5. Bố cục của luận văn
3.3.4. Thực trạng giám sát, kiểm tra việc quản lý ngân sách nhà nước
Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong QLNN nhà nước là rất quan trọng. Hàng năm UBND thành phố đều chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thanh, kiểm tra của cơ quan chuyên môn trực thuộc quyền quản lý như: phòng tài chính - kế hoạch tiến hành kiểm tra thu, chi NSNN của các đơn vị phòng, ban và các trường học trực thuộc thành phố quản lý; các xã, phường trên địa bàn. Cơ quan thanh tra thành phố lập kế hoạch và tiến hành thanh tra theo chuyên đề về chi đầu tư ở một vài dự án cụ thể hoặc thanh tra tổng thể tình hình thu, chi NSNN ở một số các xã, phường. Chi cục thuế thành phố tăng cường kiểm tra các hoạt động thu NSNN ở các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc quyền hoặc được ủy quyền quản lý, kho bạc nhà nước thành phố thực hiện kiểm soát các khoản chi theo quy định, đồng thời phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước cấp trên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng NSNN các đơn vị dự toán thuộc Thành phố và các xã, phường. Thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân …Qua đó nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong quản lý NSNN nhằm mục tiêu phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, chiếm dụng tiền của, tài sản của nhà nước bất hợp pháp đảm bảo công bằng, minh bạch, rõ ràng các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói chung và của từng cơ quan, đơn vị QLNSNN ở Thành phố Việt Trì nói riêng.
3.4. Đánh giá hoạt động quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Việt Trì
3.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý ngân sách có thể đánh giá tổng quát: Công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới tích cực, từ khâu lập dự toán, chấp hành, đến khâu quyết toán. Trong công tác phân cấp ngân sách, đã ủy quyền thu một số sắc thuế hộ cá thể giao cho ngân sách cấp xã, phường, đồng thời có cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thành phố khi các đội thuế, các xã, phường hoàn thành vượt chỉ tiêu cấp trên giao, tạo được tính chủ động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn thu và phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Có cơ chế hỗ trợ cho các xã, phường từ nguồn tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp về cây, con giống, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất… đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Những thành tựu trên là do một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, hệ thống luật pháp của Nhà nước ban hành tương đối kịp thời, đồng bộ, phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Thứ hai, Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND trong việc triển khai thực hiện các luật, văn bản dưới luật và cụ thể hoá kịp thời chính sách chế độ phù hợp với đặc thù của địa bàn Thành phố và của từng xã, phường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật được chú trọng.
- Thứ ba, trên cơ sở chế độ, chính sách của Trung ương, Bộ Tài chính, Sở tài chính ban hành, UBND Thành phố cụ thể hoá thực hiện các chính sách, chế độ phù hợp đặc điểm của địa phương và có tính khả thi cao.
- Thứ tư, công tác quản lý ngân sách trong 3 năm qua đã có bước cải tiến rõ rệt, thực hiện cải cách một bước về thủ tục hành chính trong công tác thu thuế và cấp phát ngân sách, nâng cao phạm vi trách nhiệm, mở rộng
quyền hạn cho chính quyền cấp Thành phố, xã, phường, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, các đối tượng nộp thuế từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
- Thứ năm, Công tác thanh tra, kiểm tra được chú trọng, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện, hạn chế tiêu cực trong quản lý ngân sách.
- Thứ sáu, công tác tuyển dụng, lựa chọn cán bộ và công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ ngày càng được chú trọng cả về số lượng, chất lượng.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
(1) Về việc lập dự toán NSNN hàng năm của thành phố Việt Trì: chưa thực sự xuất phát từ cơ sở thực tế, còn tình trạng mang yếu tố chủ quan, cảm tính, một số phường, xã lập dự toán còn chậm không đảm bảo thời gian để tổng hợp tại cấp thành phố nên việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan cấp thành phố làm, bên cạnh đó thực tế tại mỗi địa phương có những nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế xã hội là khác nhau nên nhu cầu sử dụng ngân sách, khả năng thực hiện thu ngân sách cũng khác nhau. Tất cả những nguyên nhân đó khiến cho việc lập dự toán ngân sách thành phố Việt Trì có những bất cập gây ra tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung dự toán trong quá trình chấp hành NS.
(2) Về công tác chấp hành dự toán ngân sách
* Đối vối công tác quản lý thu thuế
Thứ nhất, hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT-XH; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. Chưa thực sự đảm bảo bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế. Ngoài ra chính sách thuế vẫn còn nhiều phức tạp, một số sắc thuế còn
nhiều thuế suất, còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, làm cho công tác quản lý thuế tương đối phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực.
Thứ hai, trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu thuế vừa không công bằng trong xã hội. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Thứ ba, nghĩa vụ trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tượng nộp
thuế, cơ quan thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chưa được quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Do đó chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định còn rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, minh bạch gây khó khăn, tốn kém cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế, dễ phát sinh tiêu cực trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Thứ tư, các giải pháp quản lý KT-XH chưa được cải cách đồng bộ để
hỗ trợ cho công tác quản lý thuế như: quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý trật tự đô thị, quản lý đăng ký kinh doanh. Hiện nay, hình thức thanh toán bằng tiền mặt còn diễn ra phổ biến trong nền kinh tế do vậy ngành thuế không thể kiểm tra, kiểm soát được quá trình thanh toán,
thu nhập của các đối tượng chịu thuế dẫn đến việc tính toán số thuế phải nộp không chính xác, làm thất thu thuế cho ngân sách.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ
làm công tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.
Thứ sáu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:
+ Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.
+ Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi còn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Phân công trách nhiệm không rõ ràng, chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ.
+ Chưa phát huy tốt vai trò của UBND các xã, phường và Hội đồng tư vấn thuế của địa phương trong vấn đề công khai thuế, hiệp thương mức thuế, ấn định thuế, dẫn đến số thuế giữa các hộ cùng ngành nghề chưa đảm bảo sự công bằng, công tác báo cáo thống kê còn chậm, số liệu chưa chính xác. Số hộ kinh doanh lập bộ thuế còn thấp so với đơn vị được cấp mã số nhưng chưa được làm rõ nguyên nhân để xử lý dứt điểm.
Thứ bảy, chưa có biện pháp để bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu một
cách thỏa đáng. Đây là một vấn đề rất quan trọng vì nếu không quan tâm bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu thì dễ dẫn đến tình trạng lạm thu (vì cứ tập trung
tăng thu đối với những cơ sở kinh doanh đã quản lý được), mất nguồn thu (vì các hộ kinh doanh cá thể không thể chịu đựng mức thuế liên tục tăng sẽ chuyển sang kinh doanh không ổn định hoặc xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh lén lút gây thất thu). Ngoài ra do việc chưa quan tâm bồi dưỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu ngân sách.
* Đối với công tác quản lý thu phí, lệ phí
Thứ nhất, UBND tỉnh, Sở Tài chính chưa thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục, điều chỉnh mức thu đối với các khoản thu phí trên địa bàn theo định kỳ, thường là khi trung ương có thay đổi hoặc khi có vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn thì mới chỉ đạo rà soát, dẫn đến việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp lý về quy định thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương chưa kịp thời, nhiều mức thu đã quá lạc hậu hoặc có khi quá cao không phù hợp với thực tiễn chậm được sửa đổi, có nhiều khoản thu không đúng quy định của pháp luật chậm được bãi bỏ.
Thứ hai, các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thứ ba, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, phí chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…
Thứ tư, công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế,
sử dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn quá rườm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bước. Mặt dù đã có sự chỉ đạo trong việc cải cách hành chính đối với
vấn đề này nhưng qua thực tế khảo sát điều tra cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế còn còn rất lớn.
* Đối với công tác quản lý chi ngân sách
Thứ nhất, kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm của thành phố chưa
được xây dựng một cách chặt chẽ, khoa học, nhiều trường hợp chưa đảm bảo quy định, gây lãng phí và hiệu quả đầu tư thấp, bố trí vốn đầu tư còn dài trải, phân tán, chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tư của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tư nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: cải thiện vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã ngoại thành, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của thành phố… Nhiều công trình chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cũng được ghi vào kế hoạch, dẫn đến tình trạng vốn ghi kế hoạch mới ở mức khái toán nên thường phải điều chỉnh bổ sung vốn trong quá trình thực hiện gây bị động trong điều hành ngân sách thành phố .
Chất lượng các công tác tư vấn chưa cao nhất là tư vấn lập dự án, lập thiết kế dự toán dẫn đến nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật… kết quả là tính chính xác về tổng mức đầu tư các công trình chưa cao, bố trí vốn cũng không chính xác. Công tác thẩm định dự án, thẩm định thiết kế dự toán cũng còn nhiều sai sót.
Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm nhất là một số dự án lớn dẫn đến chuyển tiếp, chuyển nợ nhiều, hậu quả là thành phố không hoàn thành kế hoạch đầu tư trong một số năm.
Thứ hai, việc tính toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tư
nhiều trường hợp chưa chính xác, chất lượng công tác đấu thầu chưa cao. Công tác nghiệm thu nhiều trường hợp còn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lượng công trình chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lượng kém, mau xuống cấp. Chất lượng công tác tư
vấn giám sát chưa cao, nhiều đơn vị tư vấn giám sát không đảm bảo có mặt tại hiện trường đúng theo quy định của hợp đồng, chất lượng giám sát kém, có trường hợp còn thông đồng với bên thi công làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.
Thứ ba, bộ máy quản lý chi đầu tư còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được
yêu cầu quản lý. Phòng Tài chính- Kế hoạch, cơ quan tham mưu cho UBND thành phố công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng nhưng do trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ còn bị hạn chế nên dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tư từ ngân sách còn thấp.
Thứ tư, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ.
Theo qui định của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm kiểm soát chi đầu tư, cùng phối hợp với ngành tài chính nhằm đảm bảo vốn