7. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Vũ Xuân Tửu
Nhà văn Vũ Xuân Tửu sinh năm 1955, ông sinh ra tại Ninh Bình, nhưng vùng đất với những điệu hát then, với cây Đa Tân Trào, với những con người lương thiện nơi núi rừng Tuyên Quang lại là nơi ông gắn bó cuộc đời của mình. Chính vùng đất này đã nhiều lần xuất hiện trong các tác phẩm của ông. Vũ Xuân Tửu sinh ra trong một gia đình nông dân đông anh em, ông là con trai cả trong gia đình, bố là một thợ mộc chăm chỉ, khéo tay, mẹ ông là người ảnh
hưởng nhiều đến các sáng tác của ông, bà là một người rất hiền, bà luôn là người đầu tiên đọc các tác phẩm của con trai mình. Gia đình đã ảnh hưởng rất nhiều đến ông, tuổi thơ sống bên gia đình lại xuất thân từ gia đình nông dân nên: "Phải thừa nhận là Vũ Xuân Tửu rất hiểu văn hoá dân gian nói chung và
văn học dân gian nói riêng. Chính vì thế mà truyện của anh có một dấu ấn dân gian rõ nét. Anh biết đan xen vào tình tiết câu chuyện những câu ví, câu hò, vè, ca dao làm cho nó có sức lay động mạnh hơn, lung linh hơn (trong Người sông nước). Rồi cách diễn tả thời gian của tác giả trong Bí mật cuốn gia phả rất đặc biệt. Anh không cần dùng ngày, giờ, tháng, năm… mà chỉ cần mô tả bằng các loại giấy, màu mực. Cách "tả" mà không "chỉ" ấy, có tác dụng dẫn dụ người đọc"[7]. Vũ Xuân Tửu trước khi là một nhà văn ông còn là một chiến sĩ công
an, từ năm 1974 ông công tác trong ngành công an điạ phương và nghỉ hưu năm 2012. Công việc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến những sáng tác của ông, mỗi tác phẩm của ông đều mang dáng dấp một vụ án thật.
Qua những tác phẩm và sự tiếp xúc ngoài đời với nhà văn, có thể khẳng định rằng nhà văn Vũ Xuân Tửu là người luôn tận tụy, miệt mài, tỷ mẩn trong việc lưu giữ thông tin, luôn cặm cụi đi nhặt từng hạt vàng trong cuộc sống và có thể nói do đặc trưng nghề nghiệp mà ông rất cân thận, cận trọng trong khi viết, khi đánh máy tác phẩm của mình, ông cận thận đến mức "Vũ Xuân Tửu còn rất
cẩn thận trong việc viết bản thảo. anh nói, đã dùng máy tính từ rất lâu rồi, tương đối sớm ở tỉnh Tuyên Quang, nhưng bao giờ cũng viết bản thảo bằng tay. Có những tác phẩm anh viết tới bảy, tám lần bản thảo. Các con anh thương bố, muốn đánh máy hộ, nhưng anh nhất định không, mà giành tự mình làm việc đó".[7], "Vũ Xuân Tửu có một thói quen chọn giấy trắng, bút tốt mới viết. Không biết anh có phải là một người mê tín hay không, nhưng trước mỗi khi sáng tác, anh đều chọn ngày tốt, tắm rửa sạch sẽ trước khi đặt bút. Anh bảo: "Mỗi tác phẩm là một chuyến đi". Viết xong một tác phẩm, anh đều mang lên bàn thờ thắp hương và khi tác phẩm được xuất bản, anh thường làm lễ tạ." [7] Có thể thấy nhà văn luôn nâng niu, trân trọng đứa con tinh thần của mình, vì vậy, ông luôn quan niệm rằng "ngòi bút luôn hướng về dân", và "viết văn phải có văn".
Năm 2007, Vũ Xuân Tửu tham gia lớp Bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, khóa 1, do hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức. Vũ Xuân Tửu luôn trau dồi cho mình thêm nhiều kiến thức để viết văn hay hơn, tìm tòi được những đề tài mới lạ, đọc những tác phẩm của ông ta thấy mỗi tác phẩm đều có màu sắc riêng, không có tác phẩm nào giống nhau. Nên khi đọc các tác phẩm của ông luôn có một sức hút kỳ lạ.
Năm 2006, ông trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Sau nhiều năm miệt mài, cặm cụi học tập và cố gắng, Vũ Xuân Tửu vinh dự đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (2005-2006)