Tình huống phi lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 69 - 71)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.3. Tình huống phi lý

Tình huống phi lý là tình huống vi phạm logic hiện thực, vi phạm đời sống và các chuẩn mực của nó. Ngƣời đọc sẽ rất khó tin điều đó xảy ra trong thực tế

nhƣng nó vẫn xảy ra và hấp dẫn ngƣời đọc. Vì sao nhƣ thế? Bởi cái phi lý ấy đƣợc tồn tại trong một xã hội lố lăng, rởm hợm nên trở thành có lý.

Trong tiểu thuyết Số đỏ, tình huống phi lý xảy ra khá nhiều, liên hoàn thành một chuỗi làm nên sức hấp dẫn cho thiên truyện. Có thể thống kê một số tình huống phi lý nhƣ:

- Cảnh sát – ngƣời thừa hành và bảo vệ pháp luật - lại đau khổ vì dân ta văn minh mất rồi, không ai chịu đánh chửi nhau, không ai chịu phóng uế, đái bậy ra đƣờng... tức là không ai chịu phạm luật. Họ phải phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu trên giao. Họ có nguy cơ phải bỏ vợ vì tội làm cho nhà cửa sạch sẽ, dạy con ngoan không bao giờ vứt rác ra đƣờng (chƣơng II).

- Bà Phó Đoan tắm mà lại nhìn qua lỗ khóa xem bên ngoài Xuân Tóc Đỏ có “động tĩnh” gì không (chƣơng III).

- Ông TYPN sáng tạo ra đủ các kiểu mốt để cổ động cho phong trào giải phóng nữ quyền lại nổi cơn lôi đình, mắng vợ là “đồ đĩ” khi bà ta có ý định mặc các mốt đó (chƣơng V).

- Cụ cố tổ bị ốm nhƣng đám con cháu lại lo nhỡ thày thuốc sẽ chữa khỏi bệnh (chƣơng VI).

- Ông phán dây thép và nhân tình của vợ cùng tranh nhau mọc sừng (chƣơng X).

- Đám tang là chuyện buồn rầu lại trở thành ngày hội để ai ai cũng thấy hạnh phúc (chƣơng XV).

- Xuân Tóc Đỏ thua quần vợt, đã thế lại đứng trên bục diễn thuyết bằng những ngôn từ to tát, gọi quần chúng là “mi”, xƣng “ta”. Thế mà đám đông công lại sốt sắng tung hô: “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!” (chƣơng XX).

- Cụ cố Hồng không chỉ ƣớc ao đƣợc già mà còn muốn đƣợc ai đó đấm vào mặt cho đúng mốt “bố vợ phải đẩm” (chƣơng XX).

Trong những tình huống phi lý đã liệt kê ở trên thì tình huống tang gia mà lại hạnh phúc, nhà có ngƣời chết mà ai ai cũng sung sƣớng và vui vẻ cả là phi lý nhất.

Bởi nó là chuyện phi đạo đức, khó tha thứ, khó tin nhƣng nó vẫn xảy ra. Tang gia là mất mát, đau thƣơng nhƣng với gia đình cụ cố tổ thì tang gia lại đem lại hạnh phúc tột đỉnh, sung sƣớng tột cùng cho tất cả những ngƣời trong lẫn ngoài tang quyến. Qua câu chuyện một đám ma, nhà văn đi sâu vào vạch trần xã hội trƣởng giả thành thị với lối sống vì tiền, bất nhân, bất nghĩa.

Tạo lập những tình huống phi lý là sự phản ứng chống lại mọi sự canh tân của đô thị mà buổi đầu khó tránh khỏi lố lăng. Nhà văn một mặt muốn bóc trần cái xã hội đã suy đồi về đạo lí, nhân phẩm, một mặt muốn phanh phui cuộc đời nhƣ một trò hề. Ở đó, ngƣời vật lẫn lộn, xấu tốt trộn lẫn, hay dở cứ lộn tùng phèo... giống nhƣ thành thị Việt Nam buổi giao thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)