Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận nhân viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH the flavor connection​ (Trang 43 - 45)

 Kế toán trưởng:

Phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn cho các kế toán viên.

Ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định.

Được tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ trong doanh nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.

Điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán để đảm bảo tiến độ công việc, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị.

 Kế toán tổng hợp:

Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp,các định khoản phát sinh trong kì, sự cân đối giữa số liệu chi tiết và tổng hợp.

Lập bảng báo cáo và nộp các loại thuế phát sinh trong kì: thuế GTGT, thuế TNCN của các nhân viên, thuế TNDN …

Lập và kiểm tra các hợp đồng kinh tế phát sing trong kì.

Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.

Lập báo cáo tài chính theo từng quý, sáu tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.

Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.

Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT – TV.

 Kế toán công nợ:

Theo dõi và quản lý các khoản: các khoản thu, chi sổ quĩ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả …

Kiểm tra các chứng từ, lập phiếu thu, chi trước khi lập thủ tục chi. Chuyển giao các chứng từ có liên quan cho từng bộ phận liên quan.

Theo dõi, kiểm tra các khoản tạm ứng, chi tiền lương, tồn quĩ, sổ phụ ngân hàng… theo định kì.

Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty

 Kế toán kho:

Nhận hóa đơn, lập phiếu nhập kho (hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho của nhà cung cấp….)

Lập phiếu xuất kho kèm với các chứng từ có liên quan: phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho dành cho nội bộ...

Kiển tra các hóa đơn nhập hàng từ các nhà cung cấp, xử lý các trường hợp phát sinh đến vật tư, hàng hóa.

Theo dõi số lượng nhập xuất tồn, kiểm tra định kì hoặc đột xuất ở các bộ phận trong kì và cuối kì để làm bảng theo dõi số lượng nhập xuất tồn theo tháng.

Trích khấu hao cho công cụ dụng cụ đã và đang trích khấu hao, thanh lí các công cụ dụng cụ hết thời gian khấu hao.

Xử lí các vấn đề liên quan đến công cụ dụng cụ: mất, báo hư hỏng….

 Kế toán bán hàng:

Thường xuyên cập nhật các hóa đơn bán hàng (gồm cả hóa đơn bán hàng và hóa đơn cung ứng dịch vụ), quản lý, sắp xếp và lưu trữ chúng.

Theo dõi một cách tổng hợp và chi tiết việc bán hàng hóa, dịch vụ ra.

Theo dõi việc bán hàng theo hợp đồng, bộ phận, cửa hàng, nhân viên bán hàng. Khi hàng hóa bán ra, tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó theo quy định.

Liên kết số liệu với kế toán công nợ phải thu, kế toán tổng hợp và kế toán bán hàng tồn kho.

Thực hiện theo dõi sát các khoản phải thu, tình hình thu tiền và thực trạng công nợ của khách hàng hiện tại.

Kết hợp, liên kết số liệu cụ thể với kế toán công nợ phải thu, kế toán tiền mặt, tiền gửi để có thể lên được báo cáo công nợ. Và sau đó chuyển số liệu sang cho kế toán tổng hợp xử lý tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH the flavor connection​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)