BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VAØ SỬ DỤNG NGUỒN TAØI NGUYÊN NƯỚC 5.13 Biện pháp quản lý nguồn tài nguyên nước:

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 75 - 79)

5.13 Biện pháp quản lý nguồn tài nguyên nước:

- Xây dựng chiến lược quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng phát triển tài nguyên nước. Phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

- Ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước.

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước.

- Tổ chức Bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.

- Phải có biện pháp huy động lực lượng để xử lý các sự cố và khắc phục hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước tại địa phương mình. Ngoài ra, tổ chức cá nhân có trách nhiệm thường xuyên bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp sử dụng và khai thác.

5.14 Sử dụng nguồn tài nguyên nước:

Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm dùng nước trong tất cả các ngành sản xuất và sinh hoạt bằng các biện pháp khoa học, công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến.

5.14.1 Về nông nghiệp:

Cần thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước. Giảm tổn thất nước bằng cách kiên cố hoá hệ thống kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối.

Nâng cao hiệu quả quản lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ưu tiên phát triển các cây có nhu cầu sử dụng nước thấp mà đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tích cực phòng chống ô nhiễm nước, thực hiện nghiêm túc các luật pháp quy định về quản lý nước thải.

5.14.2 Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Cần nâng cao hiệu quả sử dụng nước và tái sử dụng nước. Xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Tích cực phòng chống ô nhiễm nước, thực hiện nghiêm túc các luật pháp, quy định về quản lý nước thải.

5.14.3 Về sinh hoạt và các hoạt động dịch vụ – du lịch:

Cần thực hiện các mục tiêu cấp nước cho đô thị và nông thôn đã được xác định trong các quyết định của Nhà nước về cách sử dụng nước một cách tiết kiệm nhất. Cải tiến các thiết bị sử dụng nước, tích cực phòng chống ô nhiễm nước.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận: 6.1 Kết luận:

Đa dạng hóa loại hình cung cấp nước, trang bị các phương tiện chứa nước là những việc tưởng chừng rất nhỏ nhưng mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Đa dạng hóa loại hình cấp nước như: dùng nước mặt, nước ngầm, nước mưa, đầu tư các bể, lu chứa nước hợp vệ sinh để người dân chủ động nguồn nước là rất cần thiết cho việc thay đổi các tập quán dùng rất ít nước cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, tắm giặt ăn uống, vốn đã trở thành căn bệnh thâm căn của người dân do không được tiếp xúc thuận lợi với nguồn nước sạch.

Vấn đề cung cấp nước sạch ở nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thực sự là mối quan tâm hàng đầu không chỉ riêng ở Huyện mà là vấn đề chung của cả nước. Do đó, các đề xuất trong mô hình thí nghiệm xử lý nước và mô hình thu gom nước mưa phải được đưa ra thực tế và sử dụng rộng rãi tại các địa phương vùng nông thôn.

Tiếp cận khoa học và nghiên cứu các công nghệ xử lý nước mới phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Đây chính là nền tảng góp phần vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh trong tương lai.

Nghiên cứu việc xác định liều lượng hóa chất tối ưu và xây dựng mô hình thí nghiệm chưa mang tính chính xác cao do giới hạn về thời gian và các số liệu phân tích trong quá trình thí nghiệm chưa mang tính thuyết phục, nhưng đây cũng là nền tảng cơ bản cho các quá trình nghiên cứu về sau. Khi mô hình đi vào thực tế ta cần phải điều chỉnh sao cho thích hợp nhất.

Để áp dụng các mô hình cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn luôn luôn là câu hỏi khó đặt ra đối với chính quyền địa phương vì liên quan đến nhiều vấn đề như: tài chính, nhận thức của con người, cách tiếp cận với công nghệ,... Do đó, việc áp dụng mô hình cung cấp nước sạch ta cần phải đảm bảo tính chính xác về mặt kỹ thuật để hiệu quả xử lý cao nhất.

6.2 Kiến nghị:

Đẩy mạnh các mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường thích hợp thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Xây dựng các lu, bể chứa nước giá thành rẻ bằng 30 – 40% xây bể. Kỹ thuật làm lu chứa đơn giản, dễ áp dụng, có thể áp dụng cho mọi miền sinh thái trong cả nước.

- Mô hình cung cấp nước sinh họat phù hợp với địa bàn để phục vụ cho hộ gia đình. Sử dụng nguồn nước tự nhiên kinh phí thấp, giảm nhẹ sức ép đối với tài nguyên nước ngầm. Nguồn nước phải đảm bảo tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt.

- Mô hình cấp nước tập trung vừa và nhỏ có chú trọng kiểm tra và kiểm sóat chất lượng nguồn nước. Mô hình rẻ tiền phù hợp với người dân nông thôn. - Vùng có thể khai thác nước mặt để cung cấp cho mô hình cấp nước tập

trung quy mô phù hợp với phát triển dân cư và tiêu dùng. Phối hợp việc quản lý nguồn nước toàn diện và cung cấp nước sạch theo lưu vực sông để bảo vệ dòng sông và các nguồn lợi khác.

Về mặt quản lý còn có nhiều khó khăn trong công tác quản lý khai thác, kinh doanh và bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Do đó, việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt có chất lượng tốt, bảo vệ nguồn nước ngầm nhiều khi không bảo đảm. Vì vậy cần phải:

- Tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ xử lý nước.

- Phối hợp lồng ghép công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, y tế, giáo dục chung của các nước.

- Tiếp tục đẩy mạnh và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế – xã hội vào công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích các nhà khoa học, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật ứng dụng và sáng chế công nghệ xử lý nước sạch, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường bằng công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn. - Nhân rộng mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng

sâu, vùng xa.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ lọc nước phèn chua và xử lý các chất độc hại.

- Xã hội hóa việc cung cấp nước sạch đang được triển khai rộng rãi mang lại nhiều lợi ích tích cực như huy động nhiều nguồn lực, người dân tham gia quản lý đầu tư, nâng cao nhận thức của người dân về giá nguồn tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)