7. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Khái niệm cốt truyện
Trong giáo trình Lý luận văn học tập 2 nhóm tác giả biên soạn đã đưa ra khái niệm về cốt truyện: "Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch" [50, tr.56]. Có thể nói cốt truyện là nòng cốt, là "xương sống" của truyện, tồn tại với hai tính chất cơ bản: Một là tính liên tục hạn hữu trong trật tự thời gian, sự kiên này được đặt sau sự kiện trước và cứ thế đến kết thúc. Hai là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả và bộc lộ ý nghĩa. Trong công trình Bàn về tiểu thuyết (1992), Phạm Quỳnh xem tác phẩm
như một cơ thể sống, cốt truyện như bộ xương của cơ thể con người, xung quanh đó là sự bao bọc của các thành phần khác như da thịt, mạch máu, gân cơ… Đối với một tác phẩm tự sự, điều tạo nên diện mạo mỗi tiểu thuyết và truyện ngắn của nhà van là cốt truyện. Mỗi tác phẩm có cốt truyện riêng, phản ánh năng lực sáng tạo, vốn sống và kỹ xảo nghệ thuật của nhà văn. Cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn trình bày trong văn bản tự sự (và văn bản kịch) mà người đọc có thể kể lại. Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kỳ một hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác. Trong tác phẩm tự sự cốt truyện là cái khung đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững.
Trong chuyên luận: Truyện ngắn những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn
thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng xem cốt truyện như là "một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triền trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm" [53, tr.81].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Ba Hán cũng cho rằng "cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản và quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học" [16, tr.88].
Cốt truyện thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong tác phẩm như gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của mỗi nhân vật, bộc lộ xung đột của con người, tạo ra một ý nghĩa về mặt nhân sinh, tạo hấp dẫn cho tác phẩm.
Cốt truyện trong tác phẩm tự sự và kịch được chia làm hai loại: Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến cùng biến thể của nó. Như vậy khảo sát kiểu loại cốt truyện trong một tác phẩm văn học không chỉ thấy được sự đặc sắc và giá trị nghệ thuật của nó mà còn cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.
Truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu luôn có sức hấp dẫn người đọc, một phần quan trọng những làm nên thành công đó là do nhà văn đã xây dựng được cốt truyện gần gũi với đời sống hàng ngày, với các truyện cổ dân gian và sử dụng yếu tố kỳ ảo xen đời thực, chính điều đó đã đem lại cảm giác mới lạ cho người đọc.