Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp FSI việt nam​ (Trang 44 - 49)

6. Cấu trúc bài luận văn

2.2.2. Phân tích tương quan

Phân tích tương quan được sử dụng để kiểm tra sự kết hợp tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập cụ thể là giữa quản lý vốn lưu động và lợi nhuận của công ty. Nếu việc quản lý vốn lưu động hiệu quả làm tăng khả năng sinh lời của công ty thì ta nên mong đợi một mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa các biến quản lý vốn lưu động với biến lợi nhuận. Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ giữa các biến số này bằng cách sử dụng mô hình phân tích tương quan với những số liệu cụ thể được thu thập từ các BCTC – Phòng kế toán của công ty FSI Việt Nam, bài khóa luận sẽ nêu ra mối quan hệ dự kiến giữa những biến này dựa trên cơ sở lý thuyết. Sau đó sẽ tiến hành phân tích tương quan thực nghiệm rồi so sánh các kết quả với nhau.

Bảng 2.3: Mối quan hệ giữa biến quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận

Biến phụ thuộc Định nghĩa Ký hiệu Mối quan hệ Return on equity Khả năng sinh lợi trên mỗi đồng

vốn của cổ đông thường

ROE

Return on assets Khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty

ROA Biến phụ thuộc

Current asset over total asset ratio

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản

CATAR Quan hệ tiêu cực Curent asset over

total sales ratio

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng doanh thu CATSR Quan hệ tiêu cực Inventory turnover Ratio

Vòng quay hàng tồn kho ITO Quan hệ tích cực Debtors turnover

Ratio

Vòng quay khoản phải thu DTO Quan hệ tích cực Current ratio Khả năng thanh toán hiện hành CR Quan hệ

tiêu cực Quick ratio Khả năng thanh toán nhanh QR Quan hệ tiêu cực

(Nguồn: “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ởVN”, Tạp chí phát triển & hội nhất, số 14 (24), 62-70)

Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho…nếu tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản của công ty sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống vì việc giữ nhiều tài sản ngắn hạn làm cho doanh nghiệp sẽ có khả năng thanh khoản tốt tuy nhiên việc giữ quá nhiều tài sản ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí của việc nắm giữ các tài sản này, tiền bị ứ đọng trong các khoản phải thu, hàng tồn kho… làm giảm khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ như nếu giữ nhiều tiền mặt làm tăng khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty một cách nhanh chóng và không mất các chi phí để chuyển đổi các tài sản có tính thanh khoản thấp hơn ra tiền mặt. Tuy nhiên, việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt trong doanh nghiệp, khoản tiền này không được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra lợi nhuận vì vậy lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Tương tự như vậy đối với các khoản phải thu, hàng tồn kho... Khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do doanh nghiệp tăng việc bán chịu lên điều này làm cho doanh nghiệp không có tiền để tái đầu tư, doanh nghiệp phải đi vay mượn của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, việc làm này sẽ làm giảm lợi nhuận của danh nghiệp do chi phí đi vay từ những nguồn này thường lớn. Hàng tồn kho có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì vì tất cả các công đoạn mua, sản xuất và bán hàng không diễn ra vào cùng một thời điểm. Mặt khác, cần có hàng tồn kho để duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây truyền sản xuất và các hoạt động phân phối, ngăn chặn những bất chắc trong sản xuất, vì vậy quản trị hàng tồn kho là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt hàng tồn kho giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng gấp của khách hàng mà không gây tốn chi phí do thiếu hàng. Doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động tốt nếu không có một chút hàng tồn kho nào trong kho. Tuy nhiên nếu hàng tồn kho quá nhiều thì lại ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì tiền của công ty đang bị ứ đọng và không thể tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy mà ta có thể chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa CATAR (Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản) với ROE (Tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu) và ROA (Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản).

Biến CATSR (Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng doanh thu) có mối quan hệ tiêu cực với biến lợi nhuận. CATSR thể hiện tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng doanh thu, khi tỷ lệ này tăng lên (giả định rằng các yếu tố khác giữ nguyên không đổi) đồng nghĩa với sự kém hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp sẽ cần nhiều tài sản ngắn hạn hơn để tạo ra một đồng doanh thu như trước. Thay vì cần một đồng để tạo ra lượng doanh thu như trước, bây giờ doanh nghiệp phải sử dụng nhiều hơn một đồng tài sản ngắn hạn.

Nếu biến ITO (Vòng quay hàng tồn kho) tăng lên (các yếu tố khác giữ nguyên không đổi), điều này có nghĩa là số vòng quay hàng tồn kho trong 1 năm của doanh nghiệp tăng lên, số ngày hàng tồn kho sẽ giảm xuống,số ngày để doanh nghiệp bán hết hàng trong kho được rút ngắn, doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn và bán được nhiều hàng hơn và vì vậy doanh thu cũng tăng lên. Vì vậy mà ITO có mối quan hệ tích cực với biến lợi nhuận.

DTO (Vòng quay khoản phải thu) thể hiện vòng quay của các khoản phải thu, hệ số này càng cao thể hiện tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, doanh nghiệp có thể dùng số tiền này để tái sản xuất làm tăng doanh thu mà không cần phải tốn thêm chi phí cho việc phải đi vay tiền để tái sản xuất. Việc đi vay tiền của các Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp vì chi phí của các khoản vay này thường rất lớn. Việc thu hồi nhanh chóng được các khoản phải thu vừa giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục tái đầu tư vừa giúp giảm các chi phí vay mượn vì vậy nó có mối quan hệ tích cực với các biến lợi nhuận của doanh nghiệp (cụ thể là có mối quan hệ tích cực với ROE, ROA).

CR, QR có mối quan hệ tiêu cực với biến lợi nhuận của công ty vì nếu CR, QR của các công ty ở tỷ lệ cao điều này có nghĩa là khả năng thanh khoản của doanh nghiệp tốt tuy nhiên trái ngược với khả năng thanh khoản tốt thì ROE, ROA của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống bởi vì CR (Tỷ lệ thanh toán hiện hành), QR (Tỷ lệ thanh toán nhanh) cao đặc biệt là QR cao đồng nghĩa với việc công ty đang nắm nhiều tiền mặt nhàn rỗi, và có nhiều khoản phải thu khách hàng. Tiền mặt giữ quá nhiều sẽ làm mất khả năng sinh lợi của tiền do nó không được sử dụng vào các mục đích làm tăng doanh thu. Quá nhiều khoản phải thu cho thấy doanh nghiệp đang nới lỏng biện pháp bán chịu đối với khách hàng. Việc làm này làm tăng doanh thu của doanh nghiệp tuy nhiên tiền mặt của doanh nghiệp lại không tăng. Mà đối với hoạt động tài chính của một doanh

nghiệp thì tiềm mới thực sự là quan trọng chứ không phải là lợi nhuận kế toán. Không có tiền doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục tái đầu tư vào sản xuất và điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trên đây là những lập luận mang tính lý thuyết về mối quan hệ giữa biến quản lý vốn lưu động với lợi nhuận của doanh nghiệp, sau đây bài khóa luận sẽ tìm hiểu về mối quan hệ này trên cơ sở phân tích số liệu thực tế từ đó đưa ra những kết luận về mối quan hệ giữa biến quản lý vốn lưu động với biến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau cùng sẽ đưa ra những nhận xét mang tính so sánh giữa kết quả thực nghiệm với những lập luận mang tính lý thuyết trên.

Bảng 2.4: Tương quan pearson Pearson’s correlations analysis

ROA ROE CATAR CATSR ITO DTO CR QR ROA Pearson correlation 1 .837 ** .366** -.216** .019 .094 .322** .248** Sig. (2-tailed) .000 .000 .006 .809 .239 .000 .002 ROE Pearson correlation .837 ** 1 .476** -.295** .050 .069 .092 .064 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .531 .388 .249 .425 CATAR Pearson correlation .366 ** .476** 1 -.200* .014 -.021 .179* .168* Sig. (2-tailed) .000 .000 .011 .860 .797 .023 .034 CATSR Pearson correlation - .216** - .295** -.200 * 1 -.077 -.261** -.015 .022 Sig. (2-tailed) .006 .000 .011 .335 .001 .850 .783 ITO Pearson correlation .019 .050 .014 -.077 1 .025 -.052 -.007 Sig. (2-tailed) .809 .531 .860 .335 .752 .510 .926 DTO Pearson correlation .094 .069 -.021 -.261 ** .025 1 -.035 -.099 Sig. (2-tailed) .239 .388 .797 .001 .752 .664 .212

CR Pearson correlation .322 ** .092 .179* -.015 -.052 -.035 1 .956** Sig. (2-tailed) .000 .249 .023 .850 .510 .664 .000 QR Pearson correlation .248 ** .064 .168* .022 -.007 -.099 .956** 1 Sig. (2-tailed) .002 .425 .034 .783 .926 .212 .000

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 *. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05

(Nguồn: SPSS16 chiết xuất từ số liệu báo cáo tài chính – Phòng kế toán được công bố năm 2016)

Bảng trên trình bày kết quả phân tích tương quan Pearson cho tất cả các biến được xem xét. Kết quả phân tích cho ta thấy có một mối quan hệ tương quan tích cực với hệ số tương quan 0,366 giữa CATAR (Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản) với ROE (Tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu), với P_value=0,000. Nó cho biết với mức ý nghĩa 99% nếu CATAR tăng lên sẽ làm cho ROE tăng lên. Tương tự với ROE, CATAR cũng có một mối quan hệ tương quan tích cực với ROA (Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản) ở hệ số tương quan là 0,476, với P_value=0,000 ở mức ý nghĩa 99%. Nói tóm lại tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận của doanh nghiệp. Ở đây ta tìm thấy được sự khác biệt giữa kết quả phân tích thực nghiệm với những lập luận ở trên. Phần trên ta thấy có một mối quan hệ tiêu cực giữa biến CATAR với ROE và ROA, tuy nhiên bảng phân tích tương quan này lại cho thấy có một mối quan hệ tích cực giữa CATAR với ROE và ROA ở mức ý 99%.

Kết quả hồi quy tương quan cũng chỉ ra rằng ở mức ý nghĩa 99% thì có một mối tương quan tiêu cực giữa biến CATSR (Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng doanh thu) với biến ROE, ROA. Cụ thể CATSR có hệ số tương quan là -0,216 với ROE, P_value=0,006. Điều này có ý nghĩa là khi CATSR tăng lên thì có ảnh hưởng tiêu cực làm cho ROE bị giảm xuống. CATSR có mối tương quan tiêu cực với ROA, hệ số tương quan là -0,295 với ROA, P_value=0,000 ở mức ý nghĩa 99%, điều này thể hiện rằng một sự tăng lên trong CATSR sẽ có tác động làm giảm ROA. Ở đây ta thấy một sự trùng khớp giữa lý lẽ với thực nghiệm.

Ở mức ý nghĩa 99% ta cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa CR (Tỷ lệ thanh toán hiện hành) và QR (Tỷ lệ thanh toán nhanh) với ROA. Cụ thể CR có hệ số tương quan là 0,332 với ROA tại P_value = 0,000. QR có hệ số tương quan là 0,248 với ROA tại P_value=0,002. Hai hệ số tương quan này cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa biến thanh khoản của công ty với ROA. Khi mức độ thanh toán nhanh (QR) và thanh toán hiện hành (CR) của công ty được tăng lên thì có tác động làm giảm thu nhập ròng của công ty.

Ngoài ra ta không tìm thấy bất cứ một tương quan nào giữa các biến quản lý vốn lưu động với ROE, ROA trong bảng phân tích trên.

Bảng phân tích tương quan trên giúp ta giải đáp được câu hỏi thứ nhất trong bài khóa luận đó là có tồn tài mối liên hệ giữa biến quản lý vốn lưu động với biến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên ta không thể chỉ dựa vào phân tích tương quan để chỉ ra mối liên hệ giữa các biến quản lý vốn lưu động với lợi nhuận của doanh nghiệp được. Phần tiếp theo sẽ giúp giải đáp câu hỏi thứ 2 trong bài khóa luận đó là mức độ ảnh hưởng của các biến quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp FSI việt nam​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)