Cơ cấu tổ chức bộ phận kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn rồng việt​ (Trang 37)

29

Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt)

a. Phòng kiểm toán báo cáo tài chính, thuế và kế toán.

Dịch vụ kiểm toán: cung cấp cho các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Nhà quản lý, các bên đầu tư và các bên có liên quan khác sự đảm bảo về tính trung thực, hợp lý và tin cậy của những thông tin về tài chính và phi tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các thông tin phục vụ cho các quyết định chiến lược thông qua các dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ có bảo đảm khác.

Dịch vụ kế toán: cung cấp rất đa dạng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà các dịch vụ kế toán cung cấp có thể bao gồm như sau:

b. Phòng tư vấn và đào tạo.

Thực hiện các dịch vụ về tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tư vấn đầu tư, tư vấn thành lập doanh nghiệp.

Với mục tiêu kết nối giá trị nhằm đem đến cho khách hàng những giá trị tốt nhất, bên cạnh đội ngũ chuyên gia sáng lập và điều hành luôn miệt mài với công tác nghiên cứu ứng dụng, thẩm định và sáng tạo để cho ra những chương trình với tri thức hiện đại và chất lượng nhất, VDAC luôn rộng mở và không ngừng kết nối với các chuyên gia đào tạo - huấn luyện, các Tiến sĩ, Thạc sĩ, Giảng viên ở nhiều lĩnh vực trong phạm vi quốc gia.

c. Phòng kiểm toán đầu tư, XDCB và dịch vụ khác.

Bộ phận kiểm toán và dịch vụ

Kiểm toán viên cao cấp

Phòng kiểm toán báo cáo tài chính, thuế và

kế toán

Phòng tư vấn và đào tạo

Phòng kiểm toán đầu tư, XDCB và dịch vụ

30

Thực hiện việc kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án đầu tư được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyên môn hóa, áp dụng công nghệ thông tin về kế toán, VDAC cung cấp các dịch vụ về phần mềm kế toán: như cung cấp phần mềm kế toán, đào tạo sử dụng phần mềm kế toán...

3.2 Chương trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Rồng Việt. 3.2.1 Kế hoạch kiểm toán.

a. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng.

• Tiếp nhận khách hàng mới:

Công ty thường tiếp nhận khách hàng mới thông qua giới thiệu từ các khách hàng cũ của công ty, hoặc do bộ phận kinh doanh liên hệ. Đối với khách hàng mới, công ty thường tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập thông tin về lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, kiểm toán năm đầu tiên.

• Duy trì khách hàng cũ:

Khi đến mùa kiểm toán, các khách hàng sẽ liên hệ với công ty hoặc công ty sẽ gọi điện thoại trực tiếp với khách hàng. Đối với khách hàng cũ, công ty theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng qua hồ sơ lưu trữ kiểm toán những năm trước đây và cập nhật những thay đổi mới nhất về hoạt động của khách hàng trước khi tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán.

Sau khi tìm hiểu về khách hàng thì bộ phận kinh doanh đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán để quyết định có ký hoặc duy trì hợp đồng với khách hàng hay không, đồng thời gửi thư báo giá cho khách hàng.

Khi chấp nhận kiểm toán với mức giá phí được đưa ra bởi công ty kiểm toán, khách hàng sẽ hồi báo lại cho công ty. Hồi báo của khách hàng có thể bằng văn thư hoặc bằng điện thoại. Mọi trường hợp hồi báo đều báo cáo trực tiếp cho Giám đốc. Sau đó, công ty sẽ tiến hành lập hợp đồng kiểm toán và gửi cho khách hàng ký.

b. Chọn nhóm kiểm toán.

Đối với khách hàng mới: đảm bảo thành viên của nhóm kiểm toán không có quan hệ kinh tế với khách hàng. Bố trí số lượng thành viên nhóm phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp về sổ sách của khách hàng.

Đối với khách hàng cũ: có sự luân chuyển nhóm trưởng (người viết báo cáo) mỗi 2– 3 năm một lần, nhưng thành viên nhóm không thay đổi nhiều để giúp họ nắm vững những

31

nét đặc trưng của khách hàng, duy trì được mối liên hệ mật thiết giữa hai bên mà vẫn đảm bảo tính độc lập và khách quan của cuộc kiểm toán

c. Lập thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán.

Sau khi phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán, nhóm trưởng sẽ trực tiếp liên hệ với kế toán bên khách hàng để xếp lịch kiểm toán. Sau khi thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm toán, nhóm trưởng sẽ báo cho trưởng phòng để sắp lịch và lên kế hoạch cho cuộc kiểm toán.

d. Tìm hiểu cụ thể khách hàng và môi trường hoạt động.

Đối với các khách hàng mới, nhóm kiểm toán cần tìm hiểu thêm các nội dung sau: - Môi trường kinh doanh chung của khách hàng trong năm hiện hành.

- Các thông tin chung về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề.

- Các thông tin chung về môi trường pháp lý mà khách hàng đang hoạt động. - Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của khách hàng.

- Thông tin về cổ đông, thành viên chính và tổ chức cơ cấu công ty, các bên liên quan.

- Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng, kết quả kinh doanh và thuế.

e. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

Nhóm trưởng sẽ thực hiện việc đánh giá HTKSNB theo mẫu của chương trinh kiểm toán mẫu. Tùy theo mô hình HTKSNB của mỗi khách hàng mà kiểm toán viên thiết kế các thử nghiệm kiểm soát cho phù hợp.

f. Xác định mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu.

Xác định mức trọng yếu:

Được lập và phê duyệt theo chính sách của công ty, để thông báo với thành viên nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm toán tại khách hàng.

Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu căn cứ trên nhu cầu sử dụng BCTC, đặc điểm khách hàng. Các tiêu chí và tỉ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể:

32

Các tiêu chí Tỉ lệ sử dụng

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Doanh thu 0,5% - 3%

Tổng tài sản 1% - 2%

Vốn chủ sở hữu 1% - 5%

Mức trọng yếu khoản mục được xác định = Mức trọng yếu tổng thể * (50% đến 75%) và được áp dụng đối với khách hàng có rủi ro cao.

Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua = Mức trọng yếu khoản mục * 4% (tối đa), dựa vào đây kiểm toan viên có thể xem xét về mặt định lượng và định tính cho từng khoản mục.

Phương pháp chọn mẫu – cỡ mẫu.

Xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra kết luận sơ bộ về mức độ rủi ro của các vùng kiểm toán, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu cho các vùng kiểm toán chính.

- Phương pháp chọn toàn bộ (kiểm tra 100%): được áp dụng khi tiến hành các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục Tài sản cố định, Vay ngắn hạn/ dài hạn, Dự phòng, Vốn chủ sở hữu, Các nguồn trích lập quỹ.

- Phương pháp phân nhóm chủ yếu dựa vào tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên (phương pháp phi thống kê) với cỡ mẫu được xác định cụ thể theo mẫu A810 của VACPA

g. Thiết lập chương trình kiểm toán.

Nhóm trưởng của cuộc kiểm toán sẽ thiết lập chương trình kiểm toán cho từng khoản mục bao gồm các nội dung chủ yếu: công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành, các thủ tục kiểm toán cụ thể áp dụng.

3.2.2 Thực hiện kiểm toán.

Tại khách hàng, nhóm trưởng sẽ trực tiếp phân chia công việc và từng phần hành cho các thành viên của nhóm. Số liệu, sổ sách, chứng từ cần thiết cho cuộc kiểm toán sẽ được khách hàng cung cấp trước hoặc trong cuộc kiểm toán. Các thành viên sẽ thực hiện kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán mà nhóm trưởng đã lập và áp dụng các thử nghiệm cơ bản phù hợp. Số liệu xử lý và công việc thực hiện sẽ được trình bày trên giấy làm việc, sau này sẽ được nhóm trưởng tổng hợp và viết báo cáo. Sau khi tiến hành thu thập bằng chứng và tổng hợp số liệu đồng thời phát hiện những sai sót, nhóm trưởng sẽ trao đổi trực

33

tiếp với kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm liên quan đến các sai phạm để yêu cầu sửa đổi, bổ sung những thông tin đó.

a. Tổng hợp, kết luận, lập và phát hành báo cáo kiểm toán.

Phát hành báo cáo kiểm toán.

Sau cuộc kiểm toán, các thành viên nhóm kiểm toán giải quyết các vấn đề tồn đọng và hoàn thiện giấy làm việc rồi gửi cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng tập hợp lại và thực hiện kiểm tra, soát xét các giấy làm việc với mục đích:

✓ Đảm bảo các bằng chứng thu thập được thỏa mãn những mục tiêu đề ra lúc đầu.

✓ Đảm bảo các giấy tờ làm việc chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết để chứng minh cho các kết luận báo cáo kiểm toán sau này.

Nhóm trưởng sẽ phát hành bản dự thảo BCTC để khách hàng xem. Sau khi phát hành dự thảo, nếu khách hàng không có ý kiến gì thêm, kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Tùy trường hợp mà kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với các ý kiến khác nhau. Nếu đơn vị được kiểm toán chấp nhận điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên thì sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần. Trường hợp đơn vị được kiểm toán không chấp nhận điều chỉnh thì kiểm toán sẽ tùy theo mức độ ảnh hưởng của số liệu điều chỉnh mà phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh hay chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược hoặc không đưa ra ý kiến.

b. Lưu trữ hồ sơ.

Sau khi hoàn tất việc phát hành báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành tập hợp và lưu trữ lại các phần hành vào một hồ sơ có đánh số tham chiếu đầy đủ theo hồ sơ kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành theo QĐ số 1089/QĐ-VACPA ngày 1/10/2010 và áp dụng chính thức từ ngày 1/1/2011.

34

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN

RỒNG VIỆT.

Minh họa về việc áp dụng chương trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt đối với khách hàng Công ty TNHH ABC:

4.1 Tìm hiểu về khách hàng Công ty TNHH ABC.

Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 200/GP-KCN-ĐN-ngày 25/02/2003 và Giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư số 200/GCNĐC1/47/2 ngày 29/01/2008 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp.

Một số nội dung chính của Giấy chứng nhận đầu tư hiện hành:

- Vốn đầu tư: 1,500,000.00 USD

- Vốn điều lệ: 450,000.00 USD

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên.

- Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Công ty sử dụng đồng tiền hạch toán là VND.

- Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.

- Hình thức kế toán: Nhật ký chung.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và gia công các chi tiết, linh kiện bằng nhôm dùng cho động cơ điện, các loại mô tơ công nghiệp và dân dụng.

● Chính sách kế toán TSCĐ của Công ty TNHH ABC.

- Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.

- Nguyên giá tài sản cố định bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

- Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận ngay vào chi phí.

- Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, phù hợp với hướng dẫn theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

35

TSCĐ hữu hình Thời gian

Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 30 năm

Máy móc, thiết bị 2 – 22 năm

Phương tiện vận tải 6 – 10 năm

Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 – 5 năm

TSCĐ vô hình Thời gian

Quyền sử dụng đất 44 năm

Phần mềm tin học 3 – 5 năm

- Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán

Tuy công ty TNHH ABC là khách hàng cũ của VDAC, nhưng trước mỗi đợt kiểm toán, BGĐ của VDAC cũng tiến hành trao đổi với BGĐ của công ty TNHH ABC về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như công tác tổ chức có biến động gì trong năm không. Sau đó, bên khách hàng cùng với Công ty VDAC đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng kiểm toán. BGĐ của VDAC sẽ quyết định chủ nhiệm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán căn cứ vào hợp đồng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán năm trước để lập nhóm kiểm toán và thời gian tham gia cuộc kiểm toán.

- Thu thập về số liệu về TSCĐ của công ty TNHH ABC

Hình 2.1: Trích Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH ABC tại ngày

36

(Nguồn: Công ty TNHH ABC )

Hình 2.2: Trích Bảng cân đối số phát sinh của công ty TNHH ABC tại ngày

31/12/2016.

(Nguồn: Công ty TNHH ABC)

4.2 Thực hiện kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định. định.

a. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đây là khách hàng cũ của Công ty kiểm toán VDAC, trong những lần kiểm toán trước cũng như trong lúc trao đổi để chấp nhận khách hàng, KTV đã tìm hiểu về hệ thống kiểm

37

soát nội bộ, đồng thời do đây là công ty với quy mô không lớn, do đó ít có sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ, các quy trình nghiệp vụ tại doanh nghiệp. KTV chủ yếu trao đổi với kế toán trưởng và giám đốc đơn vị về những đổi mới trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Xem xét các vấn đề còn tồn tại của năm trước doanh nghiệp đã giải quyết được trong năm nay chưa. Chẳng hạn như:

- Đơn vị có thực hiện việc ghi nhận và trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC chưa?: Có

- Đơn vị có thay đổi chính sách và phương pháp khấu hao trong năm không?: Không.

- Đơn vị có chính sách bất kiêm nhiệm giữa người xét duyệt, mua, và thanh toán không?: Có.

- Đơn vị đã phân biệt cụ thể chi phí được tính vào nguyên giá TSCĐ (vốn hóa) và chi phí được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ?

- TSCĐ được mua mới là do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh hay do TSCĐ cũ bị hư hỏng không sử dụng nữa.

b. Thử nghiệm kiểm soát.

Đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao của công ty TNHH ABC, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát sau:

- Quan sát TSCĐ tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản tài sản.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu đề nghị mua TSCĐ, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ.

- Kết hợp việc kiểm kê tài sản với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản để xem TSCĐ thuộc sở hữu đơn vị có được ghi chép vào khoản mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn rồng việt​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)