Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp FSI việt nam​ (Trang 49 - 53)

6. Cấu trúc bài luận văn

2.2.3. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy dùng để điều tra mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động tới lợi nhuận của công ty, các tỷ lệ đại diện cho quản lý vốn lưu động đã được phân tích trong nghiên cứu.

- Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản (CATAR)

- Tỷ kệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu bán hàng (CATSR) - Vòng quay hàng tồn kho (ITO)

- Vòng quay khoản phải thu (DTO) - Hệ số thanh toán hiện hành (CR) - Hệ số thanh toán nhanh (QR)

ROE và ROA được sử dụng như là biến phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các biến được kiểm tra bằng mô hình hồi quy Pooled OLS trên dữ liệu bảng. Ta có phương trình đại diện cho mối quan hệ như sau:

𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐶𝐴𝑇𝐴𝑅𝑖𝑡+ 𝛽2𝐶𝐴𝑇𝑆𝑅𝑖𝑡+ 𝛽3𝐼𝑇𝑂𝑖𝑡+ 𝛽4𝐷𝑇𝑂𝑖𝑡+ 𝛽5𝐶𝑅𝑖𝑡+ 𝛽6𝑄𝑅𝑖𝑡 + µ𝑖𝑡

𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐶𝐴𝑇𝐴𝑅𝑖𝑡 + 𝛽2𝐶𝐴𝑇𝑆𝑅𝑖𝑡+ 𝛽3𝐼𝑇𝑂𝑖𝑡 + 𝛽4𝐷𝑇𝑂𝑖𝑡 + 𝛽5𝐶𝑅𝑖𝑡 + 𝛽6𝑄𝑅𝑖𝑡 + µ𝑖𝑡

Trong đó:

𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 là ROE của công ty i trong năm t 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 là ROA của công ty i trong năm t 𝐶𝐴𝑇𝐴𝑅𝑖𝑡 là CATAR của công ty i trong năm t 𝐶𝐴𝑇𝑆𝑅𝑖𝑡 là CATSR của công ty i trong năm t 𝐼𝑇𝑂𝑖𝑡 là ITO của công ty i trong năm t

𝐷𝑇𝑂𝑖𝑡 là DTO của công ty i trong năm t 𝐶𝑅𝑖𝑡 là CR của công ty i trong năm t 𝑄𝑅𝑖𝑡 là QR của công ty i trong năm t µ𝑖𝑡 là sai số của mô hình

Vì mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra mối quan hệ giữa lợi nhuận của công ty với hiệu quả quản lý vốn lưu động vì vậy mà nghiên cứu sẽ đưa ra một số các giả thiết có thể kiểm chứng.

 Giả thuyết 1:

𝐻0: không có mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động hiệu quả và lợi nhuận của công ty

𝐻1: có một mối quan hệ tích cực giữa quản lý vốn lưu động hiệu quả tới lợi nhuận của công ty

 Giả thuyết 2:

𝐻0: không có mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận của công ty

𝐻1: có thể tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và lợi nhuận của công ty

Sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLSvới biến phụ thuộc là ROE và ROA ta có bảng hồi quy bên dưới.

Bảng 2.5 : Phân tích hồi quy Pooled OLS cho ROA

Dependent variable: ROA Included observations: 160

Variable Coefficient Std. Error T-statistic Prob. C -0.035009 0.004085 -8.570414 0.0000 CATAR 0.124381 0.005334 23.31979 0.0000

(Nguồn: SPSS16 chiết xuất từ số liệu báo cáo tài chính – Phòng kế toán được công bố năm 2016)

Từ bảng hồi quy trên ta có được phương trình biểu thị mối tương quan giữa biến ROA với các biến quản lý vốn lưu động:

𝑅𝑂𝐴 = −0.035009 + 0.124381 ∗ 𝐶𝐴𝑇𝐴𝑅 − 0.013325 ∗ 𝐶𝐴𝑇𝑆𝑅 + 0.0003 ∗ 𝐼𝑇𝑂 + 0.000217 ∗ 𝐷𝑇𝑂 + 0.032100 ∗ 𝐶𝑅 − 0.033659 ∗ QR

Với mức ý nghĩa 95%, với Prob. = 0,000 ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻0 của giả thuyết thứ 1 và chấp nhận giả thuyết 𝐻1 là có tồn tại một mối quan hệ tích cực giữa quản lý vốn lưu động hiệu quả đến lợi nhuận của công ty, khi CATAR tăng 1% thì ROA sẽ tăng 0,00124381%. Con số này có ý nghĩa là cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có một sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Khi tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được cải thiện.

Với mức ý nghĩa 95%, Prob.=0,000, ta thấy có một mối quan hệ tiêu cực giữa CATSR với ROA. Khi CATSR tăng 1% thì ROA giảm đi 0,00013325%. Điều này có thể được lý giải như sau: nếu tỷ trọng tài sản lưu động của doanh nghiệp là không đổi, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp bị giảm xuống, lợi nhuận cũng giảm nhưng CATSR tăng lên. Điều này cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa CATSR với ROE và ROA.

Tại mức ý nghĩa 95% tồn tại một mối quan hệ tíchcực giữa ITO và ROA với hệ số 𝛽3 = 0.0003,Prob.=0,0001. Điều này cho biết khi ITO tăng lên một vòng thì ROA tăng lên 0,03%.

CATSR -0.013325 0.001447 -9.209868 0.0000 ITO 0.000300 7.84e-05 3.831875 0.0001 DTO 0.000217 7.93e-05 2.732341 0.0063 CR 0.032100 0.001559 20.58850 0.0000 QR -0.033659 0.002260 -14.89296 0.0000 R-squared 0.261994 Mean dependent var 0.066886 Adjusted r-squared 0.261128 S.d. Dependent var 0.083717 S.e. Of regression 0.071961 Akaike info CRiterion -2.424006 Sum squared resid 26.47742 Schwarz CRiterion -2.415063 Log likelihood 6212.455 Hannan-quinn CRiter. -2.420875 F-statistic 302.5212 Durbin-watson stat 1.141727 Prob(f-statistic) 0.000000

Với mức ý nghĩa là 95%, DTO có mối quan hệ tích cực với ROA với β=0,000217, Prob.=0,0063. β=0,000217 có nghĩa là khi DTO tăng lên một vòng thì ROA tăng lên 0,0217%.

CR có mối quan hệ tích cực với ROA tại mức ý 95%, β=0,0321, Prob=0,000. Khi CR tăng lên 1 lần thì ROA tăng lên 3,21%.

QR có mối quan hệ tiêu cực với ROA với β=-0,033659 tại Prob.=0,000. Điều này cho biết khi tỷ lệ thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm sút về thu nhập.

Với Prob.=0,000, α=1%, ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻0 của giả thuyết thứ 2 là không có mối quan hệ giữa thanh khoản của công ty và chấp nhận giả thuyết 𝐻1 là có thể tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa thanh khoản và lợi nhuận của công ty. Cụ thể nhìn vào bảng phân tích hồi quy của các công ty ta nhận thấy: có một mối quan hệ tích cực giữa CR và ROA. Khi CR tăng lên 1 lần thì ROA tăng 3,21%. QR thì có quan hệ ngược chiều với ROA, khi QR tăng lên 1 lần thì ROA bị giảm đi 3,3659%.

R-square = 0,261994 có nghĩa là 26,1994% sự thay đổi của ROA được giải thích bởi các biến độc lập.

Bảng 2.6: Phân tích hồi quy Pooled OLS cho ROE

Dependent variable: ROE Included observations: 160

Variable Coefficient Std. Error T-statistic Prob. C -0.085961 0.008244 -10.42670 0.0000 CATAR 0.375877 0.010765 34.91706 0.0000 CATSR -0.044613 0.002920 -15.27793 0.0000 ITO 0.000486 0.000158 3.073893 0.0021 DTO 0.000175 0.000160 1.092862 0.2745 CR 0.014414 0.003147 4.580752 0.0000 QR -0.020314 0.004561 -4.453486 0.0000 R-squared 0.271975 Mean dependent var 0.134037 Adjusted r-squared 0.271120 S.d. Dependent var 0.170118 S.e. Of regression 0.145238 Akaike info CRiterion -1.019526 Sum squared resid 107.8533 Schwarz CRiterion -1.010584 Log likelihood 2616.988 Hannan-quinn CRiter. -1.016396 F-statistic 318.3512 Durbin-watson stat 1.216493 Prob(f-statistic) 0.000000

(Nguồn: SPSS16 chiết xuất từ số liệu báo cáo tài chính – Phòng kế toán được công bố năm 2016)

Từ bảng phân tích hồi quy trên ta tìm ra phương trình biểu thị mối quan hệ giữa ROE và các biến quản lý vốn lưu động:

𝑅𝑂𝐸 = −0.085961 + 0.375877 ∗ 𝐶𝐴𝑇𝐴𝑅 − 0.044613 ∗ 𝐶𝐴𝑇𝑆𝑅 + 0,000486 ∗ 𝐼𝑇𝑂 + 0.000175 ∗ 𝐷𝑇𝑂 + 0.014414 ∗ 𝐶𝑅 − 0,020314 ∗ 𝑄𝑅 Với mức ý nghĩa 95%, Prob.=0,000 ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻0 của giả thuyết thứ nhất và chấp nhận giả thuyết 𝐻1 là có mối quan hệ tích cực giữa các biến quản lý vốn lưu động hiệu quả với lợi nhuận của công ty. Thực tế kết quả hồi quy chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa biến CATAR với biến ROE (Prob.=0,000), hệ số 𝛽1 = 0,375877 cho biết khi CATAR tăng 1% thì ROE sẽ tăng 0,00375877%. Kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa biến CATSR với ROE của công ty, khi CATSR tăng 1% thì biến ROE sẽ bị giảm đi 0,00044613% (với mức ý nghĩa 95% và Prob.=0,0021).

Giống như với ROA, biến ITO cũng có mối quan hệ tích cực với ROE, điều này có nghĩa là khi ITO tăng thì ROE cũng tăng lên, cụ thể khi ITO tăng lên một vòng trong một năm thì ROE của doanh nghiệp sẽ tăng lên 0.000486 (tương ứng với 0,0486%).

Với mức ý nghĩa là 95%, Prob.= 0,2745 thì ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻1 và chấp nhận giả thuyết 𝐻0 là không tồn tại mối quan hệ tích cực giữa DTO và ROE.

Xét về mối quan hệ giữa các biến thanh khoản với lợi nhuận của công ty với mức ý nghĩa là 95% thì ta có thể bác bỏ giả thuyết 𝐻0 của giả thuyết thứ 2 và chấp nhận giả thuyết 𝐻1 của giả thuyết này là có thể có mối quan hệ tiêu cực giữa biến thanh khoản với lợi nhuận của công ty. Thực tế kết quả hồi quy cho ta thấy: với mức ý nghĩa 95% và Prob.=0,0002, có một mối quan hệ tích cực giữa CR và ROE. Phương trình hồi quy chỉ ra rằng khi CR tăng lên một đơn vị thì ROE tăng lên 0.014414 (1.4414%). Còn QR thì có mối quan hệ tiêu cực với ROE. Với Prob.=0,000 thì khi QR tăng lên một đơn vị, ROE sẽ giảm đi 0.020314 (2,0314%).

R-square = 0,271975 chỉ ra rằng 27,1975% sự thay đổi của ROE được giải thích bởi các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp FSI việt nam​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)