7. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Khái niệm nhân vật văn học
Trong giáo trình Lý luận văn học - Phương Lựu (chủ biên) có nhắc đến khái niệm về nhân vật trong văn học: "Nhân vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong các tác phẩm bằng phương pháp văn học" [31, tr.277].
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa nhân vật văn học: "Thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người,một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong thế giới nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là con vật, các loại cây, các sinh thể hoang đường được gắn những đặc điểm giống con người" [46, tr.1254].
Nhân vật văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc tính của con người. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khung hướng, một trường phái hoặc một dòng phong cách. Tô Hoài trong Ý thức phong cách đã nhấn mạnh: "Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác" [24, tr.62].
Như vậy có thể nói rằng, nhân vật là phương tiện quan trong để nhà văn phản ánh hiện thực. Nhà văn phản ánh, cắt nghĩa hiên thực cuộc sống thông qua việc miêu tả nhân vật hướng tới xây dựng hình tượng, cũng vì lẽ đó mà phản ánh hiện thực là một chức năng quan trong của nhân vật văn học.
Văn học phản ánh hiện thực thông qua việc xây dựng nên các nhân vật, các tính cách xã hội, bởi tính cách xã hội là kết tinh các mối quan hệ trong đời sống. Tính cách là cơ sở của hình tượng nhân vật, tính cách giúp người đọc cảm nhận nhân vật như một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, sinh động. Như vậy, nhân vật có một đặc trưng rất quan trọng, đó là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và quan niệm về chúng. Điều đặc biệt nữa ở nhân vật là, mỗi nhân vật có một tính cách điển hình, mỗi tính cách lại là kết tinh của một môi trường, nên nhân vật còn có một đặc điểm nữa là nhân vật như cầu nối dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật và cuộc sống hiện tại.
Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Nhân vật có thể có tên hoặc không tên. Là những con người được miêu tả đầy đặn về tiểu sử, về ngoại hình và tính cách. Cũng có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng vẫn có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật. Hoặc chỉ là cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ như nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Hoặc được dùng với cách ẩn dụ như một hiện tượng cụ thể là nhân dân như trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình L.tônxtoi, hay Việt Bắc Tố Hữu. Nhân vật trong tác phẩm văn học có khi không phải là con người, mà là thế giới loài vật nhưng mang những đặc điểm giống người như trong Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, hoặc trong những câu chuyện cổ tích về thế giới
loài vật. Cũng có khi nhân vật trong tác phẩm là cây cỏ, là những sinh thể hoang đường không có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Bởi vậy, nhân vật văn học dù có ở hình dạng nào đi nữa cũng chỉ là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học chính là một phương tiện để tác giả truyền đạt tư tưởng của mình.
Nhân vật trong văn học khác các nhân vật trong các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, hội họa. Nhân vật văn học luôn bộc lộ mình trong "hành động" và "quá trình". Luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra và những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp. Nhân vật văn học mang tính chất "hồi cố" bởi vì mỗi bước phát triền đều là đang nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho nó sâu thêm hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng nhưng không bao giờ bỏ quên hoặc rời xa chuẩn ban đầu.
Đối tượng của văn học là cuộc sống nhưng trong đó con người luôn đứng ở vị trí trung tâm. Tất cả những yếu tố góp phần lên sự phong phú của tác phẩm văn học như nhân vật, những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, thiên nhiên… Nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây
dựng nhân vật. Nhân vật là nơi tập trung hết thảy tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Đọc một tác phẩm, cái đọng lại cuối cùng và sâu sắc nhất trong lòng người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.
Tóm lại, nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng của văn học. Thông qua nhân vật ta thấy được hiện thực cuộc sống, thấy được những điều ý nghĩa, thấy được những cảm xúc tươi đẹp cũng như tư tưởng, tình cảm của nhà văn.