Giai đoạn từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 27 - 29)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.4. Giai đoạn từ 1986 đến nay

Năm 1986 là một mốc son của cả đất nƣớc. Đại hội VI của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc. Đây là Đại hội của thời kỳ mở cửa, thời kỳ đổi mới cho lịch sử dân tộc. Thế nhƣng, sau đổi mới, nền kinh tế thị trƣờng bộc lộ những mặt hạn chế, mặt trái của nó. Mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, mang màu sắc toan tính hơn là những giá trị tình cảm. Cuộc sống bon chen, vì đồng tiền manh áo đẩy con ngƣời ta vào những bi kịch, nhiều khi không tìm đƣợc lối thoát cho riêng mình.

Sau năm 1986,hiện thực đƣợc phản ánh trong văn học không chỉ là hiện thực cách mạng, các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng. Mà đó là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự, phức tạp đan dệt nên những mảnh nổi mảnh ngầm của cuộc sống. Đời sống đô thị là một hiện thực phong phú lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà văn.

Nhiều tác giả viết về đề tài đô thị nhƣ Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Chu Lai, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Phong Điệp, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Tiến Thụy, Kiều Bích Hậu, Nguyễn Trƣơng Quý, Thụy Anh, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Phấn...

Tiểu thuyết Phố của Chu Lai nói về cuộc sống của ngƣời Hà Nội giai đoạn

đầu Đổi mới. Bối cảnh của tác phẩm là đời sống của những cƣ dân sống trên con Lý

Nam Đế. Họ đều là những ngƣời lính mới chỉ bƣớc ra khỏi cuộc chiến hoặc chỉ quen làm việc và sống trong môi trƣờng quân ngũ. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn buộc họ phải làm quen với việc kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống. Qua đó, nhà văn gióng tiếng chuông cảnh tỉnh về khả năng đổ vỡ của những giá trị bền vững trƣớc cơn bão ngầm của cơ chế thị trƣờng, nếu mọi ngƣời không tỉnh táo đề phòng và có biện pháp chống đỡ.

Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà xuất bản lần đầu năm 1999 đã tạo ra

một cuộc tranh luận sôi nổi trên những diễn đàn văn học. Tác phẩm vẽ nên bức tranh cuộc sống đô thị bộn bề, nhộn nhịp, khẩn trƣơng. Ở đó mỗi nhân vật đều hòa nhịp nhanh chóng với tốc độ phát triển đến chóng mặt và phải cố gắng để chọn cho mình một con đƣờng lập thân, lập nghiệp.

Ngoài ra, có thể kể đến nhiều sáng tác khác nhƣ Tướng về hưu, Huyền thoại

phố phường, Không có vua của Nguyễn Huy Thiệp. Tự sự 265 ngày, SBC là săn bắt

chuột của Hồ Anh Thái. Của rơi, Khải huyền muộn Con giai phố cổ của Nguyễn Việt Hà. Cửa hiệu giặt là của Đỗ Bích Thúy, Tự nhiên như người Hà Nội, Dưới cột

đèn rót một ấm trà của Nguyễn Trƣơng Quý...

Cuộc sống đô thị là một vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt trong văn học từ năm 1986 đến nay. Đô thị chính là nơi chất chứa ánh sáng của nền văn minh, hiện đại cùng với ƣớc vọng đổi thay số phận của con ngƣời. Đồng thời, đô thị cũng là nơi thể hiện mặt trái của xã hội hiện đại, nơi con ngƣời dễ tha hóa, mất nhân tính, chạy theo vật chất, vô cảm, thờ ơ, lạc lõng giữa cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm thức đô thị trong tiểu thuyết số đỏ của vũ trọng phụng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)