 thu ngân sách thực 1.956,3 tỷ đồng tăng 83% so với dự toán, tăng 60% so với cùng kỳ. Các khoản thu từ khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh đều tăng so với dự toán tỉnh giao. Trong điều hành chi ngân sách, cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Bắc Ninh đã chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và các cơ quan chuyên môn tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nên việc chi tiêu được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực. Chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội được bảo đảm tiến độ thực hiện dự án, chi tiêu dùng tiết kiệm, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của thành phố và cơ sở. Ngoài ra thành phố Bắc Ninh còn đáp ứng kinh phí phục vụ các khoản chi đột xuất của thành phố, xã, phường đã tạo điều kiện cho các cấp, ngành hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý tài chính ngân sách xã luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Kho bạc thành phố đã tích cực kết hợp với các ngành thuộc khối tài chính quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn thành phố. Đồng thời phòng tài chính - kế hoạch đã triển khai chương trình tin học kế toán ngân sách xã, nhằm đưa ứng dụng công nghệ vào việc hạch toán kế toán quản lý thu, chi, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở một số nguồn thu tăng, Thành phố bổ sung thêm nhiệm vụ chi là vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên. Để chủ động quản lý về điều hành ngân sách những tháng cuối năm, Thành phố tập trung khắc phục những yếu kém, đề ra các biện pháp thực hiện, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu, bảo đảm nhiệm vụ chi. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, phấn đấu thực hiện đạt, vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017. Các cấp chính quyền, ngành thuế và một số ngành chức năng làm rõ nguyên nhân thất thu đối với từng chỉ tiêu thu ở từng lĩnh vực, từng địa bàn. Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Thành phố thực hiện nghiêm các quy định để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Tiếp tục củng cố công tác quản lý tài chính, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền cấp xã (UBND Thành phố Bắc Ninh, 2017) [14].
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhiều nước trên thế giới. Tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên quang, Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 có hiệu lực huyện đã thể hóa hơn các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.
Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật ngân sách Nhà nước và các khoản trợ cấp, Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu thành phố sẽ thực
hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của thành phố Tuyên Quang Tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN.
Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả trong chi NSNN, thành phố Tuyên Quang đã có các giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phòng Tài chính phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây
dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật ngân sách Nhà nước và các khoản trợ cấp. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hóa các định mức, tiêu chuẩn, chế độ để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là tiết kiệm; trường hợp chi vượt hoặc chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là lãng phí. Đây chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện chi tiêu ngân sách.
Thứ hai, đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả
trong thực hiện. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau.
Thứ ba, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ
quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.
Đối với các dự án lớn, sử dụng nhiều vốn NSNN, sẽ thành lập Ban quản lý dự án; với những dự án có tính đặc thù về kỹ thuật, công nghệ (công
nghệ thông tin, kiến trúc, xây dựng,...) sẽ có những yêu cầu về giám sát việc sử dụng vốn riêng. Công tác giám sát việc quản lý, sử dụng NSNN của các dự án này căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu, mức chi tiêu trước đó cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên phần mềm
máy tính 100% đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện, xã, thị trấn của huyện có hệ thống phần mềm kế toán.
Thứ năm, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN
lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị của huyện, xã, thị trấn để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra vai trò giám sát của HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện người dân cũng được đề cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Để thực hiện được điều này, thành phố Tuyên Quang có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận.[15]