Đánh giá của các hộ về tác động của môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp điềm thụy tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 90)

Chỉ tiêu

Ảnh hưởng xấu Không

ảnh hưởng Ảnh hưởng tốt Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Nguồn nước 92 76,67 28 23,33 0 0 Rác thải 36 30,00 84 70,00 0 0 Khói bụi 102 85,00 18 15,00 0 0 Mùi khó chịu 46 38,33 74 61,67 0 0

Trên thực tế ở phường có rất nhiều dự án tại Khu công nghiệp Điềm Thụy đã được tiến hành trong giai đoạn vừa qua. Kết quả điều tra cho thấy tình hình ô nhiễm nguồn nước, tình trạng rác thải....sau thu hồi đất tại khu vực cũng không đáng lo ngại, tuy nhiên có đến 102 số hộ phản ánh tình trạng khói bụi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt thời gian gần đây do các công trình đang trong giai đoạn thi công cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi là điều khó tránh khỏi.

Có đến 76,67% ý kiến cho rằng nguồn nước ảnh hưởng đến người dân, gần đây nhất trang trại gia súc, gia cầm thực hiện giết mổ trực tiếp xả nước thải, phân…ảnh hưởng đến đời sống người dân. Việc phát triển các KCN, trang trại làm ô nhiễm môi trường phải có biện pháp khắc phục.

3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Bảng 3.9: Phân tích SWOT về ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp

Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Tích cực Tiêu cực

S1: Vị trí địa lý của thị xã rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ. Đất đai màu mỡ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

S2: Tình hình kinh tế xã hội của địa phương ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện hơn. S3: Nguồn lao động dồi dào, thay

W1: Trình độ của lao động còn thấp, tuổi lao động cao không thích hợp cho việc chuyển đổi nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Lao động được chuyển vào KCN ít.

W2:Hệ thống cơ sở vật chất của xã chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.

đổi theo chiều hướng tích cực khi có thu hồi đất.

S4: Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, đặc biệt là đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc có tác động tích cực đến sinh kế của người dân.

W3 : Địa phương mới chỉ có hỗ trợ bằng tiền mà chưa có chính sách đào tạo nghề cụ thể dẫn đến việc người dân sử dựng tiền hỗ trợ đó vào những việc khác.

W4: Ngành nghề trong các hộ sau khi bị thu hồi đất phát triển hoàn toàn mang tính tự phát tuy đã tạo việc làm và thu nhập nhưng có những nghề nghiệp tạo sinh kế không bền vững. W5: Việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân chưa mang tính tích cực, chưa sử dụng và đầu tư việc làm mới.

Cơ hội Thách thức

O1: Khi các KCN được hoàn thiện sẽ có cơ hội cho con em trong vùng làm việc ở KCN. Các nhà máy trong KCN tuyển dụng công nhân với chế độ con em trong vùng.

O2: Phát triển buôn bán, cho tuê nhà trọ và các dịch vụ địa phương cũng như vị trí thuận lợi gần KCN.

O3: Các hộ dân có thêm nguồn vốn cho sản xuất - kinh doanh từ tiền đền bù.

T1: Hệ thống kênh mương bị phá vỡ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

T2: Đất đai khan hiếm nhưng sản xuất nông nghiệp lại bị thu hẹp nếu tiếp tục sẽ gây nguy cơ thiếu lương thực.

T3: Lao động ở tuổi cao khó chuyển đổi nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp khó xin việc dẫn đến nguy cơ thất nghiệp.

3.4. Quan điểm, mục tiêu trợ giúp đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Quan điểm

Tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí đô thị, nhất là sau đền bù đất, tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 5-NQ/TU ngày 8/8/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng thị xã Phổ Yên trở thành đô thị loại III vào năm 2020. Tập trung nguồn lực để xây dựng, tu bổ, nâng cấp hạ tầng trường, lớp, trạm y tế một số xã, phường trên địa bàn.

Thực hiện tốt chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, theo hướng ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ nhà máy Sam sung.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân sau thu hồi đất, tập trung tuyên truyền người dân tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn lực sinh kế có hiệu quả;

Thực hiện công khai, minh bạch các chương trình, dự án và các nguồn vốn đầu tư để người dân biết và cùng tham gia thực hiện;

Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt các hộ sau thu hồi đất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng trường hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, vệ sinh thực phẩm để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm như Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu công nghiệp Yên Bình giai đoạn 2, khu công nghiệp Điềm Thụy, khu đô thị

Nam Thái, các khu tái định cư. Đồng thời giải quyết một số mặt bằng còn vướng mắc. Giải phóng mặt bằng các dự án mới khi được chấp thuận đầu tư.

Tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã Phổ Yên giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt sản phẩm công nghệ cao, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa.

3.4.2. Mục tiêu

Chú trọng đến công tác đào tạo nghề và xây dựng các mô hình kinh tế tại địa bàn, nhằm tạo cơ sở cho người dân làm công việc chuyển đổi từ lao động trong nông nghiệp thành lao động ngoài nông nghiệp;

Cần thành lập các địa điểm kinh doanh và mở các lớp đào tạo ngắn hạn về hoạt động kinh doanh giúp các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận các hình thức kinh doanh, qua đó các hộ sử dụng nguồn tiền nhận được từ đền bù đất bị thu hồi

Thực hiện các dự án theo đúng tiến độ, xây dựng hạ tầng tốt để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đáp ứng các dịch vụ công cộng, quan tâm đến tiện ích công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng hàng ngày, vui chơi giải trí, thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt các dịch vụ dạy nghề, đào tạo nghề, dịch vụ trợ giúp và tư vấn pháp luật nhằm tăng sự hài lòng của các hộ sau thu hồi đất.

3.5. Một số giải pháp nhằm trợ giúp đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp Điềm Thụy tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.5.1. Giải pháp về nguồn lực tài chính

- Với khoản tiền đền bù, chính quyền địa phương nên chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù đúng cách: có thể sử dụng để sửa chữa nhà cửa, học nghề, mua sắm phương tiện làm việc …

- Tăng thu nhập cho hộ dân bằng việc phát triển ngành nghề, đa dạng ngành nghề…

- Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong KCN với hộ nông dân bằng cách doanh nghiệp ưu tiên con em của hộ gia đình mất đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp đó thay việc đền bù toàn bộ bằng tiền. Như vây hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.

3.5.2. Giải pháp về đào tạo nghề cho người tái định cư

Như đã phân tích ở các phần trước, vấn đề đào tạo nghề cho người tái định cư có nhiều khó khăn từ cả hai phía: nhà (trường) đào tạo và người được đào tạo. Tuy nhiên nếu không được đào tạo nghề mới thì người tái định cư khó có cơ hội tìm một việc làm mới. Việc để người dân tự chuyển đổi ngành nghề chỉ có thể giải quyết cho một bộ phận nhỏ, việc chuyển đổi việc làm này mang tính tạm bợ. Giải pháp cho vay tiền để đi học nghề cũng không hiệu quả nếu không đi kèm việc định hướng nhu cầu thị trường và giới thiệu việc làm. Đây là một quy trình tương đối lâu dài về mặt thời gian và phải được tổ chức thực hiện, kèm cặp người lao động từng bước.

Sau đây là một số kiến nghị về một số giải pháp cụ thể nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân tái định cư như sau:

Thứ nhất, cần thành lập một Tổ chuyên trách trực thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã làm đầu mối thực hiện các chức năng như: Tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về việc làm cho người dân tái định cư. Giải thích về những hỗ trợ của Nhà nước mà họ sẽ được hưởng từ Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất. Liên hệ với các Trường dạy nghề để giới thiệu người tái định cư đến học. Phối hợp với các đơn vị có chuyên môn để tổ chức các khóa học về kỹ năng làm việc.

Thứ hai, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người dân tái định cư: Ủy ban nhân dân phường Hương Sơn, nơi có người tái định cư đang sinh sống lập danh sách những người thuộc diện tái định cư trên địa bàn mình quản lý (bao gồm cả những người tái định cư theo chương trình và những người tái định cư tự do) hiện vẫn chưa có việc làm đang có nhu cầu tìm việc hoặc đã chuyển đổi sang việc làm mới những không thỏa mãn.

Thứ ba, tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của các đối tượng cụ thể trên mà áp dụng các chính sách Nhà nước để giải quyết hợp lý:

+ Đối với những người cần cung cấp thông tin về thị trường lao động, giới thiệu việc làm: hướng dẫn họ tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng để họ tiếp cận với thị trường lao động, thông tin cho họ các cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất tại địa phương nơi họ sẽ đến.

+ Đối với những người có nhu cầu đào tạo nghề: giới thiệu đến học tại các Trường dạy nghề ngắn hạn hoặc dài hạn trên địa bàn …có uy tín (nơi thuận tiện cho việc đi lại của người tái định cư); các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… nơi có đào tạo nghề gắn với làm việc để họ đến học và làm việc.

+ Đối với những người có nhu cầu nâng cao kỹ năng hoặc muốn tự mình kinh doanh: huấn luyện những kỹ năng làm việc và kinh doanh (pháp luật về kinh doanh, tổ chức việc làm…), hướng dẫn các thủ tục vay vốn.

Tăng cường kinh phí hỗ trợ cho việc đào tạo nghề cho người tái định cư, tăng cường vốn cho vay để học nghề dài hạn, đặc biệt với đối tượng thanh niên. Gắn việc dạy nghề với việc giới thiệu việc làm.

3.5.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất xã hội tại các khu vực tái định cư định cư

Khảo sát cho thấy, cơ sở hạ tầng ở khu vực đều rất tốt, đường sá sạch đẹp, điện nước ổn định,… tuy nhiên vấn đề đặt ra là những con đường giao thông trực tiếp dẫn đến nơi này lại là những con đường khá lầy lội và

không đảm bảo an toàn, hơn nữa, một số nơi tái định cư chưa đáp ứng đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ đời sống văn hoá, xã hội của người dân. Vì thế, đề tài kiến nghị Ban quản lý các dự án phát triển cũng như các cơ quan hữu trách cần:

Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng trong khu vực tái định cư đồng thời quan tâm đến cả những yếu tố như các tuyến đường giao thông dẫn đến khu vực tái định cư. Đây có thể là công việc mà Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Phải chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất xã hội cho người dân tại khu tái định cư về: chợ, trường học với đủ các cấp học, các trung tâm sinh hoạt văn hoá tôn giáo, đường dây điện thoại hay trạm xe buýt,… để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sống ổn định tại đây.

3.5.4. Giải pháp liên quan đến công tác đền bù và bồi thường thiệt hại

- Cấp lại diện tích mới để ổn định sản xuất.

- Thống kê thiệt hại để đền bù diện tích hoa màu theo quy định của bộ tài chính.

Đối với người bị thu hồi đất thì vấn đề họ quan tâm nhất không phải là việc làm mà là tiền đền bù có thỏa đáng hay không. Đặc biệt đối với những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì điều này càng được quan tâm hơn do đất nông nghiệp là đất có chi phí đền bù khá thấp, trong khi muốn chuyển đổi ngành nghề mới thì cần một khoản chi phí cao hơn nhiều. Do đó vấn đề tiền đền bù thường gây ra bức xúc cho người dân.

- UBND tỉnh, thị xã cần kiểm tra, khảo sát vị trí đất đai cũng như tham khảo giá đất trên thị trường để từ đó đưa ra khung giá đất đền bù hợp lý.

- UBND xã chịu trách nhiệm thực hiện việc đền bù cần công khai bảng giá đất đến từng hộ nông dân trong diện thu hồi, qua đó cần tiếp thu ý kiến cũng như những thắc mắc của người dân liên quan đến việc đền bù. Đồng thời quá trình đền bù phải nhanh chóng, rõ ràng không để xảy ra tình trạng “treo” tiền đền bù của người dân.

- UBND xã cần tiếp cận những hộ dân có đất bị thu hồi đã nhận tiền đền bù nhằm hướng dẫn họ sử dụng tiền đền bù một cách chính đáng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng tiêu xài hoang phí dẫn đến kết quả tiền thì hết mà việc làm thì chưa có.

- Đối với mỗi hộ gia đình khi có tiền đền bù cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý số tiền nhận được, nhằm tận dụng triệt để mục đích của tiền đền bù là hỗ trợ, tìm kiếm việc làm ổn định cuộc sống cho người lao động.

3.5.5. Giải pháp giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững

Đối với lao động nông nghiệp việc chuyển đổi ngành nghề sau khi thu hồi đất là một khó khăn lớn nên các cấp chính quyền cũng như bản thân các hộ gia đình có đất ắp bị thu hồi cần chủ động hướng chuyển đổi ngành nghề cho lao động trong gia đình. Tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động như sau:

- Về việc tổ chức đào tạo và hướng nghiệp cho lao động:

+ UBND xã, phường, thị xã chủ động liên kết với các trung tâm dạy nghề nhằm tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghề nhất là đối với thanh niên - lao động ở độ tuổi 15 đến 25 nhằm chuẩn bị cho họ các điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi đất để xây dựng dự án khu công nghiệp điềm thụy tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)