Giai đoạn từ 1945 đến 1985

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 26 - 27)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.3. Giai đoạn từ 1945 đến 1985

Từ 1945 đến 1975, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, con ngƣời trong văn học thƣờng xuất hiện với tƣ cách con ngƣời cộng đồng, con ngƣời dân tộc. Đề tài đô thị cũng chủ yếu phản ánh chân dung những công dân - chiến sĩ, hay trí thức tiểu tƣ sản. Tuy nhiên, ở những nhân vật thị dân thì góc nhìn của các nhà văn thƣờng ít thiện cảm. Chẳng hạn nhƣ nhân vật Hoàng (Đôi mắt, Nam Cao), một trí thức tiểu tƣ sản, về nông thôn tản cƣ vẫn giữ những tƣ tƣởng, nếp sống của ngƣời thành thị. Vào thời điểm đó, lối sống đô thị trở nên lạc lõng và không phù hợp với đời sống của quần chúng lao động.

Tiếp đó, đời sống dân nghèo thành thị cũng đƣợc Tô Hoài phản ánh trong

Những ngõ phố. Đó không còn là cuộc sống đói khổ, lầm than, cơ cực nhƣ trong

sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. Dân nghèo nơi đô thị đã đƣợc đổi đời, họ có một cuộc sống mới vui vẻ, tự do, ấm áp tình ngƣời. Trong lòng Hà NộiHai

trận tuyến của Hà Minh Tuân, đề tài đô thị lại đƣợc khai thác ở cuộc sống của nhân

dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nguyễn Huy Tƣởng viết Sống mãi

với thủ đô, Hà Nội hiện lên vô cùng anh dũng, kiên cƣờng trong kháng chiến. Với

Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân lại mang đến một Hà Nội linh thiêng và hào hoa, đi qua công cuộc kháng chiến chống Mỹ anh hùng. Nhìn chung, ở miền Bắc giai đoạn này, con ngƣời và xã hội đô thị ít đƣợc chú ý trong văn học.

Sau 1975, cảm hứng sử thi nhạt dần mà nhƣờng chỗ cho cảm hứng thế sự và đời tƣ. Hiện thực đô thị trong buổi giao thời bắt đầu đƣợc quan tâm. Một tác phẩm đáng chú ý ở giai đoạn này là tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng. Tác phẩm cảnh báo lối sống ích kỉ, vụ lợi, đầy dục vọng của không ít cá nhân trong xã hội đô thị buổi giao thời. Qua đó, tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của gia đình truyền thống trong cuộc sống mới, dù nó cũng đang rạn nứt.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến một bộ phận các nhà văn sáng tác trong miền Nam những năm 1954 - 1975. Họ sáng tác dựa trên những chất liệu lấy từ hiện thực cuộc sống và chủ yếu hƣớng tới cuộc sống. Độc giả của họ là những lớp ngƣời đọc mới của đô thị. Đề tài cũng không chỉ giới hạn trong cuộc sống của những ngƣời thành thị, trí thức, tình cảm lãng mạn, phiêu lƣu hay nỗi nhọc nhằn, đói khổ của những ngƣời nghèo nữa. “Văn xuôi hướng đến tất cả mọi vấn đề từ cao cả đến thấp hèn, hướng tới mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em, từ giới trí thức đến người lao động nhưng tập trung nhất vẫn là đề tài tình yêu với đủ mọi cung

bậc, biến thái khác nhau” (Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1945 –

1975, nguồn: http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)