7. Đóng góp của luận văn
3.3.3. Khắc họa nhân vật qua đối thoại
Vũ Trọng Phụng không chỉ sắc sảo khi quan sát và phát hiện ra những đƣờng nét độc đáo giúp tạo hình nhân vật mà ông còn có tài trong việc xếp đặt các nhân vật vào những đối thoại độc đáo. Qua đó, các nhân vật sẽ đƣợc tạc hình, tạc tính. Xuân Tóc Đỏ, ngay cả khi đặt chân vững vàng vào thế giới thƣợng lƣu rồi vẫn không bỏ đƣợc thứ ngôn ngữ vỉa hè “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” trong các đối thoại khi giao tiếp. Thứ ngôn ngữ minh chứng rõ ràng bản chất vô học của kẻ hạ lƣu. Những nhân vật thƣợng lƣu nhƣ ông Văn Minh, TYPN, Trực Ngôn luôn gắn chặt vào miệng những tiếng: “dân chủ”, “tiến bộ”, “cải cách”, “văn minh”, “Âu hóa”, “bình dân” làm thành chân dung của kẻ học đòi Tây hóa... Cô Tuyết tâm sự với ngƣời yêu bằng thứ ngôn ngữ lãng mạn kiểu tiểu thuyết: “Em sung sướng quá đi mất! Em muốn chết anh ạ! Em muốn tự tử!... Nếu hai chúng ta cùng nhảy xuống những lớp sóng bạc kia mà chết thì có phải cả nước sẽ bàn tán mãi về cuộc tình duyên ghê
gớm của chúng ta không?”[58, tr. 383] đủ để ngƣời đọc có thể hình dung tƣởng ra
một cô gái mới học đòi lối sống lãng mạn lai căng, chạy theo thời thế một cách ngu muội. Cậu Phƣớc, con Giời con Phật của bà Phó Đoan chỉ đáp lại lời ngƣời khác bằng hai từ “em chã” mà tạo hình đƣợc đủ sự vòi vĩnh, nũng nịu, ngúng nguẩy của một đứa trẻ đƣợc o bế quá mức. Cụ cố Hồng chỉ nhai đi nhai lại mấy tiếng “Biết
rồi! Khổ lắm! Nói mãi” cũng đủ điểm tô một chân dung dốt nát nhƣng háo danh,
thích khoe mẽ. Qua lời nói, các nhân vật của Số đỏ phô bày đầy đủ những thói hƣ tật xấu của bản thân, làm nên nét tính cách đặc trƣng của bản thân.
Không chỉ thế, qua những đối thoại tƣởng chừng nhƣ vô hại, các nhân vật
của Số đỏ đã lật tẩy cả những bí mật đáng xấu hổ, những động cơ toan tính bẩn
thỉu của nhau. Ấy là trƣờng hợp cãi lộn giữa cụ lang Tỳ và lang Phế, trong khi các cụ mạt sát, chê bai nhau đã vô tình khui ra những bí mật đáng xấu hổ của hai vị lang băm: chữa bệnh làm ngƣời ta đọa thai, đánh mộng mắt đến lòi con ngƣơi, bốc hai thang thuốc mà bệnh nhân đã lăn đùng ra chết... Qua cơn đôi co gay cấn ấy, cái “áo gấm danh y” của hai vị lang băm đã tuột xuống để tôn lên cái tài giết bệnh nhân của họ.
Còn đây là cuộc đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ và sƣ cụ Tăng Phú khi gặp nhau ở nhà bà Phó Đoan:
“- Bẩm thế thì xin ngài giúp cho bần tăng... Nếu chùa của bần tăng mà đông
khách thì xin ngài cứ hưởng ba mươi phần trăm đúng! Chúng tôi buôn bán đứng đắn chứ không thèm giở những thói cạnh tranh bất chính như hội Phật giáo ạ. Nếu ngài cổ động cho báo, hoặc thiện nam tín nữ đến đông...
Xuân Tóc Đỏ nghĩ ngợi hồi lâu rồi phán:
- Cái việc tu hành của sư ông xem ra còn khuyết điểm cần phải cải cách...Nếu không thì, sẽ không hợp thời, mà không hợp thời thì ắt bi thải. Thời buổi tối tân này, Phật mà không biết tiến hóa theo văn minh thì cũng chết nhăn răng ra.
- Ấy bẩm chính thế đấy ạ. Nếu ngài đã học hỏi thạo đời như thế thì nên giúp bần tăng một tay... Thí dụ việc bà Phán đây với cậu Phước thì ngài tán thành vào cho bần tăng vẽ ra chuyện gì thì họ cũng phải gật cả!...
- Nhưng phải trả cho tôi mỗi việc năm mươi phần trăm. - Ấy ngài đừng tính đắt với Phật mà phải tội.
Xuân Tóc Đỏ đập tay xuống bàn mà rằng:
- Không thì tôi bỏ tiền ra, tôi chỉ mượn tiếng báo Gõ mõ thôi, tôi nhận hết mọi việc và để cho sư ông hưởng hai mươi phần trăm.
Sư ông lại xoa hai bàn tay:
- Ấy ngài chớ giả rẻ nhà chùa mà phải tội.”[58, tr. 352].
Không cần những miêu tả quá rƣờm rà, chỉ một mẩu đối thoại cũng đủ dựng lên chân dung một tên ma cà bông vô học, thạo đời và một kẻ chân tu ti tiện. Ở Xuân Tóc Đỏ, ngƣời đọc vẫn thấy bản chất dốt nát, lặp lại nhƣ con rối những từ ngữ về cải cách, tiến hóa, văn minh theo những gì hắn nghe và nhớ đƣợc nhƣng bên cạnh đó còn là một thằng lƣu manh tinh quái, biết chớp thời cơ để trục lợi. Còn vị tín đồ Phật giáo kia, rõ là sƣ “hổ mang”, hắn kinh doanh cả tín ngƣỡng thiêng liêng của dân tộc, cò kè bớt một thêm hai trong một cuộc giao thƣơng khốn nạn. Xét từ
góc độ văn hóa truyền thống, sự tha hóa của tín ngƣỡng và những ngƣời phụng sự tín ngƣỡng dân tộc bị bóc trần khiến ngƣời đọc sửng sốt, bàng hoàng, choáng váng.
Vũ Trọng Phụng đƣợc coi là “nhà hóa học của những tính cách”. Bởi qua những đối thoại con con, nhỏ lẻ, nhân vật hiện lên với tất cả các tính cách đa chiều. Nhìn nhận con ngƣời ở phƣơng diện một cá nhân và để nhân vật bộc lộ ý thức cá nhân thể hiện tính hiện đại trong cảm thức đô thị của nhà văn họ Vũ.