Thực tiễn cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai giai đoạn 2013 2017​ (Trang 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.4. Thực tiễn cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý hoạt

động chuyn nhượng quyn s dng đất Lào Cai

Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ cho các hoạt động chuyển nhượng đất đai của tỉnh đang có sự đổi mới trong tư duy ở các địa phương trong tỉnh; bước đầu có một số cơ chế đặc thù của tỉnh thể hiện trong việc ban hành các văn bản Quy phạm pháp luật; mức độ hài lòng người dân và sự đồng thuận về mặt xã hội của tỉnh ngày càng chuyển biến tích cực;

Cụ thể:

Thực hiện Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội; Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 22/9/2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai năm 2011- 2015 và sau năm 2015 (gọi tắt là dự án tổng thể). Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thiết kế

kỹ thuật - Dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cho các huyện, thành phố. Đến nay dự án tổng thể về đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được triển khai tích cực và hiệu quả, tính đến ngày 31/12/2017 đã xây dựng 993 điểm địa chính, đo đạc, lập bản đồ địa chính được 139.051 Ha, cấp Giấy chứng nhận 101.110 giấy cho 717.594 thửa đất; xây dựng cơ sở dữ liệu 37 xã (trong đó 23 xã đã đưa vào khai thác sử dụng), cho 444.360 thửa đất. Đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ, đăng ký cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 23 xã, thị trấn thuộc huyện Văn Bàn; hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính cho 70/109 xã, phường, thị trấn [21].

Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn cụ thể như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp cho 118.345 tổ chức, hộ gia đình cá nhân với 90.261 ha, chiếm 95,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

- Đất lâm nghiệp: Đã giao 53.696 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, diện tích trên 366.932,7 ha, chiếm 89,8 % đất quy hoạch cho lâm nghiệp.

- Đất ở: Đã giao 172.241 hộ, diện tích trên 4.362,4 ha, chiếm 90% tổng số hộ gia đình [22], [23].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013- 2017.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

-Phạm vi không gian: Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai ( tại 03 phường điểm: Phường Lào Cai, phường Kim Tân, phường Bắc Cường)

-Phạm vi về nội dung: Công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, giai đoạn từ 01/01/2013 - đến hết 31/12/2017 (tại 03 phường điểm: Phường Lào Cai, phường Kim Tân, phường Bắc Cường).

2.1.3. Thi gian và địa đim nghiên cu

-Thời gian nghiên cứu: Tháng 01 năm 2018.

-Địa điểm nghiên cứu: 03 phường được chọn làm điểm điều tra trên địa bàn thành phố Lào Cai (Phường Lào Cai, phường Kim Tân, phường Bắc Cường).

2.2. Nội dung nghiên cứu

-Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại thành phố Lào Cai.

-Đánh giá kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 -2017.

-Đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thành phố Lào Cai giai đoạn 2013 - 2017 theo ý kiến của người dân và cán bộ quản lý (tại 03 phường được chọn làm điểm điều tra).

-Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu, tài liu th cp

-Điều tra, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phố Lào Cai.

-Điều tra số liệu về kết quả thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất tại Bộ phận Một cửa và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Lào Cai.

2.3.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Lựa chọn các phường đại diện cho các khu vực trên địa bàn để điều tra về tình hình thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và tình hình thực hiện công tác chuyển nhượng QSDĐ tại thành phố Lào Cai chia thành 03 khu vực để nghiên cứu, cụ thể:

Thành phố Lào Cai theo quá trình đô thị hoá chia thành 03 nhóm phường, xã: vùng dân cư có tốc độ đô thị hoá nhanh, phát triển mạnh; vùng dân cư tốc độ đô thị hoá phát triển trung bình và vùng dân cư truyền thống. Theo mục đích của đề tài, mỗi nhóm phường tôi chọn 01 phường để điều tra, cụ thể:

+ Phường Bắc Cường đại diện vùng dân cư có tốc độ đô thị hoá nhanh + Phường Kim Tân đại diện vùng dân cư tốc độ đô thị hóa trung bình + Phường Lào Cai đại diện vùng dân cư truyền thống

2.3.3. Phương pháp điu tra s liu sơ cp

Để thu thập số liệu, tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp trên địa bàn thành phố Lào Cai, để phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài tôi đã xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra phát cho người sử dụng đất, phát theo quy tắc ngẫu nhiên nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu và 01 mẫu phiếu xin ý kiến

nhóm cán bộ quản lý (bao gồm 10 phiếu xin ý kiến tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố (gồm cả lãnh đạo và cán bộ); 05 phiếu tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố (gồm cả lãnh đạo và cán bộ); 15 phiếu tại 03 phường (05 phiếu/phường) được chọn làm điểm điều tra. Trong đó điều tra 90 hộ gia đình, cá nhân tại 03 phường, mỗi phường với 30 phiếu điều tra; 30 phiếu xin ý kiến nhóm cán bộ quản lý tại địa phương về việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn được điều tra.

2.3.4. Phương pháp thng kê, tng hp x lý s liu

Trên cơ sở điều tra thực tế về tình hình và thực trạng thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là xã, phường, từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu.

2.3.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Tài nguyên - Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục thuế thành phố làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai trong thời gian tới.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai trên địa bàn thành phố Lào Cai

3.1.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lào Cai là thành phố biên giới, vùng cao, nằm hai bên bờ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 22025’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 103037’ đến 104022’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, huyện Hồng Hà, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (có đường biên giới là sông Hồng và sông Nậm Thi);

- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng; - Phía Tây giáp huyện Bát Xát và Sa Pa; - Phía Nam huyện Sa Pa.

Thành phố Lào Cai nằm cách thủ đô Hà Nội 296 km theo đường sắt và 340 km theo đường bộ (cũ) về phía Tây Bắc, cách 255 km theo đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và cách khu du lịch thị trấn Sa Pa 35 km và cách thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc khoảng 500 km.

Trên địa bàn thành phố có tuyến giao thông đường bộ như QL4D, QL4E, QL70; đường sắt liên vận Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) và giao thông đường thuỷ như sông Hồng, sông Nậm Thi...và hệ thống giao thông tỉnh lộ chạy qua; có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc. Đặc biệt tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đã thông tuyến thúc đẩy giao lưu hàng hóa và phát triển du lịch cho thành phố.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lào Cai thuộc vùng địa hình thấp của tỉnh Lào Cai, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng, được tạo bởi dãy núi Con Voi và dãy

Hoàng Liên Sơn. Địa hình dốc dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt nhỏ bởi các sông suối, khe tụ thủy, đồi núi… Ranh giới thành phố nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, xung quanh có các dãy đồi núi bao bọc.

Phần địa hình đồi núi chiếm 60% diện tích của thành phố, tập trung chủ yếu ở các xã Tả Phời và Hợp Thành, một phần ở xã Vạn Hòa và Đồng Tuyển; địa hình có độ dốc trung bình khoảng 120, nơi có độ dốc nhất từ 180 - 240; độ cao trung bình từ 80m - 100m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất có độ cao 1.260m nằm ở phía Tây Nam của thành phố.

Phần địa hình thấp nằm ở ven sông Hồng và giữa các quả đồi, chủ yếu ở khu vực các phường nội thành và các xã ngoại thành như Cam Đường và một phần xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển; độ dốc trung bình từ 60- 90, độ cao trung bình từ 75m - 80m so với mực nước biển.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Lào Cai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi; mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,80C và 1.577 giờ nắng, lượng mưa trung bình năm 1.792 mm, độ ẩm không khí trung bình hàng năm tương đối cao (khoảng 84,5%) nên thường gây ra hiện tượng sương mù (chủ yếu ở các thôn vùng cao thuộc xã Tả Phời và Hợp Thành). Sự phân hóa về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn thành phố không lớn. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 160C, biên độ dao động nhiệt năm là 110C.

Thành phố Lào Cai chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với 2 hướng gió chính là gió Đông Nam và Nam. Do nằm sâu trong lục địa nên không có bão lớn, nhưng thành phố vẫn chịu ảnh hưởng của các cơn bão đổ bộ vào vùng đồng bằng Bắc Bộ và kèm theo mưa to, tạo dòng chảy mạnh của các con sông lớn, làm tăng các hiện tượng xâm thực bào mòn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, du lịch và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 sông chính, đó là sông Hồng và sông Nậm Thi, đều được bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc.

Sông Nậm Thi chảy qua địa bàn thành phố dài 2 km, bề rộng đoạn hạ lưu là 120 m, tốc độ dòng chảy chậm nên có thể phát triển giao thông đường thuỷ tuyến ngắn.

Sông Hồng chảy qua địa bàn thành phố khoảng 15 km với chiều rộng trung bình khoảng 185m đến 210m và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đã chia cắt thành phố thành 2 khu vực. Lưu lượng nước sông Hồng tại Lào Cai bình quân 530m3/s, độ đục trung bình là 2.730g/m3, mực nước thấp nhất là 74,25m và cao nhất là 86,85m. Sông Hồng có lòng sông rộng và dốc nên đã tạo thành dòng chảy xiết, gây sói lở hai bên bờ sông. Sông Hồng có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế không chỉ riêng cho thành phố mà cho cả tỉnh Lào Cai như giao thông đường thuỷ, xây dựng trạm thuỷ điện, giao lưu khu vực trong và ngoài nước, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch...

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Sản xuất Nông - lâm nghiệp

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được quan tâm, đặc biệt là chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và sản xuất tăng vụ, đầu tư cho nông thôn tiếp tục được quan tâm và có chuyển biến tích cực; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 7.902 tấn, bằng 101,3% KH tỉnh giao và đạt 100,2% KH của thành phố; sản xuất thâm canh tăng vụ 590 ha, đạt 103,5% KH tỉnh giao và đạt 100% KH của thành phố; sản xuất rau an toàn đạt 116 ha, bằng 119,6% KH tỉnh giao và đạt 100% KH thành phố, trong đó chuyển đổi mới 31 ha bằng 258% KH tỉnh giao và đạt 100% KH của thành phố; hoàn

thành trồng mới 15ha chè tuyết san tại xã Hợp Thành và Tả Phời, đạt 150% KH tỉnh giao. Ngoài ra trên địa bàn thành phố bắt đầu triển khai sản xuất rau an toàn, rau công nghệ cao. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi truồng thủy sản ước đạt 124 triệu đồng.

b. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả, từng bước hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng, sắp xếp các cơ sở vào hoạt động ổn định ở các cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới, Sơn Mãn; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tổ chức kiểm tra, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn. Đã giải quyết trên 1.000 lao động, tổng giá trị sản xuất TTCN đạt 697 tỷ đồng.

c. Thương mại - dịch vụ

Các hoạt động quản lý thương mại được thành phố quan tâm chỉ đạo, đảm bảo cung ứng đủ các loại hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tập trung chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm soát bình ổn thị trường, ngăn chặn, xử lý buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn. Thông qua các Hội chợ được tổ chức trên địa bàn thành phố và Hội chợ thương mại Quốc tế Trung - Việt năm 2017, đặc biệt là việc tổ chức Lễ hội Đền Thượng và đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã tạo điều kiện để các cở sở thương mại - dịch vụ quảng bá, phát triển kinh doanh. Năm 2017 lượng khách du lịch đến thành phố tăng mạnh đạt 1,8 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 1.900 tỷ đồng.

3.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở, hạ tầng

a. Giao thông:

- Giao thông quốc lộ có 04 tuyến đi qua thành phố, gồm quốc lộ 70 (dài 5,95km); quốc lộ 4E (Trần Hưng Đạo) đoạn từ ngã 6 đến giáp Bảo Thắng dài 13,51km; quốc lộ 4D (đoạn đường Nguyễn Huệ, cầu Cốc Lếu, đường Hoàng

Liên, đường đi Sa Pa) từ ngã tư cầu chui đến hết địa phận xã Đồng Tuyển dài 6,50km; đường cao tốc Hà Nội Lào Cai phần chạy qua địa bàn thành phố 18,84km (từ xã Cam Đường đến cửa khẩu Kim Thành).

- Giao thông tỉnh lộcó 03 tuyến, gồm tỉnh lộ 157 dài 6,3 km, tỉnh lộ 156 dài 5,2 km và đường D2 (Quốc lộ 4E cũ) dài 11,40 km.

- Giao thông nội thị gồm 209 tuyến có tổng chiều dài 140,396 km; trong đó đường nhựa và bê tông xi măng là 121,107 km; cấp phố là 18,029 km; đường đất là 1,260 km. Mật độ đường nội thị khoảng 2,9 km/km2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố lào cai, tỉnh lào cai giai đoạn 2013 2017​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)