Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 56)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

- Về kinh tế, trong những năm qua nền kinh tế của thành phố Việt Trì có những bước phát triển đáng kể.

Bảng 3.1. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) và giá trị tăng thêm bình quân đầu người của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2017

2015 2016 2017

Giá trị tăng thêm (%) 15,33 14,1 8,75

Giá trị tăng thêm bình quân/người

(triệu đồng) 64,96 72,97 79,56

Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) năm 2017 đạt 8,75% (kế hoạch đạt từ 8,7% trở lên); giá trị tăng thêm bình quân đầu người đã có tăng trưởng vượt bậc. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 9.020 tỷ đồng (kế hoạch đạt 7.000 tỷ đồng trở lên); Giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 88,4 triệu đồng (kế hoạch đạt trên 85,0 triệu đồng);

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm 2015: tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp: 2,49%, công nghiệp - xây dựng 54,48%, dịch vụ: 43,03% đến năm 2017: tỉ trọng tương ứng là 1,85% - 54,55% - 43,60%.

Tổng sản lượng lương thực tăng mạnh, trong đó: tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 13.721,3 tấn, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng chất lượng, hiệu quả bền vững.

Công tác xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành: 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được đầu tư, nâng cấp, mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thành phố đã thẩm định và phê duyệt 34 đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, trình UBND Tỉnh phê duyệt 3 đồ án quy hoạch. Năm 2017, thành phố, các đơn vị trực thuộc và 23 phường, xã tiếp tục thực hiện đầu tư 398 dự án, công trình (riêng năm 2017 là 48 công trình, dự án) với tổng mức đầu tư lũy kế là: 7.135 tỷ đồng (riêng năm 2017 là 387 tỷ đồng); khối lượng hoàn thành lũy kế 4.595 tỷ đồng ( riêng năm 2017 là 508 tỷ đồng); số vốn còn thiếu theo khối lượng hoàn thành lũy kế 318 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xây dựng cơ bản là 6,9%. Hoàn thành thẩm tra, phê duyệt quyết toán 52 công trình, giá trị quyết toán được phê duyệt là 117 tỷ đồng, giảm trừ 2 tỷ đồng bằng 1,7% so với giá trị đề nghị quyết toán.

- Về dân số, theo Niên giám thống kê năm 2015, TP. Việt Trì có 205.227 người, trong đó nữ 104.779 người. Mật độ dân số bình quân là 1770

người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm, hiện còn 1,17%, số hộ nghèo giảm (còn 0,97%).

Cơ cấu lao động trong các ngành đạt: Công nghiệp và xây dựng từ 43,5% (kế hoạch từ 43,5% trở lên); các ngành dịch vụ 45,1% (kế hoạch từ 45% trở lên); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,4% (kế hoạch dưới 11,5%);

Giải quyết việc làm cho 3.770 lao động, đạt 109,3% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động 583 người, đạt 166,6% kế hoạch);

Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 8,48%, giảm 0,58% so với năm 2016 (kế hoạch giảm 0,1% so với năm 2016);

Tỉ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,52% (kế hoạch đạt 95,49%); Có thêm 03 trường đạt chuẩn theo kế hoạch, nâng số trường đạt chuẩn lên 74/78 trường (gồm 77 trường công lập và 01 trường mầm non tư thục);

Tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 99% (kế hoạch đạt 99%); Tỉ lệ khu dân cư tập trung được thu gom rác thải đạt 100%;

Thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 09 xã (kế hoạch thêm 02 đến 03 xã đạt nông thôn mới);

Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%; đi mẫu giáo đạt trên 99% (kế hoạch trên 99%)..

Tổng số lao động đang làm việc là hơn 110 nghìn người, trong đó có 42% lao động đã qua đào tạo. Đây là tiềm lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì.

- Về văn hóa, Phú Thọ nói chung, thành phố Việt Trì nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử lâu đời của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương. Trong mối liên hệ không gian văn hóa, phải kể đến các di tích kiến trúc có cái lõi tâm linh thờ tự Vua Hùng và các nhân vật lịch sử có liên quan đến thời đại Vua Hùng hiện còn được bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng.

Về lịch sử, văn hóa, hiện nay Thành phố Việt Trì có 151 di tích, 45 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 12 di tích xếp hạng cấp Quốc Gia, 33 di tích xếp hạng cấp Tỉnh, 106 di tích chưa xếp hạng.

Trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 23 di chỉ khảo cổ của thời Hùng Vương và tiền Hùng Vương. Sự lan tỏa của các di tích khảo cổ học và tín ngưỡng thờ Hùng Vương chính là sự phát triển của cư dân và văn hóa: Cư dân nông nghiệp và văn hóa bản địa - văn hóa phi Hoa. Đó là nét đặc trưng cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thành phố và vùng lân cận còn có rất nhiều truyền thuyết lịch sử, chuyên dân gian liên quan đến thời Hùng Vương.

Trong phạm vi thành phố Việt Trì có 57 lễ hội; trong đó 23 lễ hội tiêu biểu, 08 lễ hội hiện đã mất đi phần hội, chỉ còn phần lễ, 03 lễ hội đã bị mai một. Các lễ hội được tổ chức hàng năm, được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, như: lễ hội Đền Hùng; lễ hội cướp bông, ném chài (phường Vân Phú); hát xoan (xã Kim Đức, Phượng Lâu); bơi chải, giã bánh giày, rước kiệu, rước nước,hội vật thôn Lang Đài (phường Bạch Hạc); lễ hội Ông Khiu - Bà Khiu, rước giải, hoá giải (xã Thanh Đình); lễ hội Chạy Kem (xã Chu Hoá); hội Làng (xã Hùng Lô,Phượng Lâu, phường Minh Phương, Dữu Lâu); lễ hội Đền Tiên (phường Tiên Cát); lễ hội đình Bảo Đà (phường Dữu Lâu); hội làng Phú Nông, Phú Hữu, Phương Châu (phường Minh Phương); lễ Đình Hương Trầm, đình Nông Trang, đình Lâu Thượng, đình thôn Hương Lan, đình Kim Quất Hạ ...vẫn được duy trì và phát huy.

Các trò chơi dân gian đều gắn liền với các di tích và huyền thoại thời Hùng Vương như: bơi chải, đánh vật, kéo co... vẫn được duy trì.Một số lễ hội đã bị mai một đang từng bước được phục hồi (Lễ hội Vua Hùng dạy dân trồng lúa). Bên cạnh đó, Việt Trì nói riêng và Phú Thọ nói chung còn nhiều món ăn ngon, đặc sắc; nhiều món ăn ngon gắn liền các truyền thuyết và huyền thoại thời Lăng, cá Anh Vũ, Hồng Hạc Trì, Gà chín cựa...

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì cho đến nay đã có nhiều khởi sắc, hứa hẹn những bước phát triển mới tương xứng tiềm năng của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)