Ngƣời đầu tiên đƣa ra các phƣơng pháp phẫu thuật giảm áp là Kocher vào năm 1901 [46]. Năm 1905, Cushing đã nêu vấn đề dùng phẫu thuật mở sọ giảm áp để làm giảm bớt áp lực gây ra do khối u trong sọ. Kể từ đó phẫu thuật
mở sọ giảm áp đã đƣợc coi nhƣ một phƣơng pháp điều trị tối ƣu cho các trƣờng hợp tăng ALNS không kiểm soát đƣợc bằng điều trị nội khoa [29]. Năm 1968, Greenwood đã sử dụng đƣợc phƣơng pháp phẫu thuật này đối với những trƣờng hợp phù não nặng, tăng áp lực nội sọ trên lều tiểu não do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kết quả tỉ lệ tử vong < 50% [29]. Từ 1977 - 1997, Waltraud Kleist và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu 57 bệnh nhân phù não do chấn thƣơng điều trị bằng phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp, tỉ lệ tử vong là 19% [58]. Jourdan (1993), trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng với áp lực trong sọ ban đầu từ 25 - 60mmHg thì khi bỏ mảnh xƣơng sọ, áp lực trong sọ sẽ giảm 15% và giảm 70% khi màng cứng đƣợc mở. Kết quả là áp lực trong sọ sẽ bình thƣờng sau phẫu thuật [40]. Yoo. D.S (1999) tiến hành mở sọ giảm áp hai bên đối với 2 bệnh nhân thiếu máu do tai biến mạch máu não với áp lực trong sọ ban đầu là 54,8mmHg, sau phẫu thuật áp lực trong sọ giảm còn 10,2 mmHg và 4,4 mmHg [61]. Yamkami I (1993), nghiên cứu lƣu lƣợng dòng máu não trƣớc và sau phẫu thuật mở sọ giảm áp đối với bệnh nhân CTSN nặng thấy rằng lƣu lƣợng dòng máu não lên vùng giảm áp sẽ đƣợc cải thiện ở 24 giờ đầu sau phẫu thuật và nó tăng nhanh trong vòng một tuần đầu, rồi giảm dần và biến mất sau phẫu thuật một tháng [18]. Elke Munch và cộng sự (2000) đã báo cáo kết quả 49 bệnh nhân chấn thƣơng sọ não nặng đƣợc điều trị bằng phẫu thuật mổ sọ giảm áp [18].
Tại Việt Nam, việc gặm sọ rộng, mở màng cứng đã đƣợc đề cập và thực hiện tại các bệnh viện lớn nhƣ bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Việt Đức. Nguyễn Hữu Minh (2000) báo cáo đề tài phẫu thuật mở nắp sọ giảm áp do chấn thƣơng sọ não có điểm Glassgow < 9, tỉ lệ tử vong 42,5% [23]. Trong 2 năm 1999 - 2000, Lê Văn Cƣ và cộng sự đã nghiên cứu điều trị MTDMC bằng phẫu thuật mở rộng sọ giảm áp và tái tạo màng cứng thích hợp tại bệnh viện tỉnh Bình Dƣơng, kết quả rất khả quan, hạn chế đƣợc di chứng nặng nề, tỉ lệ tử vong 23,27% [4].
Tuy nhiên ngiên cứu về thời điểm mổ còn nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau theo Seelig và cộng sự mổ càng sớm càng cải thiện kết quả. Wilberger và cộng sự cho rằng không làm thay đổi kết quả. Ngƣợc lại Kotwica và Bezenzinski, Stone và cộng sự nhận thấy mổ sớm không có lợi [29], [30], [31]. Theo Trần Duy Hƣng và cộng sự năm 1998, nghiên cứu của Lê Ngọc Dũng năm 2007 có kết luận thời điểm mổ càng về sau cho kết quả càng tốt hơn [5], [9].
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU