Xã Nhị Mỹ, (Phan Văn Trêm, ấp

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 32)

(Phan Văn Trêm, ấp

Hoà Dân) 130 6,9 100 1,93 124 2200 2,3 3,7 225 292 57 7. Xã Mỹ Xương, (Trần Văn Thái, ấp Mỹ Hưng) 90 7,3 228 4,8 72 100 3,2 8,8 141 557 460 8. Xã Mỹ Hội, (Nguyễn Thị Bảy, ấp An Bình) 90 6,1 132 5,7 120 250 1,6 20,4 22,2 4210 750 9. Xã Bình Thạnh (Nguyễn Văn Tấn, ấp Bình Hưng) 300 7,4 100 1,5 112 80 3,1 12,8 10,4 770 57 TCVN 5944-1995 6,5 - 8,5 300 -500 1 - 5 200 - 400 200 -600 0,1 -0,5 45 50 750 - 1500 3

3.4 Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc nguồn nước:

3.4.1 Nhận xét về chất lượng nguồn nước trên địa bàn Huyện:

3.4.1.1 Nước mặt:

Qua khảo sát, quan trắc nước mặt tự nhiên tại các con sông ở huyện Cao Lãnh ta rút ra được một số nhận xét sau:

- Chỉ tiêu pH: hầu hết các điểm quan trắc không vượt tiêu chuẩn cho phép. - Chỉ tiêu Cặn lơ lững: hầu hết các điểm đều vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-

1995 cột A. Trong đó có các điểm vượt 5 - 6 lần theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.

- Chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá), COD (nhu cầu Oxy hoá học): đa số các điểm quan trắc vượt tiêu chuẩn từ 3 đến 10 lần theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.

- Chỉ tiêu DO (nồng độ Oxy hoà tan): ở đa số các điểm quan trắc đều thấp hơn tiêu chuẩn TCVN 5942-1995.

- Chỉ tiêu Nitrit (NO2-): đa số các điểm quan trắc điểm vượt 2 – 5 lần.

- Chỉ tiêu Nitrat (NO3-): Vượt tiêu chuẩn cho phép có một số ít đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Chỉ tiêu Amoniac (N – NH3): đa số các điểm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép, riêng một số điểm vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần.

- Chỉ tiêu Coliform: đa số các điểm vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng từ 2 - 5 lần.

Qua quá trình quan trắc chất lượng nước mặt tự nhiên cho thấy môi trường nước mặt ở huyện Cao Lãnh bị ô nhiễm khá trầm trọng.

3.4.1.2 Nước ngầm:

Hầu hết các giếng do dân tự khoan nên chất lượng nước ngầm không ổn định với:

- Chỉ tiêu Độ cứng ở một số giếng: có nồng độ cao gấp 2 – 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép.

- Chỉ tiêu sắt: ở hầu hết các giếng quan trắc đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép.

- Chỉ tiêu Sulfat: ở hầu hết các giếng quan trắc đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép.

- Chỉ tiêu Clorua: đa số các giếng không vượt tiêu chuẩn TCVN 5944 –1995. - Chỉ tiêu Mangan: đa số vượt tiêu chuẩn cho phép..

- Chỉ tiêu Nitrat: tất cả các giếng quan trắc đều có chỉ số phân tích không vượt giới hạn cho phép theo TCVN 5944 –1995.

- Chỉ tiêu Arsen: ở một số điểm vượt tiêu chuẩn cho phép 2 – 4 lần. - Chỉ tiêu Chất rắn tổng cộng: hầu hết không vượt tiêu chuẩn cho phép. - Chỉ tiêu Coliform: chỉ có 03 giếng quan trắc có chỉ số 3 MNP/100ml, tất cả

các giếng quan trắc còn lại đều có chỉ số lớn hơn tiêu chuẩn gấp nhiều lần. 3.4.2 Đánh giá các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn:

Nhìn chung, môi trường của Huyện còn khá trong lành, mang đặc trưng của vùng quê thôn dã ở Nam bộ, song quá trình phát triển KT-XH do nhiều nguyên nhân đã tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường như :

- Việc khai thác vùng Đồng Tháp Mười đã thải ra lượng phèn rất lớn làm nhiễm phèn cả hệ thống nước mặt của toàn vùng, trong đóù có huyện Cao Lãnh.

- Hàng chục năm qua, tình hình sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hoá học trên đồng ruộng, vườn cây ăn trái, chăn nuôi gia súc gia cầm và đánh bắt thủy sản cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và môi trường chung của Huyện.

- Hầu hết các bãi rác không có bờ đê bao quanh, hoặc có bờ nhưng không đủ để ngăn nước chảy tràn và tất các bãi rác đều bị ngập nước vào mùa lũ vì

vậy từng đám rác nổi lềnh bềnh trôi theo dòng nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng.

- Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân là nạn vứt rác bừa bãi tại các chợ, khu dân cư, cầu tiêu, ao tù nước đọng, nhà cất trên sông...vừa ô nhiễm môi trường vừa kém văn minh lịch sự còn diễn ra hàng ngày chưa khắc phục được.

- Lũ lụt nguy cơ thách thức việc bảo đảm cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Lũ lụt không những gây trở ngại cho việc tổ chức sản xuất mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường bao gồm: thu dọn rác thải, xác gia súc, gia cầm chết, rác thải sau những ngày ngập lũ,...

- Ngoài ra, thì vấn đề chăn nuôi gia súc cải thiện kinh tế gia đình trong điều kiện đầu tư về chuồng trại không hợp lý, đã thải một lượng phân đáng kể ra môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm bởi hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh.

3.4.3 Đánh giá về nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân:

Ở VN hiện nay, bộ phận dân cư nông thôn là những người làm ăn nhỏ, đa số sống trong các thôn xóm tương đối tập trung, có tổ chức hành chính vững chắc và truyền thống cộng đồng lâu đời với cơ cấu hạt nhân là hộ gia đình bình quân 5 người.

Tiêu chuẩn dùng nước cho nấu ăn và uống: 5 – 10 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn dùng nước phục vụ cho sinh hoạt: 70 – 90 lít/người/ngày.

3.4.3.1 Nhu cầu dùng nước phục vụ cho nấu ăn và uống của người dân:

 Nhu cầu dùng nước phục vụ cho ăn uống một ngày cho một người dân: Q nhu cầu dùng nước hằng ngày cho 1 người = số người * tiêu chuẩn dùng nước cho nấu ăn và uống * số ngày

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)