4. Những đóng góp mới của luận văn
3.5.5. Giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững
Đối với lao động nông nghiệp việc chuyển đổi ngành nghề sau khi thu hồi đất là một khó khăn lớn nên các cấp chính quyền cũng như bản thân các hộ gia đình có đất ắp bị thu hồi cần chủ động hướng chuyển đổi ngành nghề cho lao động trong gia đình. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như sau:
- Về việc tổ chức đào tạo và hướng nghiệp cho lao động:
+ UBND xã, phường, thị xã chủ động liên kết với các trung tâm dạy nghề nhằm tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề nhất là đối với thanh niên - lao động ở độ tuổi 15 đến 25 nhằm chuẩn bị cho họ các điều kiện về tay nghề để chuyển đổi ngành nghề. Thực hiện việc đào tạo lại đối với những lao động tuổi cao những vẫn có khả năng chuyển đổi.
+ UBND xã, phường, thị xã cần có sự hỗ trợ kịp thời về vốn cho các hộ dân (thông qua các kênh vốn như hội phụ nữ, hội nông dân…) và kỹ thuật để phát triển chăn nuôi.
+ Đối với mỗi hộ gia đình có lao động trẻ cũng như lực lượng lao động còn khả năng chuyển đổi ngành nghề cần chủ động đầu tư, nâng cao trình độ cho con em.
+ Mỗi địa phương cần lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ dân có đất bị thu hồi. Ngoài ra cũng cần thiết phải có quỹ trợ cấp thất nghiệp đối với các lao động bị thất nghiệp do ruộng đất bị thu hồi.
- UBND các cấp cũng cần quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng đất thu hồi. Các doanh nghiệp cần có các chính sách ưu tiên cho con em có đất bị thu hồi vào làm việc, cũng như thông tin rộng rãi về việc tuyển dụng lao động đến từng hộ gia đình.
- Đối với những hộ dân còn tham gia sản xuất nông nghiệp, UBND thị xã, xã, phường cần quán triệt việc thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm dần diện tích trồng cây lúa có năng suất thấp thay bằng diện tích trồng rau, hoa, cây cảnh… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cư dân thành phố. Bên cạnh đó cần khuyến khích các lao động nông nghiệp kiêm thêm các ngành nghề dịch vụ nhằm đa dạng hóa ngành sản xuất cũng như tạo điều kiện chuyển đổi ngành nghề sau này.
- UBND xã, phường tại thị xã cần tạo điều kiện nhằm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các dự án sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh cũng như tận dụng thu hút lao động tại chỗ.
- Có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận người lao động bị thu hồi đất sau khi đã được đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động Qua điều tra thực tế thì vấn đề xuất khẩu lao động trên địa bàn thị xã là một thế mạnh về việc giải quyết việc làm cho các lao động sau khi thu hồi đất, để phát huy có hiệu quả hơn nữa của công tác xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho các lao động thì cần lưu ý ở các điểm sau:
+ Về phía ban chỉ đạo XKLĐ và các đơn vị được phép XKLĐ
Kết nối hệ thống thông tin thị trường lao động từ Trung tâm giới thiệu việc làm đến các xã, thị trấn.
Cần tăng cường và mở rộng thị trường lao động bằng hình thức tham quan, học tập, du lịch ở nước ngoài thong qua đại sứ quán các nước, chuyên gia giới thiệu những nước có nhu cầu và thị trường lao động để đàm phán trực tiếp và ký kết hợp đồng XKLĐ
Phòng Lao động thương binh xã hội thị xã cần đôn đốc, kiểm tra chặt chẽ các đơn vị XKLĐ trực tiếp và dịch vụ XKLĐ để thực hiện tốt công tác XKLĐ, thanh tra, kiểm tra XKLĐ tại các xã, thị trấn, tránh tình trạng lừa đảo xảy ra đối với các lao động, tiền thì mất mà việc làm không có.
+ Về phía người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đi XKLĐ Trước khi đi làm việc người lao động phải được đào tạo về ngoại ngữ để có thể tự trao đổi với người nước ngoài về công việc của mình và người lao động cũng cần được đào tạo về tay nghề.
Người lao động cũng cần nâng cao nhận thức của mình về tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật để giao tiếp và ứng xử có văn hóa.
Chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động với nước ngoài.