Với chương trình kiểm toán chung tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn
Rồng Việt.
- Công ty nên thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho từng loại hình đơn vị khách hàng chẳng hạn như cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh thương mại, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp xây dựng… bởi vì mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau về lĩnh vực kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, điều kiện kinh doanh. Do đó, việc xây dựng và sử dụng một chương trình kiểm toán sẽ không đạt hiệu quả cao nhất.
- Để việc tiếp cận và thu thập thông tin với khách hàng cũ hiệu quả hơn, các KTV nên có một cuộc họp ngắn giữa nhóm kiểm toán năm trước với nhóm kiểm toán năm nay để trao đổi về các vấn đề đặc thù, đáng lưu ý nhất của khách hàng. Việc này sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, giúp KTV có cái nhìn đầy đủ về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- KTV cần áp dụng một trong các phương pháp chọn mẫu sau để hoàn thiện quy trình kiểm toán:
+ Phương pháp chọn mẫu theo xét đoán: Phương pháp này dựa vào kinh nghiệm của KTV, dựa vào phân tích mối quan hệ các nghiệp vụ để chọn mẫu, thường thích hợp với KTV có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm phát hiện sai phạm.
+ Phương pháp chọn mẫu có tính hệ thống: theo số thứ tự các nghiệp vụ phát sinh được đánh số từ 1 đến n và khoảng cách mẫu để xác định lấy ra một lượng mẫu nhất định. + Phương pháp chọn mẫu trên cơ sở phân loại: là phân loại theo giá trị hoặc phân loại theo thời gian nghiệp vụ phát sinh, với phương pháp này sẽ ưu tiên chọn mẫu với số lượng lớn đối với chứng từ có giá trị lớn, những tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều.
- Công ty VDAC nên thu xếp thỏa thuận với công ty khách hàng ký hợp đồng kiểm toán trước ngày 31/12 để KTV có kế hoạch tham gia chứng kiến kiểm kê.
Với chương trình kiểm toán Tài sản cố định tại công ty.
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định tại công ty khách hàng cũ: KTV cũng nên thực hiện các thủ tục trọng yếu và các thủ tục chi tiết cần
52
thiết để đánh giá HTKSNB. Việc đánh giá này tuy tốn nhiều thời gian và chi phí cuộc kiểm toán nhưng sẽ giúp KTV giảm bớt rủi ro trong quá trình kiểm toán.
- Về việc xác định mức trọng yếu:
+ Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, TSCĐ ít biến động và giá trị TSCĐ thường nhỏ hoặc khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, TSCĐ có thể không phải là khoản mục trọng yếu trên BCTC hoặc có thể do hạn chế về thời gian kiểm toán, lúc này KTV có thể chỉ xác định mức trọng yếu cho toàn BCTC mà không cần phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ.
+ Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, TSCĐ biến động nhiều, giá trị TSCĐ lớn và khách hàng này là khách hàng lâu năm của Công ty, Công ty nên lập bảng theo dõi mức độ trọng yếu của khoản mục TSCĐ qua các năm trước kiểm toán như thế nào, từ đó làm cơ sở để phân bổ mức trọng yếu trong năm kiểm toán tiếp theo.
- Nhóm trưởng nhóm kiểm toán nên thu xếp cho KTV chứng kiến kiểm kê trực tiếp tham gia kiểm toán phần hành TSCĐ để KTV có sự am hiểu rõ nhất về thực trạng và tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị để có cái nhìn khách quan và đánh giá tính hiện hữu TSCĐ của đơn vị tại thời điểm 31/12 là chính xác nhất.
53 KẾT LUẬN
Dịch vụ kiểm toán là một loại hình dịch vụ còn mới mẻ tại Việt Nam, nền kiểm toán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ mặc dù còn rất non trẻ. Đặc biệt, trong những ngành đòi hỏi niềm tin của người tiêu dùng, danh tiếng hẵn được kiểm soát bởi các quy định rất chặt chẽ về chất lượng dịch vụ như ngành kiểm toán. Một công ty muốn phát triển bền vững thì phải tạo được một thương hiệu uy tín cho riêng mình, đó thực sự là mong muốn, mục đích lâu dài của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong bất kỳ công ty nào. Chính vì vậy, đối với ngành kiểm toán độc lập nói chung và công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Rồng Việt nói riêng, trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, dịch vụ mà công ty cung cấp đòi hỏi phải hoàn hảo, có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, luôn nhạy bén với sự đổi mới chế độ, Chuẩn mực kế toán – kiểm toán, vận dụng phù hợp với quy định chung của Nhà nước, công ty đã từng bước vươn lên và ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn.
Tài sản cố định là một khoản mục quan trọng trên Báo cáo Tài chính. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thì tài sản cố định càng chiếm tỷ trọng lớn. Một sai sót ở khoản mục tài sản cố định có thể dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu trên Báo cáo Tài chính. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện một quy trình kiểm toán Tài sản cố định tốt góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Với đề tài về kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao, tôi đã cố gắng nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế chương trình kiểm toán mà công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Rồng Việt đang sử dụng. Những khác biệt giữa thực tế và lý thuyết đã được tôi trình bày ở phần nhận xét, đồng thời tôi cũng xin đề nghị về một số vấn đề để hoàn thiện chu trình.
Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót trong quá trình tìm hiểu cũng như đưa ra những nhận xét chưa hợp lý hoặc còn mang tính chủ quan. Mong quý thầy cô và công ty tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện bài thực tập tốt nghiệp này.
54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ Tiếng Việt:
[1] Trần Thị Giang Tân, 2014, Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh Tế TP.HCM [2] Trần Thị Giang Tân, 2012, Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông
[3] VACPA, 2013, Hệ Thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính. [4] Bộ Tài chính, 2013, Hệ Thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động [5] Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt, 2016, Hợp đồng kiểm toán công ty TNHH ABC.
[6] Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt, 2016, Chương trình Kiểm toán Tài sản cố định.
[7] Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt. [8] Giáo trình kiểm toán của Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.
❖ Trang web:
1. http://doc.edu.vn/tai-lieu/bao-cao-thuc-tap-tai-cong-ty-tnhh-kiem-toan-va-ke- toan-ha-noi-71754/ truy cập ngày 9/03/2017.
2. http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-thuc-trang-kiem-toan-tai-san-co-dinh- trong-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-do-aasc-thuc-hien-19962/ truy cập ngày 15/03/2017.
55 PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chương trình kiểm toán TSCĐ và Hợp đồng kiểm toán của Công ty TNHH