MÔ HÌNH THU GOM NƯỚC MƯA

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 70)

5.7 Tính toán lượng nước mưa được thu gom trong năm:

5.7.1 Lượng nước mưa thu được cho một hộ gia đình (5 người) trong một năm được tính theo công thức:

Diện tích mái nhà * Lượng mưa trung bình năm (m) * số hộ gia đình

(* Nguồn: Sách Nước Mưa và Chúng Ta – 100 Cách Sử Dụng Nước Mưa)

 Chú thích:

- S mái nhà: có kích thước trung bình là 60 m2.

- Lượng mưa trung bình năm (2005): 1497,2 mm = 1,4972 m

 Lượng nước mưa thu được cho 1 hộ gia đình / 1năm = 60 * 1,4972 * 1 hộ = 89,832 m3 = 89.832 lít 5.7.2 Phần trăm lượng nước mưa thu được chiếm tỷ lệ so với lượng nước sinh hoạt cung cấp mỗi ngày cho một hộ gia đình:

Được xác định theo công thức:

Diện tích mái nhà * lượng mưa trung bình năm (2005)

* 100

Số lít nước sử dụng cho một hộ * 365 ngày

(*Nguồn: Sách Nước Mưa và Chúng Ta – 100 Cách Sử Dụng Nước Mưa)

- Nhu cầu sử dụng nước cho một hộ phục vụ cho sinh hoạt trong một ngày là:375 lít /1 hộ/1 ngày. (375 lít = 0,375 m3)

 Phần trăm lượng nước mưa chiếm tỷ lệ so với lượng nước sử dụng cho sinh hoạt: 60 * 1,4972

* 100 = 65,63% 0,375 * 365

 Nhận xét:

Lượng nước mưa thu được chiếm 65,63% so với tổng lượng nước tiêu thu hằng ngàyï của một hộ gia đình. Do vậy, ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng lượng nước mưa thu được phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

5.8 Mô hình thu gom nước mưa:

Cấu trúc một công trình chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa.

5.8.1 Mái hứng:

Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bêtông. Nếu là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa.

Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình là tối thiểu 25 m2 mái hứng.

5.8.2 Máng thu:

Tốt nhất là bằng tôn (có thể ống tre, nứa, thân cau bổ đôi).

Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

5.8.3 Xây dựng lu chứa nước mưa: Có kích cỡ từ vài trăm lít đến 2000 lít (2 m3).

Có thể dùng 2 đến 3 lu chứa cho mỗi gia đình, tùy theo số người sử dụng. Vật liệu chính để xây dựng lu chứa:

- Xi măng - Cát vàng - Đá dăm bột

- Vòi nước Þ 15mm - Nắp tôn đậy

 Ưu khuyết điểm của mô hình thu gom nước mưa:

5.8.3.1 Ưu điểm:

Mô hình thu gom nước là một trong những giải pháp đơn giản cho người dân vì nước mưa không cần phải xử lý.

Người dân có thể tự thu gom nước mưa vào các lu và bể chứa để dự trữ. Lu chứa nước mưa dễ làm, dễ vận chuyển, ít tốn vật tư.

Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bê tông.

5.8.3.2 Khuyết điểm:

Do đặc điểm khí hậu ở nước ta, mùa khô thường ít mưa, do vậy phải hạn chế nước dùng hằng ngày và phải dành riêng cho nhu cầu tối thiểu như: nấu ăn, uống, rửa mặt, đánh răng.

Nhiều nơi mái hứng, máng thu không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa.

Bể chứa nước nếu không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm.

5.9 Đề xuất giải pháp dự trữ nước mưa phù hợp với khả năng kinh tế để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân: vụ cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân:

5.9.1 Lượng nước mưa cần dự trữ để phục vụ cho nấu ăn và uống cho một hộ gia đình:

Với nhu cầu dùng nước phục vụ cho ăn uống cho hộ gia đình trong 1 năm thì cần: Q nhu cầu dùng nước một năm cho 1 hộ gia đình = số hộ gia đình * tiêu chuẩn dùng nước cho nấu ăn và uống * một năm

 Q nhu cầu dùng nước một năm cho 1 hộ gia đình = 5 * 10 * 365 ngày = 18.250 lít/hộ/năm  Vậy:

Ta cần phải dự trữ lượng nước mưa 18.250 lít/năm (18,25 m3) đối với một hộ gia đình chỉ phục vụ riêng cho mục đích nấu ăn và uống hằng ngày.

5.9.2 Lượng nước mưa cần dự trữ để phục vụ các mục đích khác cho một hộ gia đình:

Với nhu cầu dùng nước sinh hoạt cho mục đích sinh hoạt khác cho hộ gia đình trong 1 năm thì cần:

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt và đề xuất các giải pháp cung cấp nước sạch thích hợp cho vùng nông thôn huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)