7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Vũ Xuân Tửu
Nhà văn Vũ Xuân Tửu đến với bạn đọc một cách từ tốn, không ồn ào. Có thể nói Vũ Xuân Tửu là nhà văn có sức viết bền bỉ và đầy đặn với 14 đầu sách vừa thơ, vừa truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết đã được ra mắt trong vòng 10 năm. Tầm phào, tập truyện, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998; Miếng trầu xanh, tập thơ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998; Cảnh giác với tệ nạn xã hội, câu chuyện pháp luật, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Đám cháy trên cánh rừng đầu nguồn, tập truyện thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000; Nxb
Văn hóa dân tộc đổi tên Chim họa mi bay đi, tái bản năm 2000; Rừng sáo, tập truyện thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002; Nửa tỉnh nửa quê, tiểu thuyết, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002; Yếm thắm, tập truyện, Nxb Văn nghệ,
thành phố Hồ Chí Minh, 2003; Bí mật cuốn gia phả, tập truyện, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Con chim lửa, tập truyện ngắn chọn lọc, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 2006; Chúa Bầu, tiểu thuyết, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006; Hình bóng đàn bà, tiểu thuyết cực ngắn, Nxb Văn nghệ, thành phố
Hồ Chí Minh, 2006; Mồ hôi của đá, tập truyện, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội,
2007; Chuyện ở bản Piát, tập truyện, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Chuyện trong làng ngoài xã, tiểu thuyết, Nxb thanh niên, Hà Nội, 2007; Tái bản 2012 đổi tên Chuyện làng; Chuyện anh thuyền chài Trần Văn Sông,
2011; Cửa đá, tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2011; Ngoài ra, còn có 25 cuốn sách in chung với các tác giả khác.
Vũ Xuân Tửu có thể sáng tác được ở tất cả các thể loại, nhưng thể loại thành công nhất của ông là văn xuôi, trong đó có truyện ngắn. Truyện của ông có cách nhập đề đơn giản, ngắn gọn, không chủ tâm tạo những gì gay cấn quá, nên dung dị như cuộc sống, nhưng phải viết đa tầng, nhiều nghĩa, mỗi nhân vật trong truyện đều toát lên một nét nhân văn sâu sắc, đậm vị đắng, nhân sinh của các tình sử. Truyện của ông gần với đời thường mà mang trong mình thông điệp về chân, thiện, mỹ, có nhiều chi tiết mới, đắt và gợi. Người đọc có thể vừa
đọc, vừa dừng lại nhâm nhi, ngẫm ngợi, thú vị từng khổ văn ngắn.
Truyện của Vũ Xuân Tửu luôn được các nhà phê bình đánh giá cao, chính vì thế ông đã đoạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân Đội (2005 -2006 ). Truyện của ông ngày càng đến gần với công chúng độc giả hơn và hiện nay, Vũ Xuân Tửu đang giữ được cái nguyên chất tinh khôi, các tác phẩm của ông sẽ ngày càng đi xa hơn, truyền tải được những thông điệp tốt đẹp, không chỉ đến độc giả, nền văn xuôi miền núi, văn xuôi, văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học của các nước khác.
Tiểu kết chương 1:
Dù mới chỉ xuất hiện chủ yếu từ sau Cách mạng tháng Tám, văn xuôi miền núi đã không những phát triển, đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Là một nhà văn người Kinh làm việc, sinh sống và gắn bó cả cuộc đời với mảnh đất Tuyên Quang, Vũ Xuân Tửu là một trong số không nhiều những nhà văn của lực lượng vũ trang tâm huyết và có nhiều thành công với mảng đề tài về cuộc sống của những con người miền núi. Nghiêm túc và khá khắt khe trong nghề viết, Vũ xuân Tửu đã trình làng nhiều tác phẩm có giá trị, nổi bật trong đó là truyện ngắn. Mỗi truyện của ông là mỗi cuộc đời, mỗi kiếp người, mỗi nỗi buồn vui của người miền núi mộc mạc và bình dị. Ông trở thành một gương mặt truyện ngắn khá xuất sắc của nền văn xuôi miền núi phía Bắc đương đại với một phong cách, cá tính riêng, không thể trộn lẫn.
Chương 2
ĐẶC SẮC NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ XUÂN TỬU